
Dù thông báo của Apple không đề cập rõ ràng phiên bản 32-bit hay 64-bit của ứng dụng, thế nhưng thực tế là chỉ các ứng dụng 32-bit cũ mới "kích hoạt" lời khuyến cáo của Apple. Các thông điệp tương tự đề cập rõ ràng việc chỉ hỗ trợ ứng dụng 64-bit cũng đã có trong các bản beta của iOS 10.0, tuy nhiên, chúng bị xoá đi trong phiên bản chính thức của bản iOS này. Apple đã yêu cầu các ứng dụng mới được viết cho iOS phải hỗ trợ kiến trúc 64-bit kể từ tháng 2/2015, và các yêu cầu update ứng dụng từ tháng 6/2015 cũng phải hỗ trợ kiến trúc này. Bởi vậy, các ứng dụng đã "kích hoạt" lời khuyến cáo của Apple là những ứng dụng mà nhà phát triển nó đã không động vào ít nhất 1 năm rưỡi. Trên thực tế, lập trình viên đã có thể hỗ trợ 64-bit từ năm 2013, tuy nhiên, hầu hết họ đều "nói không" cho tới khi việc hỗ trợ này là một yêu cầu bắt buộc của Apple.
RIP 32-bit emulation mode in iOS 11? pic.twitter.com/byMFuJPuVN
— Peter Steinberger (@steipete) January 31, 2017
Hồi mùa thu năm ngoái, Apple có động thái mạnh tay, khi theo một báo cáo, hãng gỡ 43.300 ứng dụngkhỏi App Store.
"Táo khuyết" là công ty kiểm soát hoàn toàn phần cứng, hệ điều hành, và nền tảng phân phối ứng dụng. Đây chính là một phần lý do giải thích vì sao quá trình chuyển dịch từ 32-bit sang 64-bit diễn ra rất suôn sẻ và nhanh chóng. Phiên bản 64-bit của Windows phát hành năm 2005, và mặc dù kể từ thời Windows 7, bản 64-bit của Windows khá phổ biến trên thị trường, cho tới nay chúng ta vẫn có phiên bản 32-bit của Windows 10. Nó được cài trên các mẫu máy tính giá rẻ. Mac OS X (nay là macOS) bắt đầu hỗ trợ 64-bit từ 2003, và quá trình này phải tới 2012 mới hoàn thành. Các phiên bản hiện tại của hệ điều hành này vẫn có thể chạy ứng dụng 32-bit. Trên Android, nếu bạn mua các model smartphone đời mới, khả năng máy hỗ trợ 64-bit là khá cao. Tuy nhiên, một số máy Android mới vẫn chỉ hỗ trợ 32-bit, và các model đời cũ (thậm chí các máy thực sự được cập nhật phần mềm và có phần cứng hỗ trợ 64-bit) vẫn tiếp tục sử dụng phiên bản 32-bit của Android.
Một số cột mốc chính trong quá trình chuyển dịch sang 64-bit của Apple
![]() |
Tháng 9/2013: Apple giới thiệu iPhone 5S. Chip Apple A7 của nó giúp 5S trở thành iDevice 64-bit đầu tiên. iOS 7 là phiên bản 64-bit đầu tiên của iOS, ít nhất khi nó chạy trên chip A7.
Tháng 10/2013: iPad Air và iPad Mini 2 được giới thiệu. Cả 2 đều dùng chip SoC Apple A7.
Tháng 3/2014: iOS 7.1 được tung ra. Nó giải quyết hầu hết lỗi crash liên quan tới bộ nhớ trong iOS 64-bit.
" alt=""/>Chính sách mới của Apple và lời báo tử với hàng trăm ngàn ứng dụng cũLễ khai trương F-Ville 2 vừa được Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software), đơn vị thành viên của FPT tổ chức chiều nay, ngày 13/2/2017 tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Văn Nhạ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương cùng hơn 160 lãnh đạo cấp cao của các Tập đoàn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc…
Cùng với việc mở rộng quy mô nhân sự và định hướng trở thành trung tâm toàn cầu cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, trong năm 2017, FPT Software có nhu cầu tuyển dụng 5.000 nhân lực ở tất cả các vị trí.
Phát biểu tại sự kiện này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã đặt ra bài toán phải làm sao trong thời gian sớm nhất phải có được 1 triệu lao động làm việc ở lĩnh vực CNTT, dịch vụ CNTT, công nghiệp nội dung số. Trong khi con số này hiện nay chỉ là khoảng 300.000 người.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, để Việt Nam trở thành một hub - trung tâm thu hút và phát triển công nghệ thì chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều. Khu công cao Hoà Lạc cần phải có doanh số lớn hơn nhiều lần, phải sản sinh ra nhiều công nghệ làm thay đổi đời sống con người.
Để các mục tiêu trên trở thành hiện thực, theo Phó Thủ tướng, thời gian tới Việt Nam cần thêm nhiều làng phần mềm, không chỉ là làng phần mềm của FPT mà của các doanh nghiệp khác.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho biết: “Làng phần mềm F-Ville là trung tâm xuất khẩu phần mềm có quy mô lớn nhất và đầu tiên được xây dựng tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc. FPT cam kết sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục đào tạo, phát triển hạ tầng, nghiên cứu và phát triển để Làng phần mềm F-Ville tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc trở thành một trung tâm toàn cầu về dịch vụ chuyển đổi số”.
![]() |
Cơ quan Mạng Liên bang của Đức (FNA) phụ trách vấn đề viễn thông vừa cảnh báo các bậc phụ huynh đã mua búp bê Cayla cần vô hiệu hóa đồ chơi này ngay lập tức vì nhiều chức năng của búp bê có thể bị sử dụng cho mục đích gián điệp.
Cayla sử dụng kết nối Bluetooth, Wi-Fi và công nghệ thoại-text cho phép giao tiếp với trẻ nhỏ và trả lời các câu hỏi đơn giản của trẻ. Búp bê này hiện đã bị cơ quan chức năng của Đức xếp vào danh mục hàng bất hợp pháp.
FNA cảnh báo camera và microphone của Cayla có khả năng truyền bí mật tín hiệu và dữ liệu của người dùng. Cơ quan này đã hướng dẫn tất cả cửa hàng đồ chơi tại Đức loại khỏi quầy hàng loại búp bê này.
Búp bê Cayla là sản phẩm của công ty Genesis Toys, Mỹ. FNA cáo buộc Genesis Toys đã không bảo vệ chức năng Bluetooth cẩn thận dẫn tới tình trạng chúng bị bên thứ ba lợi dụng.
Đức là quốc gia có luật bảo vệ dữ liệu nghiêm khắc nhất thế giới. Công dân nước này có thể bị phạt tù tới hai năm nếu bán hoặc tàng trữ thiết bị theo dõi bị cấm.
Nguyễn Minh(theo NBCNews)
" alt=""/>Đức cấm búp bê vì nguy cơ làm lộ thông tin người dùng