Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món canh cá nấu dưa:
- 500g cá chép, nên mua cá to được xắt khúc sẽ nạc thịt hơn, không có nhiều xương dăm
- 2 trái cà chua chín
- 400g dưa cải muối chua
- 1 mớ thì là, hành lá
- Nước mắm, hạt nêm, dầu ăn, 1 củ hành khô.
Cách làmCá làm sạch, cho vào chảo rán chín vàng.
Trong khi chờ cá chín, bạn thái cà chua thành các miếng hình múi cau. Hành khô xắt lát mỏng.
Làm nóng nồi với 1 muỗng canh dầu ăn, cho hành khô vào phi thơm thì trút 1/2 lượng cà chua vào xào chín với 1 muỗng cafe muối (bột canh).
Khi cà chua đã mềm, bạn cho dưa vào xào với 1 muỗng cafe hạt nêm. Xào kĩ trong khoảng 5 - 10 phút để dưa được thấm gia vị.
Xào xong bạn thêm nước vào nồi dưa, lượng nước nên tương đối nhiều vì khi đun lâu nước sẽ cạn bớt đi là vừa.
Tùy theo bạn thích ăn dưa giòn hay mềm mà thời gian đun sẽ khác nhau. Nếu thích ăn dưa giòn, bạn chỉ cần đun khoảng 20 - 30 phút. Còn nếu thích dưa mềm thì phải đun khoảng 1,5 giờ trở lên. Nếu có thời gian, bạn cứ đun sôi rồi tắt bếp, sau 2 tiếng lại bật lại bếp đun sôi. Lặp lại như vậy khoảng 3 lần thì dưa vừa đủ mềm ngon.
Khi thấy dưa đã đủ độ giòn / mềm thì bạn gắp cá rán vào, ấn chìm xuống dưới nồi dưa, đun thêm khoảng 10 phút.
Trong khi chờ cá thấm gia vị trong nồi, bạn xắt khúc thì là và hành lá.
Nêm nếm lại canh dưa cho vừa ăn, thả chỗ cà chua còn lại vào đun thêm 5 phút nữa để cà chua chín mà vẫn còn nguyên miếng.
Rắc thì là, hành lá rồi tắt bếp.
Múc canh cá nấu dưa ra tô, dùng nóng là ngon nhất.
Vậy là mùa hè đã chính thức qua đi, những buổi sớm, buổi chiều trong không khí bắt đầu có chút se lạnh. Bạn trở về nhà với cái bụng đói và thèm một món gì đó nóng hổi, thơm phức và đầy dinh dưỡng! Vậy thì món canh cá nấu dưa là dành cho bạn. Canh cá mà không hề tanh, chỉ thấy chua dịu vị dưa, béo mềm vị cá và thơm ngào ngạt mùi thì là, hành lá hẳn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa tối của cả nhà!
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!
(Theo MASK Online)
" alt=""/>Canh cá nấu dưa chua ngon cho bữa tốiNhiều người trẻ ở Hàn mất niềm tin vào công việc của mình. Ảnh: BBC.
Giải tỏa áp lực
Hiện Kim đang làm việc tại một dự án tên là Don’t Worry Village (tạm dịch: Làng không lo lắng). Nằm tại thành phố cảng Mokpo, phía tây nam Hàn Quốc, “Làng không lo lắng” được thành lập vào năm 2018 với nguồn tài trợ của chính phủ.
Với khẩu hiệu: “Hãy nghỉ ngơi. Thất bại cũng không sao”, nhóm quản lý của ngôi làng này đã phục hồi các tòa nhà cũ thành nơi giúp giới trẻ giải tỏa áp lực.
Trong thời gian 6 tuần, những người đang kiệt sức vì công việc có thể đến đây để tạo ra các dự án của riêng họ.
Park Myung-Ho (34 tuổi) và Hong Dong-Woo (35 tuổi), hai nhà đồng sáng lập dự án, mong muốn “Làng không lo lắng” sẽ đem lại những khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ nhoi cho người đang bị suy sụp.
![]() |
Thế hệ trẻ ở xứ kim chi bị ràng buộc bởi nhiều nguyên tắc xã hội. Ảnh: SCMP. |
Bên trong vẻ hào nhoáng của ngành công nghiệp Kpop và làm đẹp là một thực tế ảm đạm: tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ tăng cao, giờ làm việc khắt khe nhất so với các quốc gia phát triển ở châu Á.
Millennials (những người sinh từ năm 1981-1996) ở Hàn Quốc tự coi mình là một phần của thế hệ Sampo. Đây là một hiện tượng xã hội mới, từ “Sampo” có nghĩa là phải từ bỏ chuyện hẹn hò, hôn nhân và con cái để tồn tại trong nền kinh tế hạn hẹp.
Theo quan sát của Kim, không ít bạn trẻ nghĩ mình thuộc “thế hệ N-po”. Họ phải hy sinh nhiều thứ bên cạnh 3 tiêu chí trên để đạt được sự hài lòng bên cạnh những thước đo thành công truyền thống.
Văn hóa tụ họp
Yoon Duk-Hwan, đồng tác giả của cuốn sách “Xu hướng Hàn Quốc 2019”, chỉ ra rằng nước này có truyền thống xoay quanh “văn hóa tụ họp”. Các cuộc họp lớp hàng năm là một ví dụ phổ biến khi đời tư của mọi người - từ chuyện kết hôn, đi làm, thất nghiệp - đều được chia sẻ.
“Những cuộc gặp gỡ này củng cố một nền văn hóa độc đoán mà ngày càng nhiều người trẻ chọn không tham gia nữa. Họ nhận ra mình có thể sống mà không bị ràng buộc bởi những vòng kết nối này”, Yoon nhận định.
Go Ji-Hyun mở “Salon gặp gỡ” Chwihyangwan đầu tiên ở Hàn vào năm 2018. Nội thất trong tiệm được bày trí giống như một khách sạn kiểu cũ. Đây là nơi để mọi người tụ tập, trao đổi và trò chuyện.
“Hàn Quốc chưa có văn hóa trò chuyện với nhau vì sợ bị bóc mẽ đời tư, đặc biệt là với người lạ. Lúc mới mở salon này, câu hỏi mà tôi thường gặp nhất là: ‘Làm cách nào để nói chuyện với một người lạ?’”, Go Ji-Hyun chia sẻ.
![]() |
Người Hàn e ngại việc trò chuyện với người lạ vì sợ bị bóc mẽ đời tư. Ảnh: Getty. |
Tại Chwihyangwan, người tham dự không cần tiết lộ tuổi tác của họ. Các thành viên giới thiệu nhau bằng biệt hiệu thân mật và không gọi tên thật hoặc nghề nghiệp.
“Thông thường, người Hàn giao tiếp với nhau dựa trên tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Thay vì đó, tại đây, mọi người chỉ biết đến nhau qua suy nghĩ cá nhân”, Go nói.
Trầm cảm
Theo BBC, tình trạng trầm cảm ở người trẻ Hàn Quốc đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Báo cáo của Dịch vụ Đánh giá Bảo hiểm Y tế cho thấy số người trong độ tuổi 20 được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm.
Ha Ji-Hyun, bác sĩ tâm lý và giáo sư tại Trung tâm y tế Đại học Konkuk ở Seoul, cho hay các cộng đồng như “Làng không lo lắng” hay “Salon gặp gỡ” Chwihyangwan chỉ có thể là không gian cho những người cô đơn có khả năng chi trả.
![]() |
Tỷ lệ trầm cảm ở Hàn đang ở mức cao. Ảnh: SCMP. |
Trong khi đó, trầm cảm có tác động khác nhau với nhóm thanh niên có thu nhập thấp. Nói cách khác, giao tiếp xã hội vốn dĩ gắn liền với tiền bạc và nó có thể là gánh nặng hơn là thú vui.
Tuy nhiên, với tỷ lệ 82% thanh niên Hàn Quốc sử dụng mạng xã hội, ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ Millennials ở mức thu nhập thấp có cơ hội tương tác xã hội.
“Sự hài lòng mà họ có được khi tương tác với người dùng khác qua trực tuyến cũng có giới hạn. Không ít người phải trải qua cảm giác trầm cảm nặng nề sau một thời gian dài bị cô lập về thể chất”, bác sĩ Ha nhấn mạnh.
Với trường hợp của Kim Ri-Oh, sự phân biệt giới tính tại nơi làm việc là chất xúc tác khiến cô nhìn ra một bức tranh toàn cảnh hơn.
“Có một thực tế bị bỏ qua là nam giới tại một số nhà xuất bản kiếm được trung bình 200.000 won mỗi tháng, cao hơn so với đồng nghiệp nữ. Không ai đề cập đến điều đó và dường như tôi không thể thay đổi mọi thứ. Vì vậy, tôi đã rời đi”, Kim bày tỏ.
Theo Zing
Tham gia thử nghiệm lâm sàng đổi lấy tiền đang là cách nhiều thanh niên Hàn Quốc thất nghiệp chọn để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, việc làm này dấy lên các tranh cãi về đạo đức.
" alt=""/>'Ngôi làng không lo lắng' dành cho người trẻ trầm cảm ở Hàn