Nhân học kỹ sư nông nghiệp không phải do đam mê từ bé mà cốt để gần nhà như mong muốn của bố mẹ. Thế nhưng, càng học, Nhân càng phát hiện sự thú vị của cây trái, hoa màu…
Những ngày tháng sinh viên, Nhân có cơ hội thực tập ở nhiều nơi, tiếp xúc vô số loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, trong một lần về nhà bạn ở An Giang, chàng sinh viên bị mê hoặc bởi những chậu sen kiểng.
Nhân kể: “Tôi thích sen quá nên mua giống về trồng thử. Lúc đầu trồng, tôi gặp nhiều khó khăn, sen thường bị hư, mắc bệnh…
Tôi hỏi dò kỹ thuật trồng của các nhà vườn thì họ không hướng dẫn. Thế là, tôi tự trải nghiệm, làm đến đâu giải quyết đến đó.
Người trồng chăm chỉ, chủ động phòng ngừa bệnh tật, hạn chế sử dụng phân thuốc thì cây cho hoa đẹp”.
Chàng sinh viên theo dõi, quan sát, ghi chép cặn kẽ đặc tính, cách phòng chống bệnh hán thư, thối nhũng… trên cây sen.
Sau khi tốt nghiệp, Nhân đi làm ở một số công ty, đồng thời thuyết phục bố mẹ chuyển từ lúa nước sang trồng sen lấy hoa.
“Mình làm kỹ sư nông nghiệp, có thể nói chuyện ở hội thảo, hướng dẫn cho người khác nhưng ở nhà, nói chuyện với ba mẹ phải lựa lời”, Nhân chia sẻ.
Bởi vậy, Nhân chủ động thuê đất chỗ khác, trồng thử sen cho bố mẹ theo dõi. Thấy chàng kỹ sư trồng sen, nhiều người nói ra nói vào, có người còn cười việc làm đi ngược số đông.
Khi thấy mô hình trồng sen lấy hoa của con trai khả quan, bố mẹ của Nhân đồng ý triển khai trồng trên ruộng nhà, một vài người khác cũng muốn làm theo.
Thu hoạch khoảng 1.000 bông sen mỗi ngày
Trước khi phát triển mô hình trồng sen, Nhân tìm hiểu cặn kẽ thổ nhưỡng, thời tiết… của quê nhà. Khi thấy các tiêu chí đều phù hợp, Nhân mới mạnh dạn trồng sen trên diện tích rộng.
Trên diện tích 1ha của gia đình, Nhân trồng trước 500m2, đến 1 tháng sau thì trồng thêm 500m2. Cứ như thế, lớp sen trước vừa tàn thì lứa sen sau vừa kịp cho hoa.
Giống sen mà Nhân lựa chọn là sen Quan Âm trắng, Quan Âm hồng và sen Juwaba. Những loại sen này cho hoa to, nhiều cánh, hương thơm, lâu tàn, phù hợp cho việc trang trí, cắm hoa…
Sen trồng khoảng 60-70 ngày có thể thu hoạch hoa. Trong 3 tháng tiếp theo, mỗi ngày, ruộng sen cho thu hoạch được khoảng 1.000 bông.
Việc thu hoạch khá vất vả, ngày nào cũng phải cắt hoa 2 lần vào 5h sáng và chiều tối. Thế nên, bố mẹ Nhân thuê thêm 2-3 nhân công. Trừ chi phí chăm sóc, nhân công, mỗi ngày, ông bà thu vào hơn 1 triệu đồng.
Ngoài số hoa của gia đình, Nhân còn kết hợp bao tiêu hoa sen của các nhà vườn khác. Sen được bán trực tiếp đến các cửa hàng, chợ đầu mối ở Cần Thơ và gửi qua đường bưu cục đến các tỉnh thành khắp cả nước.
Ngoài trồng sen lấy hoa, Nhân còn bán thêm sen làm trà, thân sen làm ống hút, lá sen dùng chế biến các món ăn, sen làm giống, sen kiểng…
Đặc biệt, loại sen mà Nhân trồng có dược tính rất tốt. Hoa sen Quan Âm trắng có công dụng trị tim mạch, cao huyết áp. Thế nên, 2 năm qua, các phòng thuốc Nam từ thiện ở địa phương thường đến lấy hoa về làm thuốc.
Nhân nói: “Những diện tích sen già, chúng tôi không xịt phân thuốc nữa mà để dành đợt hoa đó làm thuốc. Mẹ tôi cắt hoa về phơi khô, rồi người ở các phòng thuốc từ thiện đến lấy, tặng cho người bệnh”.
Hiện tại, ngoài làm cho vườn nhà, chàng kỹ sư nông nghiệp này còn nhận tư vấn kỹ thuật cho nông dân ở nhiều nơi. Trong đó, mô hình trồng nấm mối của Nhân đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà vườn.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau ngần ấy năm rời xa trường lớp phổ thông, mỗi đứa mỗi hướng lập nghiệp, đứa đi làm sớm, đứa học lên cao, với đủ các ngành nghề khác nhau, những tưởng chúng tôi sẽ có nhiều chuyện để kể cho nhau nghe, để nhìn lại cả một quá trình trưởng thành của mình, nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược.
>>'Họp lớp là nơi khoe khoang tiền của, con cái'
Câu đầu tiên mà tôi nghe những người bạn của mình hỏi là: "Đang làm gì rồi? Lương bao nhiêu? Vợ con gì chưa...?" - những câu hỏi mà với tôi chẳng khác mấy với lời chào xã giao của mấy kẻ xa lạ. Tôi từng hy vọng sẽ được chào đón nhưng mấy đứa nhóc mới lớn ngày nào với những biệt danh chỉ tụi học trò mới nghĩ ra. Nhưng tuyệt nhiên không hề thấy.
Có vẻ như họp lớp bây giờ là dịp để người ta so bì xem sau ngần ấy năm, đứa nào làm chức cao hơn, đứa nào lương nhiều hơn, đứa nào vợ đẹp con khôn hơn...? Chẳng thế mà đám bạn về họp lớp tôi vừa qua chỉ toàn là kỹ sư, trưởng phòng, trưởng nhóm, dân kinh doanh, ngân hàng... đại khái là dân có chỗ đứng trong xã hội, làm ra tiền. Cũng bởi thế mà những câu chuyện của chúng tôi cũng chẳng khác nào hội nghị liên kết, hợp tác làm ăn. Mấy đứa làm bất động sản nhanh chóng bắt chuyện với dân ngân hàng, mấy đứa làm bảo hiểm cũng "bắt sóng" ngay với đám dân văn phòng... loanh quanh toàn chuyện "tiền".
>>Những người nghèo đi họp lớp
Tôi từng muốn hỏi đứa bạn cùng bàn về cái vết sẹo trên đầu sau vụ ẩu đả năm cuối cấp giờ thế nào, muốn hỏi cô bạn từng thương thầm năm ấy giờ có còn giữ mấy dòng lưu bút của mình không, muốn hỏi anh bạn thân nhất cha mẹ ở nhà có khỏe không...? Nhưng rồi tất cả đều không có cơ hội được nói ra, hoặc ít nhất là tôi cũng chẳng còn biết nói vào lúc nào cho hợp với mạch chuyện của đám bạn ngày nào.
Buổi họp lớp kéo dài từ sáng tới tận tối, với hết tăng này đến tăng nọ, nhưng dường như chúng tôi chỉ thay đổi không gian nói chuyện chứ chẳng khác mấy về nội dung. Để rồi tất cả kết thúc một cách nhạt nhẽo nhất có thể với đôi ba số điện thoại được trao đổi, vài tấm thiệp cá nhân được đổi tay, mà tôi tin phần lớn nhằm mục đích làm ăn sau này.
>> Nỗi buồn sau buổi kỷ niệm 20 năm ra trường
Với một kẻ không làm về kinh doanh, có xu hướng thích mấy thứ chữ nghĩa, lãng mạn như tôi, có vẻ buổi họp lớp kia đã rút sạch những niềm hứng khởi, háo hức của mình. Nhìn sang những buổi họp lớp của cha mẹ, tôi càng thêm ghen tỵ. Ở cái tuổi gần 70, "thất thập cổ lai hy", ấy thế mà các các cô chú, các bác bạn của bố mẹ luôn háo hức chờ đến ngày gặp mặt mỗi năm. Họ vui vẻ với nhau, nói đôi ba câu chuyện về cuộc sống hàng ngày, về gia đình, sức khỏe của nhau, tôi thấy thật ấm áp. Đấy là lúc những buổi họp lớp giữ được đúng giá trị vốn có của nó.
Phải chăng, chỉ khi người ta đã hết động lực phấn đấu trong cuộc sống, khi tuổi đã về già, mới là lúc những buổi họp lớp nên diễn ra?
Nam Thành
>> Bạn có đồng tình với quan điểm này? Gửi bài tại đây. Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
Đoạn clip trên vừa xuất hiện trên Youtube. Tại sân khấu khá hẹp của đám cưới với phông nền “Lễ thành hôn” đỏ rực, 3 cô gái thể hiện rất điệu nghệ động tác ưỡn ngực, xoay, đá chân, lắc hông... theo tiếng nhạc. Đoạn clip dài hơn 1 phút và dừng lại khi 3 cô gái vẫn còn lắc theo điệu nhạc "Gangnam Style".
Theo thông tin của người đưa clip lên Internet thì đây là đám cưới ở một vùng quê và thuê các cô gái này về nhảy.
Một số thành viên cho rằng đám cưới ở quê có màn nhảy này là “khá” hơn cả đám cưới trên thành phố.
“Nói từ quê chứ nhiều khi chưa chắc nhiều nhà trên thành phố bằng quê”, thành viên Hàn Xì phản bác. Duong Phuong bổ sung “quê nhưng theo nhiều nghĩa”.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng đám cưới không nên có trò nhảy múa này