![]() |
Nhóm 5 bạn học sinh lớp 8A, Trường THCS Hà Nội-Amsterdam (Hà Nội) tham gia làm phim “Tấm gương” (Ảnh: website Trường THPT Hà Nội – Amsterdam) |
Bức tranh về một thế giới siêu thực trong The City and Its Uncertain Wallskhông phải bỗng dưng xuất hiện trong Murakami. Đối với ông, thế giới trong tác phẩm này đã tồn tại từ lâu và in sâu trong tâm trí. “Tôi luôn có niềm tin rằng tôi sẽ viết về thế giới đó. Nhưng khi còn trẻ, tôi không có đủ kỹ năng để viết một tác phẩm thật sự lột tả được nó”, Murakami chia sẻ.
Bày tỏ về việc ra mắt tác phẩm sau 40 năm, ông nói rằng không hề hài lòng với một số truyện gốc đã viết vào hồi đầu sự nghiệp, thậm chí không cho phép xuất bản dưới dạng sách hoặc dịch sang các ngôn ngữ khác và đó là lý do ông muốn quay lại và hồi sinh thế giới đã làm ông trăn trở suốt nhiều năm.
“Khoảng 40 năm đã trôi qua. Bây giờ tôi đã ngoài 70 tuổi và tôi nghĩ rằng mình thực sự cần phải bắt tay vào viết lại cuốn truyện cũ, vì có thể tôi không còn nhiều thời gian nữa. Tôi cũng có một động lực cá nhân mạnh mẽ rằng mình muốn hoàn thành trách nhiệm của một tiểu thuyết gia”, Murakami cho hay.
![]() |
Thực tại được ẩn dụ trong bức tranh về hai thế giới. Ảnh: Amazon. |
Trong The City and Its Uncertain Wallscó hai không gian chính. Một không gian được gọi là thế giới thực, và một nơi khác, một thị trấn nơi không ai có bóng và các bức tường thị trấn biến đổi để giữ chân mọi người.
Theo Murakami, bối cảnh thị trấn được bao quanh bởi những bức tường là một ẩn dụ cho lệnh phong tỏa trong đại dịch trên toàn thế giới. Sự cùng tồn tại của hai trạng thái cô lập cực độ và cảm giác đồng cảm ấm áp là một trong những chủ đề chính của cuốn tiểu thuyết.
Ngoài ra câu hỏi về sự tồn tại của bản ngã, đâu là thế giới thực tại và liệu con người có bất kỳ lựa chọn nào tại thế giới họ vẫn tưởng rằng mình được tự do cũng là những câu hỏi cơ bản và là chủ đề chính trong cuốn tiểu thuyết.
Khi được hỏi về kết thúc của The City and Its Uncertain Walls, cũng giống nhiều tác phẩm của Murakami, chưa giải quyết được những bí ẩn cơ bản và vẫn để lại nhiều trăn trở, Murakami giải thích: “Về cơ bản, tôi nghĩ một tiểu thuyết xuất sắc sẽ luôn hướng đến việc đưa ra những câu hỏi hấp dẫn nhưng không đưa ra một kết luận rõ ràng, dễ hiểu.
Tôi muốn độc giả của mình có điều gì đó để suy ngẫm sau khi họ đọc xong những cuốn sách của tôi. Trong mỗi câu chuyện tôi đưa ra những gợi ý để khiến họ phải suy nghĩ. Điều tôi muốn là họ nắm bắt những gợi ý này và mỗi người sẽ có suy luận độc đáo của riêng mình”.
Trong khi nhiều độc giả đặt câu hỏi về những trải nghiệm và suy ngẫm của Murakami khi ông quay lại một tác phẩm đã viết cách đây hơn 40 năm, bản thân nhà văn cũng nhận thấy nhiều sự thay đổi, trên cương vị là một nhà văn.
“Khi còn trẻ, có nhiều lần tôi muốn viết về một điều gì đó nhưng thật đáng buồn, tôi nhận ra rằng mình không đủ thành thạo để làm như vậy. Tuy nhiên, khi tôi có nhiều kinh nghiệm hơn, tôi học được rất nhiều và với bộ kỹ năng của mình hiện tại với tư cách là một nhà văn, tôi cảm thấy mình có thể xử lý hầu hết điều tôi muốn viết. Và tất nhiên, điều đó khiến tôi rất hạnh phúc”, Murakami cho biết.
Chia sẻ về dự án dịch gần đây, chuyển ngữ tác phẩm của Truman Capote sang tiếng Nhật, Murakami bày tỏ công việc dịch thuật đã dạy cho ông nhiều điều.
“Dịch thuật là quá trình đọc rất kỹ lưỡng và là quá trình rèn luyện hữu ích giúp bạn tinh chỉnh phong cách viết của riêng mình. Việc cố gắng đi vào đôi giày của người khác cũng rất quan trọng và có ý nghĩa. Và điều đó cũng tiếp tục thể hiện sự tôn trọng đối với nhiều nhà văn xuất sắc khác”, Murakami cho hay.
Khi được nhắc về bối cảnh thế giới gần đây, với nhiều cuộc chiến tranh trên khắp thế giới: giữa Nga và Ukraine, giữa Israel và Hamas và Hezbollah, các cuộc nội chiến ở Yemen, Sudan, Myanmar và liệu điều này có ảnh hưởng đến cách tiếp cận của Murakami đối với văn chương không, tiểu thuyết gia này bày tỏ: “Tôi cảm thấy đại dịch đã là một bước ngoặt và thế giới hiện thoái lui, bị kéo trở lại quá khứ. Tôi thậm chí có thể đi xa hơn khi cho rằng thế giới đang trở nên giống thời trung cổ hơn.
Chủ nghĩa toàn cầu phát triển mạnh, cùng đó là phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, dù chúng từng tràn đầy hứa hẹn, giờ đây như đang đi vào ngõ cụt. Hình ảnh một thị trấn được bao quanh bởi những bức tường cao có thể phản ánh tình hình đó, về những thứ bị chặn lại và cản trở. Có lẽ trong thời đại chúng ta đang sống, những câu chuyện cũ có thể cho thấy một loại cộng hưởng bất ngờ. Tôi thực sự hy vọng về khả năng đó”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Haruki Murakami và suy ngẫm về sự trưởng thành của một nhà vănBánh trung thu cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn mới không hỏng khi hạn sử dụng chưa hết. Trong khi đa phần các điểm bán xả hàng đại hạ giá, bánh được phơi dưới nắng, khói bụi của xe cộ qua lại cả ngày. Liên tục trong nhiều ngày như thế, bánh không thể đảm bảo an toàn theo hạn sử dụng ghi trên bao bì. Nấm mốc chắc chắn sẽ phát triển trong điều kiện này.
Vì vậy khi chọn bánh, kể cả bánh của công ty hay bánh được sản xuất thủ công (có đăng ký kinh doanh, công bố chất lượng, bánh cổ truyền của làng nghề), người dân cần xem kỹ hạn sử dụng, quan sát kỹ vỏ bánh để phát hiện nấm mốc. “Đừng vì 'tiếc của' mà rước bệnh vào thân vì nguy cơ ngộ độc của các loại bánh mốc rất cao”, PGS.TS Thịnh nói.
Cẩn trọng với bánh trung thu giá rẻ, không nhãn mác
Vị PGS.TS này lưu ý thêm, người tiêu dùng nên cẩn trọng với những loại bánh giá rất rẻ, không có tem nhãn, nhà sản xuất. Những loại bánh đó có thể đem đến nguy cơ cao cho người sử dụng nếu chứa chất tạo màu không được phép sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm.
PGS.TS Thịnh thông tin một số chất tạo màu có thể gây nguy hiểm sức khỏe. Đó là Brilliant blue (dùng trong chế biến sữa, thạch, siro, đồ uống, kẹo có nguy cơ gây dị ứng), Erythrosine (sử dụng trong chế biến kẹo, bánh nướng, gia vị, thực phẩm ăn nhẹ gây ung thư tuyến giáp), Allura red (sử dụng trong chế biến thực phẩm ăn nhẹ, nước uống không cồn có thể gây dị ứng, hen suyễn, viêm mũi ở người, chứng hiếu động thái quá ở trẻ em…).
Về cảm quan, bánh trung thu ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thường có mặt bánh vàng đều, da bánh mỏng, nhân khi cắt ra không bị vụn. Nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có tên tuổi đã có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan y tế, nhãn mác của bánh phải ghi đầy đủ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.
PGS.TS Thịnh cho biết, bánh trung thu hoàn toàn có thể bảo quản trong tủ lạnh, song không nên để bánh trong tủ lạnh quá lâu. Mặc dù được bảo quản trong tủ lạnh, bánh chưa bị nấm mốc, song dinh dưỡng trong bánh sẽ bị giảm đi rất nhiều, không còn thơm ngon như bánh mới làm.
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia thông tin thêm, để sản xuất ra một chiếc bánh trung thu, đặc biệt là các loại có nhân thập cẩm sẽ có rất nhiều nguyên liệu khác nhau như: bột mỳ, đường, trứng, thịt, xúc xích, lạp sườn... Theo chuyên gia dinh dưỡng nếu như sản xuất bánh không đảm bảo vệ sinh có thể là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi phát triển, gây hại cho sức khoẻ. Khi sản xuất bánh trung thu cần phải tuân thủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm, nhà xưởng, nguyên liệu, hạn sử dụng rõ ràng…
PGS.TS Lâm khuyến cáo, khi mua bánh trung thu cần mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Do điều kiện môi trường, khí hậu tại Việt Nam nóng, ẩm, nhiều khói bụi… nên bánh dễ bị ô nhiễm, hỏng ở bên trong mà chưa thể hiện ra ngoài vỏ.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại bánh trung thu giá rẻ, cần cảnh giác với các yếu tố độc hại có thể có như chất bảo quản, phẩm màu độc hại, hư hỏng bên trong.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần chú ý các tiêu chí sau:
- Bảo quản và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì hàng hóa của sản phẩm và lưu ý một số khuyến cáo của nhà sản xuất như: đối tượng sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng (nếu có).
- Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.
- Chỉ ăn bánh còn hạn sử dụng, không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.
- Rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh.
- Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.
- Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.