Chiều qua, ngày 25/7, tại Hội nghị thường niên Vietnam CEO Summit 2018, Tập đoàn Công nghệ CMC đã được trao tặng giải thưởng Top 5 Doanh nghiệp CNTT-Viễn thông năm 2018 cùng với Tập đoàn Viettel, Tập đoàn FPT, Tập đoàn VNPT và VNG.
Nếu không xét đến 2 tập đoàn nhà nước Viettel và VNPT thì trong khối doanh nghiệp tư nhân, Tập đoàn Công nghệ CMC được lọt vào Top 2 Doanh nghiệp CNTT-Viễn thông uy tín năm 2018. Và nếu chỉ xét các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì CMC cũng là Tập đoàn Công nghệ số 2 Việt Nam về mức vốn hóa, doanh thu và số lượng nhân lực.
Bên cạnh danh hiệu trên, Công ty Tích hợp Hệ thống CMC (CMC SI), là công ty thành viên của Tập đoàn Công nghệ CMC, cũng lọt vào vị trí số 2 trong Top 10 doanh nghiệp Giải pháp phần mềm và Tích hợp hệ thống uy tín năm 2018. Như vậy, cả Tập đoàn Công nghệ CMC và Công ty CMC SI đều lọt vào Top2 của các bảng xếp hạng.
![]() |
Đón nhận những danh hiệu này, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC Nguyễn Trung Chính cho biết: Đây là sự ghi nhận đáng tự hào cho CMC. Làn sóng công nghệ mới đang mang lại cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nhiều cơ hội lớn. CMC quyết giữ mãi ngọn lửa cháy bỏng công nghệ, dẫn đầu chuyển đổi số, sẵn sàng cung cấp các giải pháp công nghệ 4.0 cho Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
Việc đánh giá uy tín của các công ty công nghệ được căn cứ theo 3 tiêu chí chính: Kết quả đánh giá tài chính, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông kết hợp với khảo sát các chuyên gia công nghệ và các công ty trong ngành. Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report, quá trình đánh giá các doanh nghiệp được diễn ra độc lập và khách quan, theo quy trình mà Vietnam Report đã triển khai để bình chọn các giải Top 10, Top 500 từ nhiều năm.
![]() |
![]() |
![]() |
Facebook cũng cho biết công ty đã dựa vào "vị trí và tầm quan trọng của Zuckerberg đến Facebook" khi đưa ra khoản trợ cấp này, cũng như mức lương 1 tỷ USD một năm dành cho CEO vào năm ngoái. "Ủy ban thường trực tin rằng khoản trợ cấp này, cùng với các chi phí của chương trình an ninh tổng thể cho ông Zuckerberg là hoàn toàn phù hợp và cần thiết trong hoàn cảnh hiện tại", SEC cho biết thêm.
Tình từ năm 2015 trở đi, ngân sách để đảm bảo an ninh cá nhân của Zuckerberg và gia đình liên tục tăng từ 4,2 triệu USD cho đến con số 10 triệu USD như hiện nay, theo một tuyên bố được đệ trình vào tháng 4 năm nay. Trong đó, đội ngũ vệ sĩ của Mark Zuckerberg có 16 người sẽ thay nhau bảo vệ cho CEO.
" alt=""/>Facebook vừa tăng phí bảo vệ cho Mark Zuckerberg và gia đình lên 10 triệu USDHội nghị sơ kết thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện tại 6 địa phương (TP.HCM, Đà Nẵng; Đồng Nai, Đăk Nông, Quảng Nam, Bắc Kạn) diễn ra ngày 7/6/2018 do Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Tấn Dũng chủ trì.
Thông báo nêu rõ, trên cơ sở báo cáo tổng kết của Vụ Kế hoạch - Tài chính, báo cáo của các Sở LĐTB&XH về những mặt được, khó khăn, bất cập, kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất phương hướng trong thời gian tới, ý kiến tham luận của phòng LĐTB&XH, cán bộ chi trả trợ cấp tại cấp xã, phường, thị trấn và của đại diện Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Tấn Dũng đánh giá, phương thức chi trả qua Bưu điện phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và tiến trình cải cách thể chế, bộ máy quản lý, tăng cường dịch vụ sự nghiệp công; giảm áp lực công việc cho công chức ngành LĐTB&XH; đảm bảo an toàn về quản lý tiền chi trả trợ cấp, quy định trách nhiệm bồi hoàn của cơ quan Bưu điện khi có thất thoát; tách bạch giữa công tác quản lý, xác lập đối tượng với công tác chi trả, phòng ngừa khả năng trục lợi trong quá trình chi trả; đối tượng hưởng nhiều loại trợ cấp: hưu trí, người có công..., không phải đi lại nhiều lần.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cũng cho rằng, phương thức này vẫn còn một số khó khăn, bất cập như: cơ quan Bưu điện mới chỉ thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên, các chế độ ưu đãi khác vẫn do ngành LĐTB&XH thực hiện; cán bộ chi trả của Bưu điện chưa am hiểu chính sách nên không giải đáp các vướng mắc của đối tượng; sự phối hợp giữa cơ quan Bưu điện với Phòng LĐTB&XH có việc chưa chặt chẽ; mức chi phí chi trả trợ cấp cho cơ quan Bưu điện chưa thống nhất giữa các địa phương tham gia thí điểm.
Một vài kinh nghiệm được rút ra qua thực hiện thí điểm như: cần tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ và đối tượng thụ hưởng; cơ quan Bưu điện cần chủ động phối hợp với cơ quan LĐTB&XH tại địa phương trong tổ chức thực hiện; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chi trả thuộc cơ quan Bưu điện; phải làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ LĐTB&XH đang thực hiện chi trả trợ cấp tại cấp xã; tăng cường công tác truyền thông tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
" alt=""/>Sẽ mở rộng thí điểm chi trả trợ cấp người có công qua Bưu điện tại 19 tỉnh, thành phố