
 |
Trong hơn một năm qua, thị trường ô tô trong nước chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm SUV đô thị với hàng loạt mẫu xe hấp dẫn. Đi cùng với đà phát triển nhanh chóng về mặt doanh số là sự cạnh tranh gay gắt giữa những nhà sản xuất, khiến phân khúc xe gầm cao 600-800 triệu đồng trở nên đông đúc và chật chội.
Điều này có thể xem là động lực để các hãng ôtô giới thiệu thêm sản phẩm mới nhằm duy trì và mở rộng thị phần. Sự chú ý lúc này đang đổ dồn vào SUV hạng A tầm 500 triệu đồng, đi cùng kỳ vọng về khả năng tạo nên một xu hướng sử dụng ôtô mới tại Việt Nam.
Làn sóng “gầm cao hóa” xe cỡ nhỏ
Bắt đầu manh nha xuất hiện cách đây 2 năm, đến nay ngày càng nhiều dòng xe gầm cao cỡ nhỏ có mặt trên thị trường để đáp ứng thị hiếu yêu thích xe gầm cao của người dùng.
Bên cạnh mục đích tăng thêm lựa chọn và thu hút nhóm khách hàng mua ôtô bình dân, việc nhất là khi các nhà sản xuất đã tận dụng gần hết “quỹ đất” cho các dòng SUV, từ hạng B cho đến các model cỡ lớn đều ít nhiều rơi vào trạng thái bão hòa.
  |
Hyundai Venue là cái tên mở màn cho trào lưu mẫu SUV cỡ nhỏ. Ảnh: Hoàng Tuấn, |
Cái tên đáng chú ý đầu tiên mở màn cho làn sóng “nâng gầm” cho ôtô cỡ nhỏ là Hyundai Venue. Ra mắt thị trường Mỹ tại New York Auto Show 2019, Venue được định vị nằm dưới Kona trong dải sản phẩm SUV của Hyundai.
Khi được giới thiệu tại Ấn Độ sau đó một tháng, Hyundai Venue ngay lập tức được đón nhận với hơn 15.000 đơn hàng đặt trước nhờ mức giá khởi điểm chỉ 9.400 USD, phù hợp với nhiều người dùng xe mua xe lần đầu.
Tiếp đà thành công của Venue, hãng xe Hàn Quốc mới đây vừa hé lộ thêm một dòng SUV khác, thậm chí còn nhỏ gọn hơn Venue là Casper. Tương tự “đàn anh”, Hyundai Casper cũng chọn Ấn Độ là thị trường quan trọng để ra mắt vào năm 2022, sau khi mở bán tại Hàn Quốc cuối năm nay.
 |
Kia Sonet được xây dựng trên cùng nền tảng khung gầm với Hyundai Venue. Ảnh: Kia. |
Chen giữa 2 mẫu xe Hyundai là sự xuất hiện của Kia Sonet, mẫu SUV được chia sẻ khung gầm với chính Venue. Được trình làng tại Ấn Độ cách đây hơn một năm, Sonet nối tiếp công thức thành công của Venue khi có giá bán cạnh tranh (từ 10.800 USD), thiết kế trẻ trung năng động và tính đa dụng cao.
Toyota cũng không đứng ngoài xu thế này khi giới thiệu chiếc SUV hạng A tên Raize hồi cuối năm 2019 tại Tokyo Motor Show. Thực tế, Toyota Raize chính là mẫu xe nội địa Daihatsu Rocky được “thay tên đổi họ”.
Đến quý II năm nay, Raize bước đầu đặt chân đến thị trường Đông Nam Á khi ra mắt tại Indonesia, dấu hiệu cho thấy hãng xe Nhật Bản muốn mở rộng dải sản phẩm và tăng sức cạnh tranh ở khu vực này.
Cần thời gian để thuyết phục khách hàng Việt Nam
Trong số những cái tên kể trên, Toyota Raize cùng Kia Sonet đã xuất hiện tại Việt Nam và đang chuẩn bị được bán ra thị trường. Còn hồi đầu năm nay, Volkswagen từng có ý định giới thiệu mẫu SUV cỡ nhỏ T-Cross ở cùng phân khúc với 2 mẫu xe châu Á, tuy nhiên vì dịch bệnh nên kế hoạch này đã bị dời lại.
Điều này cho thấy các hãng ôtô đang muốn tìm thêm cơ hội với các mẫu xe mới ở tầm giá trên dưới 500 triệu đồng. Đây vốn là nơi “thống trị” của các mẫu xe gầm thấp hạng A và B với doanh số bán hàng lớn, cũng như tập khách hàng đa dạng và ổn định.
  |
Toyota Raize có mặt tại đại lý, chuẩn bị ra mắt ở Việt Nam. Ảnh: Mai Hoa. |
Dù vậy, không dễ để 2 tân binh của Toyota và Kia có thể nhanh chóng thành công như Corolla Cross hay Seltos. Thành tích của Toyota Corolla Cross và Kia Seltos đến ở thời điểm mà người dùng Việt Nam đã quen thuộc với SUV đô thị, đồng thời thị trường cần những model mới để thay thế cho các dòng sedan hạng C dần ít được ưa chuộng.
Cách đây hơn một năm khi Corolla Cross và Seltos ra mắt, phân khúc đang hiện diện Hyundai Kona, Ford EcoSport và Honda HR-V. Trước đó, từng có nhiều mẫu SUV thất bại tại Việt Nam khi không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, ví dụ như Hyundai Creta, Chevrolet Trax, SsangYong Tivoli…
Anh Vĩnh Phúc (Tân Bình, TP.HCM), người từng sử dụng Kia Morning và đang sở hữu VinFast Fadil, cho rằng SUV hạng A là đơn giản là một chiếc hatchback hạng A nâng gầm cao.
“Người đi xe hạng A hầu như sẽ không có ý định mang xe của mình đi offroad hay chạy vào những cung đường xấu, tuy nhiên với xu hướng chuộng xe gầm cao của người Việt Nam ngày nay thì Raize hay Sonet vẫn có khả năng tạo ra được sức hút”, anh Phúc nói.
Trao đổi với PV, anh Bảo Thư (Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết nếu phải cân nhắc giữa sedan hạng B và SUV cỡ nhỏ cùng tầm tiền thì sẽ nghiên về phương án mua xe gầm cao. Lý do được anh đưa ra là sử dụng SUV di chuyển ở đô thị sẽ thuận tiện hơn, nhất là vào mùa mưa sẽ giảm nỗi lo ngập nước so với đi xe gầm thấp.
Bên cạnh khác biệt về thiết kế và khả năng di chuyển, một yếu khác được cho sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của SUV hạng A là tiện nghi và an toàn. Hiện nay, nhiều dòng hatchback và sedan tầm 500 triệu đồng có được lượng trang bị tính năng đa dạng, phong phú để thu hút người dùng. Đây sẽ là bài toán quan trọng mà các nhà sản xuất phải cân nhắc để giúp xe gầm cao cỡ nhỏ thành công tại Việt Nam.
Với vị thế hoàn toàn mới, các dòng SUV hạng A như Raize và Sonet rõ ràng cần thời gian để thăm dò thị hiếu và từng bước xây dựng vị trí đứng trên thị trường như nhóm xe gầm cao đô thị nhiều năm trước, sau đó mới có thể từng bước đặt kỳ vọng lớn về mặt doanh số.
Theo Zing
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Thị trường ảm đạm, nhiều xe máy mới vẫn ra mắt trong tháng 9
Thị trường xe máy Việt trong tháng 9 ghi nhận nhiều mẫu xe máy cập nhật phiên bản mới 2021, 2022 thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
" alt=""/>SUV cỡ nhỏ tầm giá 500 triệu đồng có dễ thành công tại Việt Nam?
Khi sức khoẻ trở thành ưu tiên hàng đầuNếu không có đại dịch xảy ra, thế giới sẽ không đứng trước câu hỏi: Chọn sức khoẻ hay chọn tiền bạc? Trước Covid-19, do mải kinh doanh, làm giàu, vật lộn kiếm kế sinh nhai đôi lúc khiến chúng ta vô tình đánh mất đi rất nhiều thứ, trong đó quan trọng nhất là sức khỏe.
Covid-19 khiến chúng ta phải nhận thức được sức khoẻ của mỗi cá nhân và cộng đồng chính là điều kiện tiên quyết để cỗ máy kinh tế có thể hoạt động. Đồng thời, nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản của nền kinh tế.
Theo tỷ phú Warren Buffett, một trong những người giàu nhất thế giới, khoản đầu tư tốt nhất bạn có thể thực hiện chính là đầu tư vào bản thân mình và sức khoẻ được đặt lên hàng đầu mà theo tỷ phú này nó sẽ sẽ không bao giờ lỗ, nếu không nói là sinh lời nhất mọi thời đại.
Với ý nghĩa như vậy, đầu tư cho sức khoẻ ngày càng được chú trọng, đặc biệt là loại hình kết hợp du lịch chăm sóc sức khỏe. Sarah Casewit, đồng sáng lập Naya Traveller chia sẻ với CNN rằng, nhu cầu du lịch liên quan đến chăm sóc sức khỏe của khách hàng công ty đã tăng đột biến.
 |
|
Những hành trình chăm sóc sức khỏe này bao gồm nhiều hình thức như trị liệu tại chỗ, huấn luyện viên cá nhân... cho đến các "hội nghị thượng đỉnh chăm sóc sức khỏe" đắt đỏ - nơi du khách có cơ hội gặp gỡ nhiều người nổi tiếng.
Báo cáo của Global Wellnes Institute (Viện Sức khỏe toàn cầu) cho thấy, sự phổ biến của du lịch chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Từ một thị trường khoảng 563 tỷ USD vào năm 2015 đến 639 tỷ USD trong năm 2017. Mức tăng khoảng 6,5% hàng năm trong khi ngành du lịch nói chung tăng khoảng 3% mỗi năm.
Du lịch chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng với tốc độ thậm chí nhanh hơn, khoảng 7,5% mỗi năm, để phát triển thành một ngành có trị giá 919 tỷ USD vào năm 2022.
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch trên toàn cầu có xu hướng ngày càng ưa chuộng các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp…
UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách đi du lịch với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách; tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Quan tâm sức khoẻ ngay từ bây giờ
Sức khoẻ đã trở thành mối quan tâm số một của người tiêu dùng Việt Nam, theo nghiên cứu của Nielsen Vietnam. Boston Consulting Group đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia có năng lực chuyển đổi mức độ thịnh vượng về mặt kinh tế sang chất lượng cuộc sống của người dân khá cao. Người dân Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chăm sóc sức khoẻ và đầu tư trong tương lai của bản thân và con cái họ.
Đặc biệt, thị trường cũng đã xuất hiện những chủ đầu tư tiên phong trong lĩnh vực này. Mới đây, nhà phát triển Phú Long cùng chủ đầu tư Sài Gòn Sovico Phú Quốc giới thiệu dự án tổ hợp nghỉ dưỡng L'Alyana Senses World quy mô 219 ha trên bãi biển Ông Lang.
Bên cạnh những giá trị ưu việt của thiên nhiên mà hiếm có dự án nào sánh được, chủ đầu tư L'Alyana Senses World còn đi tiên phong trong việc mang tới cho khách hàng những trải nghiệm đẳng cấp về chăm sóc sức khoẻ hết hợp từ thiên nhiên và công nghệ tiên tiến hiện đại.
Theo đó, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được ứng dụng để phục vụ cho trải nghiệm chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp cho du khách. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ với chức năng tầm soát sức khỏe theo công nghệ 4.0 có thể đưa ra hàng trăm chỉ số trong cơ thể chỉ trong vòng 4 giờ và dự đoán bệnh trong vòng 3 năm tới.
Hệ thống chuỗi nhà hàng thực dưỡng, phát triển đất nông nghiệp để nuôi trồng gia súc, gia cầm và nông trại hữu cơ... cung cấp thực phẩm dưỡng sinh cho các nhà hàng để phục vụ du khách. Du khách sẽ được các chuyên gia tư vấn về liệu trình chăm sóc sắc đẹp toàn diện kết hợp công nghệ trị liệu tế bào gốc.
Nhằm đảo bảo phát triển bền vững, chủ đầu tư sử dụng công nghệ thẩm thấu để tích nước ngày mưa, làm mát ngày nắng. Bên cạnh đó, dự án còn xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời, điện gió thân thiện môi trường.
Theo nhận định của các chuyên gia, khi Covid-19 được giải quyết triệt để, nhu cầu quan tâm sức khoẻ của người dân sẽ được nâng cao. Trong đó, nhu cầu du lịch kết hợp chăm sóc sức khoẻ sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng và đón đầu, có sản phẩm đáp ứng nhu cầu du khách sẽ tạo khác biệt trên thị trường.
Doãn Phong
" alt=""/>Du lịch sức khỏe, cơ hội bất ngờ từ dịch Covid