Hai bên cũng cam kết tiến hành các hoạt động xúc tiến quảng bá văn hóa và du lịch. Cụ thể, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc sẽ hỗ trợ giới thiệu các thương hiệu và các sản phẩm như Vinhomes, VinFast, Vinpearl, Vincom… đến cộng đồng người Hàn tại Việt Nam cũng như người dân tại Hàn Quốc trong tương lai. Ngược lại, Vingroup sẽ hợp tác với Tổng cục Du lịch Hàn Quốc thúc đẩy và phát triển mảng khách du lịch khen thưởng tham quan du lịch Hàn Quốc.
Khởi động cho sự hơp tác giữa hai bên là Lễ hội Korea Travel Festa và Sự kiện Summer K-Day diễn ra ngày 25 - 26/5/2024 tại K-Town và Công viên VinWonders Wave Park, tại khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2. Trong đó, tâm điểm của Korea Travel Festa là các hoạt động biểu diễn nghệ thuật K-POP và V-POP, các gian hàng quảng bá sản phẩm dịch vụ - du lịch dành cho cộng đồng Hàn Quốc và người hâm mộ trào lưu Hàn Quốc; còn tâm điểm của Summer K-Day là sự bùng nổ của các hoạt động vui chơi trải nghiệm “chuẩn Hàn”.
Sau Vinhomes Ocean Park 2, chuỗi hoạt động văn hóa sẽ tiếp tục được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc và Vingroup phối hợp nhân rộng với quy mô và chất lượng ngày càng nâng cao tại các điểm đến của Vingroup trên toàn quốc, hứa hẹn mang tới những sự kiện văn hóa vui chơi và giải trí hấp dẫn cho cộng đồng.
Ông Lee Hak Ju, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hàn Quốc cho biết: “Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được những thành quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực, như chính trị và kinh tế. Đặc biệt, giao lưu nhân dân diễn ra rất sôi động, với số lượng du khách giữa hai nước vượt mức 4 triệu lượt khách chỉ riêng trong năm 2023. Thông qua việc ký thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Vingroup và Tổng cục Du lịch Hàn Quốc ngày hôm nay, hai bên thiết lập mục tiêu chung là mở rộng giao lưu và thúc đẩy hơn nữa hợp tác du lịch, trao đổi văn hóa giữa hai nước trong thời gian tới”.
Ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup cũng chia sẻ: “Với sự hỗ trợ tích cực từ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, Vingroup sẽ triển khai đồng loạt các sự kiện văn hóa, hoạt động trải nghiệm và các dịch vụ vượt trội hướng tới khách hàng và cư dân Hàn Quốc, cũng như kiện toàn quy hoạch các sản phẩm, điểm đến nhằm phục vụ tốt hơn cho cộng đồng”.
Dấu ấn Hàn Quốc hiện đang được thể hiện khá rõ nét ở một số khu đô thị Vinhomes, tạo nên những “điểm chạm” thu hút cộng đồng người Hàn tại Việt Nam cũng như người Việt Nam yêu thích văn hóa Hàn Quốc, như “phố Hàn” K-Town tại Vinhomes Ocean Park 2, công viên văn hóa K-Park tại Vinhomes Royal Island, trường học quốc tế KGS tại Vinhomes Ocean Park 1, Vinhomes Grand Park…
Bên cạnh cơ sở hạ tầng, Vingroup và các thương hiệu trong hệ sinh thái Tập đoàn cũng thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện giải trí, nghệ thuật, ẩm thực mang đậm phong vị “xứ sở Kim Chi” như Lễ hội K-Day in K-Town, K-Food Fair, K-Festival in Grand Park… thu hút hàng chục nghìn khách tham dự, mang tới những ngày hội Hàn Quốc đặc biệt ý nghĩa.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Du lịch Hàn Quốc và Tập đoàn Vingroup diễn ra trong bối cảnh Chính phủ hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đặc biệt ưu tiên xúc tiến tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, phát triển các sản phẩm du lịch mới, thúc đẩy trao đổi khách hai chiều…
Cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam đang là cộng đồng người Hàn Quốc ở nước ngoài lớn thứ 10 trên thế giới và lớn thứ hai tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng là thị trường đứng đầu Đông Nam Á cả về số lượng khách du lịch nói chung và khách du lịch MICE nói riêng đến Hàn Quốc.
Tổng cục Du lịch Hàn Quốc được thành lập vào năm 1962 với mục tiêu thu hút khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc. Website: https://knto.or.kr/eng/index. Thành lập năm 1993, Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu khu vực, hoạt động trong 3 lĩnh vực cốt lõi, bao gồm: Công nghệ Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ - Thiện nguyện Xã hội. Websiste: https://www.vingroup.net/en. |
Phương Cúc
" alt=""/>Đẩy mạnh quảng bá du lịch Hàn Quốc ở các điểm đến của VinhomesSau khi mổ thông mạch, nhờ Hybrid, các bác sĩ can thiệp sẽ chụp và bơm lên hiện hình cây mạch ngay trong phẫu thuật. Từ đó có thể tìm được vị trí tắc rồi tiến hành nong động mạch, xử lý luôn những vị trí hẹp mà dụng cụ sẽ khó tác động, sau đó đặt stent cho hiệu quả tối đa.
"Sau 3 ngày, bệnh nhân chuyển biến tốt, tiên lượng có thể giữ lại được chân. Hiện tại sau can thiệp, phẫu thuật, người bệnh có thể ngồi dậy, nói chuyện với mọi người xung quanh", bác sĩ Huy cho biết.
Kỹ thuật Hybridcó thể áp dụng được cho nhiều vị trí tổn thương một lúc, cho phép xử lý các thương tổn mạch máu một cách triệt để dù khó và phức tạp, nếu chỉ phẫu thuật hoặc can thiệp truyền thống sẽ khó đạt được hiệu quả tối ưu cho người bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả phục hồi lưu thông mạch máu của Hybrid có tỷ lệ biến chứng thấp hơn phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện.
Hội chứng thiếu máu chi báncấp tính mà ông T. gặp phải là dạng trung gian giữa 2 hội chứng thiếu máu chi cấp tính và mạn tính.
Nguyên nhân gây ra hội chứng chi cấp tính chủ yếu là tắc động mạch hoặc nghẽn động mạch (từ dị vật, máu cục...). Do đó, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng cấp tính như cơn đột quỵ; tê bì, lạnh và mất cảm giác ở phía ngọn chi; màu sắc da nhợt nhạt và sờ bên ngoài thấy lạnh; rối loạn cảm giác, rối loạn vận động; phù nề và đau bắp cơ (thường xuất hiện khi bước vào giai đoạn thiếu máu không hồi phục).
Nếu giai đoạn thiếu máu trên 24 giờ, bệnh nhân có biểu hiện phỏng nước, chi tím đen, cứng khớp, thậm chí có khả năng hoại tử chi.
Khi bị thiếu máu mãn tính chi dưới, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau tái đi tái lại (cảm giác tương tự như bị chuột rút, hoặc bị cắn, có kìm kẹp vào chi...) bắt buộc phải dừng vận động. Các dấu hiệu này sẽ tự biến mất sau khi nghỉ ngơi.
Vị trí đau phổ biến nhất là vùng bắp chân, có thể xảy ra ở mông, đùi. Tùy mức độ thiếu máu mà thời gian đau có thể khác nhau. Khi tình trạng thiếu máu càng nghiêm trọng, quãng đường đi được càng ngắn và càng phải nghỉ ngơi nhiều hơn.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh phải được quản lý tốt bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt tránh xa thuốc lá, nếu đã hút thì nên bỏ ngay hôm nay. Người từ 60 tuổi trở lên dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý xơ vữa, vì thế cần khám sức khỏe định kỳ đều đặn.
Bên cạnh đó, việc tập luyện thể thao nhiều với cường độ cao chưa hẳn tốt, cần có những bài tập theo tư vấn của bác sĩ, phù hợp với từng thể trạng.
Cách đây 10 năm, lousifen ít được biết đến, nó được tiêu thụ chủ yếu bởi người dân Liễu Châu. Ngày nay bún ốc Liễu Châu trở thành món ăn nhẹ phổ biến, đặc biệt là đối với giới trẻ Trung Quốc.
Mùi hương đặc biệt của món ăn này giống như sầu riêng, nồng đến mức có thể khiến toàn bộ nhà hàng và các con phố xung quanh ngập trong mùi của nó. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến những người yêu thích món ăn này, họ cho rằng: “mùi khó ngửi nhưng vị rất ngon”.
Lousifen được kết hợp từ mì gạo, nước dùng được hầm trong nhiều giờ liền với các nguyên liệu như: Ốc, xương heo, xương bò, cùng với măng ngâm chua. Ngoài ra món ăn có thể bao gồm một vài nguyên liệu khác gồm: Đậu phộng, váng đậu chiên, nấm, củ cải, đậu que, …
Thứ mùi nồng nặc, khó ngửi là do măng chua được lên men theo một công thức bí truyền. Măng chua được coi là linh hồn của bún ốc Liễu Châu. Người ta cho rằng chính các loại axit amin từ quá trình lên men đã làm cho món ăn có hương vị thơm ngon và dễ gây nghiện.
Một thực khách chia sẻ: “Khi tôi ăn bún ốc Liễu Châu ở nhà, mọi người trong gia đình sẽ tránh xa tôi.” Trong khi đó một người khác thì viết rằng: “Họ bảo tôi cầm bát và đi ra ngoài căn hộ để ăn.”
Theo tờ Beijing Evening News đưa tin, vào tháng 11/2019, một sinh viên Trung Quốc ở Ý đã bị phạt 40 Euro (khoảng 44 USD) vì nấu bún ốc Liễu Châu ở nhà. Hàng xóm của cậu sinh viên này đã gọi cảnh sát vì nghi ngờ anh tàng trữ vũ khí sinh học trong nhà.
Bún ốc Liễu Châu từng là một một món ăn đường phố ít người biết đến trước khi được hàng triệu người Trung Quốc thưởng thức nhờ phiên bản đóng gói sẵn ăn liền đầu tiên được sản xuất vào năm 2014.
Theo CCTV đưa tin vào năm 2020, doanh thu từ bún ốc Liễu Châu ăn liền do các nhà máy ở Liễu Châu sản xuất đạt 11 tỷ nhân dân tệ (1,7 tỷ USD).
Mỗi gói chứa khoảng 100 g mì và 200 g các thành phần khác, được bán với giá từ 6-15 nhân dân tệ tại các cửa hàng trực tuyến.
Theo South China Morning Post
" alt=""/>Món bún ốc Liễu Châu 'nặng mùi như sầu riêng', càng ăn càng nghiền ở Trung Quốc