GS Nguyễn Văn Minh cho hay, đã đi theo nghề giáo thì xác định dạy học là một thiên chức đạo đức cao quý.
Song, dù thiên chức cao quý nhưng cũng lắm gian nan, và nhà giáo phải đối diện với nhiều thứ, nhiều chiều.
“Trong quan niệm xã hội có lúc chưa thật tích cực khi nhìn nhận về giáo dục, về học vấn và hệ quả là lăng kính về người thầy không như những gì thật cao đẹp. Cũng có lúc một bộ phận đánh đồng việc dạy học với kiếm sống thông thường. Hãy nhớ rằng nó không chỉ là một nghề thuần túy. Nếu như vậy, chắc chẳng có ai nguyện dành tuổi thanh xuân của mình cho trẻ nơi vùng biên ải, núi rừng, hải đảo”, thầy Minh nói.
Theo GS Minh, dạy học là thiên hướng, là tạo dựng tương lai chứ không thuần túy chỉ là làm công ăn lương.
GS Minh cho rằng, những gì đang diễn ra trong lớp học, trên giảng đường hôm nay, dù có ít ỏi chăng nữa vẫn mang tính quyết định, định hình xã hội ngày mai.
“Không thể chối cãi rằng, đất nước nào đầu tư đúng mức cho giáo dục, người thầy được tôn trọng thì không chỉ tiến bộ trong hiện tại mà đó là nền tảng cho phát triển của tương lai. Nơi nào người thầy được tôn trọng thì ở đó xã hội văn minh. Sự bền vững muôn đời của một đất nước là từ giáo dục và cách giáo dục”.
Theo thầy Minh, giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông cần có quan niệm đúng đắn: “Đừng để cho giáo dục chuyển một nền học vấn sang tìm kiếm việc làm một cách thuần túy. Đừng để kiến thức trở thành hàng hóa, một sản phẩm để mua bán và sử dụng. Sự tầm thường hóa này sẽ dẫn đến quan niệm lệch lạc về người thầy, về những chuẩn mực chân chính của xã hội và là gốc rễ của những suy đồi trong đạo đức. Đừng quá coi trọng kỹ năng mà quên rằng giáo dục để mỗi người tự soi sáng bản thân để tiến bộ. Nếu chỉ nhăm nhăm tập trung đào tạo nghề nghiệp để mỗi người không biết gì ngoài địa hạt của mình thì quả thật thiếu sót”.
Ông Minh nhìn nhận, giáo dục đang đổi mới và đòi hỏi rất nhiều, do đó trọng trách lớn lao đặt ra với cả thầy và trò trường sư phạm.
Muốn vượt qua, ông Minh cho rằng nhà trường phải thay đổi: “Phải tạo bước chuyển căn bản trong nhận thức về người thầy. Không thể áp những quy chuẩn hành chính thông thường đối với thầy cô mà phải coi đây là lao động đặc biệt”. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, ông Minh cũng nhắn nhủ tới các giảng viên và sinh viên sư phạm, trong mọi hoàn cảnh, hãy giữ tâm sáng, chí bền và hành động chân chính. “Vì rằng, ai sẽ là người làm thay đổi nền giáo dục, nếu không phải bắt đầu từ chúng ta”, ông Minh nói.
Tại buổi lễ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng tổ chức trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các nhà giáo xuất sắc. |
Các cá nhân xuất sắc được nhận giấy khen của hiệu trưởng nhà trường. |
Thanh Hùng
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thầy cô giáo đã có những chia sẻ về nghề và những mong mỏi với học sinh và phụ huynh.
" alt=""/>Hiệu trưởng trường sư phạm: “Dạy học không thuần túy chỉ là làm công ăn lương”Cuộc họp có sự tham dự của UBND Quận 9, Phòng GD-ĐT, Ban Giám hiệu nhà trường, Các thành viên đại diện cho cha mẹ học sinh của các lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh được bầu từ đầu năm và hàng trăm phụ huynh của trường.
![]() |
Phụ huynh Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi họp bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh mới |
Không tín nhiệm và tin tưởng vào Ban đại diện cha mẹ học sinh vừa bầu từ đầu năm, các phụ huynh đã miễn nhiệm và quyết định bầu ra một ban đại diện cha mẹ học sinh mới.
Sau thời gian thảo luận căng thẳng, kéo dài phụ huynh của trường cũng đã bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường mới. Ban đại diện phụ huynh mới của Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi sẽ tham gia giám sát chất lượng an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn của học sinh bán trú trong thời gian sắp đến.
Trong thời gian chưa tìm được nhà cung cấp dịch vụ nấu ăn mới, Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi vẫn sẽ vẫn tổ chức dịch vụ bán trú bình thường cho học sinh. Đơn vị nấu ăn cũ vẫn tiếp tục làm việc dưới sự giám sát của nhà trường và phụ huynh.
Liên quan đến chất lượng bữa ăn bán trú ở Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi, sau chỉ đạo của ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, UBND Quận 9 đã có chỉ đạo giải quyết các vấn đề của phụ huynh phản ánh.
UBND Quận 9 yêu cầu nhà trường phải đảm bảo ổn định hoạt động dạy và học, không để ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
Thay đổi nhà cung cấp thực phẩm, nhà cung cấp gia vị. Thức ăn bán trú phải đảm bảo an toàn thực phẩm, có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, chất lượng bữa ăn phải đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với học sinh tiểu học. Nhà trường công khi khẩu phần ăn hàng ngày bằng hình ảnh, gửi đến phụ huynh học sinh và có thông báo thực đơn tại cổng trường để phụ huynh theo dõi.
Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh bàn bạc, xem xét về việc thay đổi đơn vị nấu ăn, tổ chức đấu thầu công khai đơn vị nấu ăn mới, ký hợp đồng nấu ăn giữa 3 bên (nhà trường, cha mẹ học sinh, đơn vị nấu ăn), bảo đảm tăng cường giám sát để các cháu học sinh có khẩu phần ăn tốt nhất.
Trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện gắn camera trong khu vực nhà bếp, nhà ăn, giám sát từ khâu nhập liệu đến khâu chế biến, phân chia khẩu phần ăn cho các cháu (bằng nguồn huy động xã hội hóa).
Trường bàn bạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh đổi nước uống hiện tại sang loại nước uống tốt hơn cho học sinh.
Các khoản thu hộ, chi hộ trong nhà trường cần minh bạch cụ thể từng nguồn thu để phụ huynh giám sát.
UBND Quận 9 thành lập tổ liên ngành, kiểm tra toàn diện đối với nhà trường về công tác bán trú, tinh thần thái độ của cán bộ, viên chức nhà trường, làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan, trách nhiệm của nhà cung cấp thức ăn để xử lý trách nhiệm theo quy định.
Giao Phòng GD-ĐT quận tham mưu, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người lao động làm công tác mẫu trong thời gian sớm nhất.
Ban Giám hiệu nhà trường quán triệt đến giáo viên, nhân viên nhà trường tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng phân biệt đối xử học sinh trong nhà trường.
Minh Anh
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn đề nghị UBND Quận 9 chỉ đạo, thành lập tổ liên ngành giải quyết dứt điểm sự việc ở Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi.
" alt=""/>Diễn biến mới vụ 'lùm xùm' bữa ăn bán trú ở Trường Trần Thị BưởiAnh Cường bị tật nguyền từ nhỏ. Lên 7 tháng tuổi, một trận cảm nặng gây biến chứng khiến anh bị liệt cánh tay trái và chân phải, chỉ có thể bò. Lớn lên, anh chống nạng tập đi.
Chính vì vậy, anh Cường không thể đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Mãi đến năm 13 tuổi, anh mới học lớp 1. Chán nản với cảnh phụ thuộc vào nạng, anh quyết tâm tập đi trên chính đôi chân của mình. Dù rất cố gắng suốt thời gian dài, anh vẫn phải chống tay vào đầu gối mới đi được.
Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương tiếp nhận và dạy nghề miễn phí cho anh. Qua quá trình học tập, người đàn ông tàn tật đã thành thục sửa chữa đồ điện. Nhưng khi ra xã hội mưu sinh, anh chẳng có khách mà toàn giúp miễn phí mỗi khi ai đó nhờ.
“Đồng tiền thì quý thật đấy nhưng có khi bà con hàng xóm chỉ nhờ chỉnh, sửa lại có một chút, tôi chỉ giúp thôi. Chứ khách nhờ cũng chẳng có mấy. Ai thương thì cho đồ ăn hay thứ gì đó cảm ơn vậy thôi”, anh Cường chia sẻ.
Mãi đến năm 28 tuổi, anh mới kết hôn với chị Trần Thị Lương. Bản thân vợ anh mắc chứng thiểu năng trí tuệ, chân tay chậm chạp. Được chính quyền hỗ trợ xây nhà, anh chị tìm được hạnh phúc bên nhau khi 2 cô con gái xinh xắn lần lượt ra đời.
Tương lai mịt mù
Cháu Nguyễn Thị Minh Phương (7 tuổi), con gái thứ 2 của vợ chồng anh Cường kể từ lúc chào đời sức khoẻ đã rất yếu. Cháu mắc bệnh phổi nặng, thường xuyên phải đi viện điều trị. Con bệnh tật nên ngoài chi phí sinh hoạt hàng ngày, anh phải cáng đáng thêm cả tiền thuốc.
Trong khi đó, thu nhập từ việc bán tăm của anh Cường quá ít ỏi, may mắn có thêm 405.000 đồng trợ cấp của Nhà nước hàng tháng nhưng cũng không thấm tháp vào đâu. Mới đây, chị Lương được một công ty nhận vào làm với mức lương 1 triệu đồng/tháng. Tổng số tiền gia đình anh kiếm được dù hết sức tằn tiện vẫn không đủ ăn.
![]() |
Anh Cường vừa được một nhà hảo tâm tặng chiếc xe điện đi bán tăm |
Nhìn bố mẹ vất vả, con gái đầu lòng của anh chị là cháu Nguyễn Quỳnh Hương (11 tuổi) ra sức phấn đấu học tập. Hương tâm sự: “Con thương bố lăn lộn khắp nơi để kiếm tiền nuôi chị em con. Con thương mẹ toàn bị đuổi việc, thương em Phương bệnh tật. Con ước lớn thật nhanh, học thật giỏi để đi làm nuôi bố mẹ cho gia đình con không vất vả nữa”.
Đưa ánh mắt ảm đạm nhìn ra bên ngoài, hai đứa trẻ rầu rĩ, lo sợ khả năng sẽ không được đến trường, tương lai sẽ không biết phải làm thế nào khi mà gia đình chúng vẫn đang phải chạy ăn từng bữa. Rất mong hoàn cảnh của cháu Phương, cháu Hương nhận được sự quan tâm của cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Anh Nguyễn Văn Cường, ở thôn Cõi, xã An Sơn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. SĐT 0986346937. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.101(gia đình anh Nguyễn Văn Cường) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: |
Mồ côi cha từ nhỏ, sống trong cảnh nghèo khó, số phận bất hạnh vẫn chưa buông tha khi mới đây, anh Đỗ Văn Vĩnh không may bị tai nạn giao thông, tính mạng "leo lét như ngọn đèn trước gió”.
" alt=""/>Bố tàn tật, mẹ thiểu năng trí tuệ, tương lai hai đứa trẻ mịt mù