
Sỏi tiết niệu là những khối rắn xuất hiện trên đường bài xuất nước tiểu. Đa số những viên sỏi này được hình thành tại thận, sau đó di chuyển theo dòng chảy nước tiểu đến các vị trí khác trên đường tiết niệu như niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Trong đó, sỏi thận chiếm tỷ lệ lớn nhất tới 40%.
Theo các bác sĩ, việc sử dụng các loại thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, có thể làm mất các triệu chứng của bệnh tiết niệu. Người bệnh nhầm tưởng đã khỏi bệnh, trong khi đó bệnh vẫn tồn tại, làm thận ngày càng bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng. Lâu dần, người bệnh sẽ có những dấu hiệu suy thận hoặc các biến chứng của sỏi tiết niệu. Lúc này, bệnh nhân mới đến khám, bệnh đã quá nặng, điều trị khó khăn.
Ở giai đoạn sớm, sỏi thận thường không gây khó chịu, hoặc một số trường hợp có triệu chứng đau lưng, sốt, tiểu lắt nhắt. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, tình trạng này sẽ gây ra ứ nước, ứ mủ thận gây giãn đài bể thận, suy thận lâu ngày dẫn đến suy giảm chức năng của thận.
Theo bác sĩ Thành, người bệnh bị sỏi thận cần đi khám để biết mức độ, kích thước, vị trí của sỏi và bệnh có khả năng gây biến chứng hay không. Trường hợp sỏi nhỏ, bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc phù hợp làm giãn cơ niệu quản, đẩy sỏi ra. Nếu sỏi không tự đào thải ra ngoài bằng đường tiểu, có thể chỉ định tán sỏi.
Nếu muốn điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ. "Việc sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc, kèm theo việc bảo quản, sao tẩm thuốc có thể chứa nhiều hóa chất độc hại khiến tình trạng suy thận thêm nặng nề", bác sĩ Thành khuyên.
Để phòng bệnh sỏi thận, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Để bảo vệ thận, cần lưu ý tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, đủ chất, tăng cường nhiều rau xanh, hoa quả tươi và giảm muối. Đặc biệt lưu ý uống đủ nước để giúp cho thận hoạt động tốt.
Theo ông Phan Văn Mãi, kết quả thực hiện Đề án 06 sẽ là nền tảng hỗ trợ cho việc chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số. Năm 2024, TP.HCM xác định chủ đề là “Triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số và Nghị quyết 98 của Quốc hội”.
Vì vậy, Chủ tịch TP.HCM yêu cầu các đơn vị chủ trì chương trình chuyển đổi số cần gắn với Đề án 06, bám sát chỉ đạo của Trung ương để đạt được mục tiêu mà thành phố đề ra.
Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng yêu cầu các đơn vị, sở, ngành tổng hợp, rà soát tình hình để thành phố sớm ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong năm 2024.
“Phải tập trung đánh giá hiện trạng, lên kế hoạch đầu tư hạ tầng cho chuyển đổi số gắn với Đề án 06”, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, phải số hóa việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung kết nối với dữ liệu quốc gia; cần phát huy dữ liệu của Đề án 06, làm sạch, làm giàu, làm sống dữ liệu gắn với an ninh, an toàn.
Trên nền tảng của Đề án 06, ông Phan Văn Mãi cho rằng, cần tiến tới vận hành ứng dụng dùng chung thống nhất với các ứng dụng khác.
Để chương trình chuyển đổi số đạt hiệu quả thiết thực, theo Chủ tịch TP.HCM, cần tập trung cho nền tảng thủ tục hành chính, đặt lên hàng đầu khâu đào tạo nguồn nhân lực. “Phấn đấu đến cuối năm 2025, các hoạt động của thành phố phải diễn ra trên nền tảng số”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Phan Văn Mãi cho rằng, chuyển đổi số phải đồng bộ với phát triển chính quyền số, xã hội số, tiến tới xây dựng TP.HCM trở thành thành phố thông minh.
Đề án 06 vẫn còn nhiều vướng mắc
Trước đó, báo cáo sơ kết Đề án 06, Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TP.HCM cho rằng, qua 2 năm triển khai đề án đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống chính trị, từ đó thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Theo Thiếu tướng Trần Đức Tài, Công an TP.HCM với vai trò là cơ quan thường trực đã quyết liệt triển khai các nội dung, nhiệm vụ được giao của Đề án 06. Đặc biệt là việc đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý cư trú; tinh giản các loại giấy tờ cần thiết để thực hiện các thủ tục hành chính, giảm tối đa chi phí, thời gian đi lại của công dân, tiết kiệm cho Nhà nước kinh phí phục vụ lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tăng cường tính chính xác, nhanh chóng trong các hoạt động nghiệp vụ…
Đề án 06 được quan tâm triển khai góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về công tác phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, cũng như công cuộc chuyển đổi số.
Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả Đề án 06, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án; chủ động triển khai các nhiệm vụ trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, tiếp cận và triển khai các tiện ích để người dân, doanh nghiệp sử dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Việc số hóa dữ liệu cần được đánh giá cụ thể, tận dụng dữ liệu sẵn có để áp dụng phương thức số hóa phù hợp, không đầu tư các kho dữ liệu trùng lặp thông tin, gây tốn kém ngân sách nhà nước.
Thông tin công dân trong các cơ sở dữ liệu phải được thu thập, cập nhật, chỉnh sửa đầy đủ, kịp thời, đảm bảo luôn “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ kết nối, chia sẻ, giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự cho người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo Thiếu tướng Trần Đức Tài, các bộ, ngành cần chia sẻ với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố về tình trạng xử lý, thông tin hồ sơ, kết quả giải quyết dịch vụ công của người dân thành phố khi thực hiện trên cổng dịch vụ công của các bộ, ngành.
Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức chuyên môn nghiên cứu, hiệu chỉnh giao diện khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công theo hướng đơn giản, dễ tiếp cận, dễ thao tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân, doanh nghiệp trong quá trình tham gia chuyển đổi số.
" alt=""/>Chủ tịch TP.HCM: Năm 2025 đưa toàn bộ hoạt động của thành phố lên nền tảng sốDưới đây là những tình huống "dở khóc dở cười" được nhiều lái xe chia sẻ trong thời gian vừa qua.
Vô lăng, nội thất mốc meo
Chủ một chiếc Daewoo Lacetti EX đúng 1 tháng mới mở cửa bước vào xe. Anh này đã tá hoả khi thấy vô lăng xe mình đã mốc meo từ bao giờ. Dù chỉ cần lau một lần bằng khăn đã sạch, thế nhưng hình ảnh này vẫn rất đáng quên.
![]() |
Rùng mình khi mở cửa ô tô sau cả tháng không sử dụng đến (Ảnh: Minh Thái/ CLB Lacetti) |
Còn hình ảnh dưới đây được một tài xế chia sẻ lên mạng xã hội về nội thất chiếc xe của mình sau khoảng 3 tuần không dùng đến. Trong đó, toàn bộ phần ghế da xuất hiện mốc trắng xóa, trên bệ tỳ tay cũng lốm đốm những vết mốc.
![]() |
Với nội thất như vậy, chắc chắn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mới làm sạch được. (Ảnh: HLX) |
Gia đình chuột vào làm tổ trong khoang máy
Có lẽ, hình ảnh những chú chuột con đỏ hỏn lúc nhúc trong khoang máy còn gây ám ảnh hơn cả nội thất xe bị mốc. Chủ chiếc Hyundai Accent này chắc hẳn có một phen hú vía khi mở nắp ca-pô lên.
![]() |
Một đàn chuột con làm tổ trong khoang động cơ. (Ảnh: Bảo Nam/ Hội Accent) |
Chim làm tổ trên gương
Hình ảnh dưới đây cho thấy không chỉ chiếc xe này mà cả bãi xe đã "yên bình" đến mức nào trong thời gian giãn cách xã hội. Có lẽ nhìn thấy cảnh này, chủ xe cũng không nỡ mở cửa, mở gương.
![]() |
"Đất lành chim đậu". (Ảnh: Hội Grab Car Hà Nội) |
Bụi phủ mịt mù
Hình ảnh những xế hộp bị lớp bụi dày phủ kín cũng không hiếm gặp trong thời gian này. Thế mà có những chiếc xe, nếu chỉ bị bụi phủ lên đã là điều may mắn.
![]() |
Chiếc Toyota Camry sau nhiều ngày đỗ dưới gốc cây. (Ảnh minh hoạ) |
Ắc-quy hết điện
Bạn bước vào xe nhưng mãi không thể khởi động nổi bởi ắc-quy hết điện. Đó cũng là một trong những tình huống "dở khóc dở cười" khá hay gặp trong mùa dịch này. Lúc này, bạn cần bình tĩnh và vận dụng hết mối quan hệ của mình để "cứu" chiếc xe.
![]() |
Hình ảnh khá quen thuộc trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh minh hoạ) |
Lốp xe hết hơi
Cùng với ắc-quy thì lốp xe cũng rất dễ bị xuống hơi sau thời gian dài không sử dụng. Vì vậy, trước khi trèo lên xe, bạn cần chú ý đến bộ phận này kẻo "tiền mất tật mang".
![]() |
Xe lâu không đi cũng rất dễ bị hết hơi, xẹp lốp. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Để hạn chế tối đa việc ô tô bị hư hỏng, xuống cấp trong thời gian giãn cách xã hội, các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Định kỳ kiểm tra xe. Nên khởi động xe tối thiểu 1 lần/tuần để tránh việc dầu nhớt lâu ngày bị đóng cặn, đồng thời giúp ắc-quy được nạp thêm điện. Kiểm tra lốp xe, nếu bị non hơi cần bơm bổ sung ngay.
- Không để rác trên xe, vệ sinh sạch sẽ nội thất ô tô bằng các dung dịch sát khuẩn, kể cả những hốc để đồ, cốp trước, bệ tì tay,...
- Nếu có thể, hãy đỗ xe ở những nơi thông thoáng, nhiều người qua lại để tránh chuột vào làm tổ. Có thể sử dụng những đồ chuyên dụng như long não để trong khoang máy và trên sàn xe để tránh chuột, gián và các loại côn trùng có hại khác.
- Nếu để xe ngoài trời trong thời gian dài, nên sử dụng bạt để bọc xe lại. Điều này giúp bảo vệ lớp sơn xe khỏi các tác động tiêu cực của thời tiết.
Hoàng Hiệp
Bạn đang sở hữu chiếc xe độc? Hãy chia sẻ thông tin, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô để lâu không đi tới có thể bị mốc nội thất, đặc biệt là phần ghế da nếu chủ xe không vệ sinh cũng như bảo quản đúng cách.
" alt=""/>Những cảnh khó đỡ khi 'xế yêu' cả tháng không được dùng tới