Liên quan vụ việc này, ông Phan Thanh Phải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Hữu, cho hay, ngày 25/10, đoàn kiểm tra của nhà trường đã tới đơn vị cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh (địa chỉ Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức) để kiểm tra.
Đi cùng đoàn kiểm tra có đại diện phụ huynh. Sau khi kiểm tra ở bếp, đoàn lên văn phòng làm việc thì có một phụ huynh ở lại trong bếp. Tại đây, vị phụ huynh đã yêu cầu nhân viên đơn vị cung cấp suất ăn mở tất cả các tủ đông đựng thực phẩm. Khi kiểm tra, phụ huynh phát hiện một số chai tương không nhãn mác và một số chân gà như mọi người thấy trên mạng xã hội.
Trước phản ứng của phụ huynh, ông Phải thông tin, nhà trường đã ra quyết định cho dừng bán trú từ ngày 26/10, đồng thời ngưng hợp đồng cung cấp suất ăn với đối tác. Nhà trường đã tổ chức họp với ban đại diện phụ huynh và đề nghị giới thiệu đơn vị cung cấp suất ăn mới cho học sinh.
Đơn vị cung cấp suất ăn cho Trường Tiểu học Phú Hữu cũng cung cấp suất ăn cho 4 trường học con lại. Như vậy khoảng 4.000 học sinh ở TP.Thủ Đức, TP.HCM phải tạm thời tự túc cơm trưa, trong thời gian chờ các trường tìm đối tác cung cấp suất ăn mới.
Những địa điểm tập trung nhiều quán bán đồ ăn vặt cho học sinh nhất là Trường Tiểu học Bãi Cháy (phường Bãi Cháy), Trường Tiểu học Cao Xanh (phường Cao Xanh), Trường Tiểu học Cao Thắng (phường Cao Thắng) và Trường THCS Trọng Điểm (phường Hồng Hải)...
Đơn cử, tại cổng Trường Tiểu học Bãi Cháy có khoảng 10 quán bán đồ ăn vặt, chủ yếu do người dân tận dụng mặt bằng trước cửa nhà để bán.
Một chủ cửa hàng tại đây cho biết, trong ngày sẽ có 4 lần học sinh mua đồ ăn vặt nhiều nhất là lúc trước khi vào lớp và sau khi tan học của cả hai buổi sáng và chiều. Học sinh chủ yếu mua bim bim, kẹo, nước uống đóng vào túi và đồ ăn xiên que.
Tại cổng Trường Tiểu học Cao Thắng có khoảng 7 cửa hàng bán đồ ăn vặt nằm san sát nhau. Ngoài ra, vào thời điểm tan học còn có thêm nhiều xe lưu động bán viên xiên, xúc xích chiên dầu. Học sinh đa số mua thịt bò khô, que cay và nước ngọt với giá chỉ từ 3 đến 10 nghìn đồng.
Anh V.V.T (37 tuổi, trú phường Cao Thắng) cho biết, rất lo ngại khi thời gian gần đây đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán tràn lan trước cổng trường. Chính vì vậy, anh luôn luôn chủ động đưa con đi học và tới trước đón con về để tránh trường hợp con la cà đi theo bạn để mua đồ ăn trước cổng trường.
"Không phải khắt khe nhưng tôi không bao giờ cho con mình tiền mua đồ ăn vặt trong lúc đi học vì đồ ăn không đảm bảo an toàn. Đây cũng là biện pháp bảo vệ con cái trước những mối nguy hại tiềm ẩn trong đồ ăn không rõ nguồn gốc", anh T. chia sẻ.
Tại Trường THCS Trọng Điểm, sau giờ tan học, rất nhiều học sinh đi từng tốp tranh thủ tạt ngay vào những quán bán đồ ăn vặt trong thời gian chờ phụ huynh tới đón. Lúc này cũng là thời gian người bán xiên que bận rộn nhất khi vừa chào mời vừa chiên lại những viên chiên đã chế biến sẵn trước đó qua chảo dầu có màu sẫm.
Tương tự, tại TX Quảng Yên, hầu như cổng trường học nào cũng có quán bán đồ ăn vặt với đầy đủ mặt hàng. Những quán bán đồ ăn sáng như xôi, bánh mỳ sẽ bán kèm theo đồ ăn vặt mỗi khi học sinh có nhu cầu mua.
Nhận thấy đây là mối nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, TX Quảng Yên đã thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra các cơ sở kinh doanh tạp hóa tại 45 cơ sở trường học trên địa bàn.
Quá trình kiểm tra phát hiện và lập biên bản thu giữ nhiều đồ ăn vặt như kẹo, chân gà, cánh gà, bim bim, kẹo ngậm dạng tem giấy có in nhãn mác chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc hoặc nhãn mác không đúng quy định.
Đáng chí ý tại cửa hàng tạp hóa D.T, tại xã Hiệp Hòa phát hiện nhiều loại kẹo bánh in chữ nước ngoài không có phiên âm tiếng Việt được bày bán. Lực lượng chức năng tiến hành thu giữ, tiêu hủy số bánh kẹo trên theo đúng quy định.
Đồng thời nhắc nhở, khuyến cáo chủ cửa hàng không bán hàng hóa không rõ nguồn gốc và thực hiện nghiêm việc buôn bán hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trước đó, tại Trường THCS thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn và Trường THCS&THPT Hoành Mô, huyện Bình Liêu có hơn 30 học sinh có các triệu chứng đau đầu, buồn nôn sau khi ăn một loại kẹo lạ có chữ nước ngoài được mua ở cổng trường.
" alt=""/>Sau hàng loạt ca ngộ độc, đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc vẫn 'bủa vây' cổng trườngGồm ba buổi biểu diễn liên tiếp, “Trẩy hội trăng rằm” không phải là một sự kiện đơn lẻ mà là một chuỗi sự kiện tổng hợp. Các hoạt động trên sân khấu có đủ các thể loại từ tấu hài, diễn kịch, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đến ca múa nhạc. Các hoạt động ngoài sân khấu đa dạng từ trải nghiệm các trò chơi dân gian, thực hành làm mâm cỗ Trung thu tới trưng bày các vật phẩm Trung thu...
Hàng chục tấn thiết bị được huy động, gần 500 con người phục vụ ở các khâu sản xuất, hậu cần, lễ tân, hỗ trợ hoạt động trải nghiệm của trẻ em...
Ai cũng nghĩ người “cầm chịch” chuỗi sự kiện tổng hợp, phức tạp, mang tính chuyên môn cao này là một tổng đạo diễn dày dạn kinh nghiệm, và bất ngờ khi biết đây lại là một thanh niên mới 17 tuổi đang theo học tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).
Nói về thành công và những cảm xúc viên mãn sau “Trẩy hội trăng rằm”, Nguyễn Như Khôi (học sinh lớp 12, Chu Văn An, Hà Nội) - Tổng đạo diễn chuỗi sự kiện khiêm tốn: “Em không mất sức để “vẽ vời” điều gì cả. Em chỉ làm một việc rất đơn giản là mang về đây một lễ hội Trung thu thực thụ, giúp khán giả trải nghiệm một lễ hội cổ truyền đẹp vốn là niềm háo hức mong chờ của rất nhiều trẻ em Việt Nam”.
“Em đã từng lớn lên bằng niềm vui lấp lánh trong ánh mắt khi được phát những chiếc đèn ông sao sáng rực rỡ. Em đã từng được mẹ dắt tay tới những đêm văn nghệ xóm, phường, say sưa nghe những bài vè, những làn điệu dân ca vui tươi. Em cũng từng được “chia” những miếng bánh nướng, dẻo ngọt thơm, những múi bưởi mát lành, những miếng hồng ngọt lịm trong đêm trăng phá cỗ. Và em rất hạnh phúc. Em làm “Trẩy hội trăng rằm” chỉ đơn giản là mang đến những khoảnh khắc đáng nhớ, giúp khán giả ghi dấu kỷ niệm đẹp trong hành trang cuộc sống. Em tin từ những ký ức hạnh phúc đã có, họ sẽ nối tiếp sẻ chia, lan tỏa tinh thần sống tích cực…”, Nguyễn Như Khôi chia sẻ.
Trước khi được biết đến là tổng đạo diễn của lễ hội Trung thu “Trẩy hội trăng rằm” Nguyễn Như Khôi được biết đến là một thiếu niên đa tài, có nhiều bộ sưu tập áo dài ấn tượng. Khôi từng là Chủ tịch Hội đồng trẻ em TP. Hà Nội, cựu học sinh trường Đội Lê Duẩn, từng tham gia các hoạt động của Thành Đoàn và Trung ương Đoàn, tham gia biểu diễn nhiều sự kiện lớn trong nước, quốc tế với vai trò ca sĩ, diễn viên lẫn MC.
Chia sẻ về hành trình cống hiến, sáng tạo, Nguyễn Như Khôi nói: “Được trưởng thành trong môi trường Đội, Đoàn thực sự là một thế mạnh. Đội, Đoàn rèn cho em ý chí phấn đấu trong công việc, học tập, dạy cách nuôi dưỡng nhiệt huyết, đam mê và khao khát cống hiến, kiến tạo lý tưởng sống tích cực, đặc biệt là giúp trang bị các kỹ năng hoạt động cộng đồng, tổ chức phong trào. Nhờ đó, khi đối diện với những khó khăn của người tổ chức sự kiện em đều vượt qua được”.
“Trẩy hội trăng rằm” khép lại trong niềm vui, sự hân hoan của các gia đình tham dự. Tổng đạo diễn trẻ tuổi Nguyễn Như Khôi cũng đã trở về với guồng học tập căng thẳng của một học sinh cuối cấp. Nhưng những dư âm, cảm xúc đẹp về một lễ hội truyền thống vẫn còn tràn ngập. “Em mong ‘Trẩy hội trăng rằm’ sẽ được tổ chức thường niên. Cuộc sống này vốn rất bộn bề. Nếu có những lễ hội đậm đà bản sắc như “Trẩy hội trăng rằm” cho những người trẻ, em tin nhiều nét cổ, lệ đẹp của dân tộc sẽ được bảo tồn, duy trì”, Khôi nói.
Doãn Phong
" alt=""/>Học sinh trường Chu Văn An làm đạo diễn lễ hội Trung thu ở Hà Nội