Mãi sau này, khi được gia đình mai mối, bà mới để ý ông. Dẫu vậy, bà vẫn “chỉ biết đi dạy chứ trái tim chưa hề một lần rung động”.
Sau ít tháng mai mối, bà Lành nghe lời cha mẹ, đồng ý lấy ông Phê. Tại chương trình Tình trăm năm, ông Phê kể: “Cưới nhau được một năm, chúng tôi có đứa con đầu lòng. Đúng lúc vợ mang thai, tôi bị thương nặng phải nhập viện, trải qua nhiều lần phẫu thuật. Giai đoạn đó, nếu không có vợ, có lẽ tôi đã chết rồi”.
Năm đó, bà Lành đã “bụng bầu vượt mặt” nhưng vẫn phải vào viện chăm chồng. Sáng, bà ra chợ mua đồ ăn về nấu cơm rồi tất tả mang vào viện cho chồng. Bà ra vào bệnh viện nhiều đến độ “đẻ rớt con tại bệnh viện luôn”.
Vài năm sau, bà Lành lại tiếp tục vào viện chăm chồng gặp tai nạn thập tử nhất sinh.
“Lúc đó, ông ấy cũng bị thương rất nặng, tưởng chừng không qua khỏi nên tôi phải vào viện chăm. Thời điểm này, tôi vừa phải chăm chồng bệnh vừa phải nuôi 3 đứa con nên cuộc sống vất vả gấp bội”, bà Lành kể.
28 năm “đưa đò” ở lớp học tình thương
Được vợ chăm sóc bằng tất cả tình thương yêu, ông Phê vượt cửa tử. Trở về nhà, ông Phê đi học thợ máy. Suốt một năm học tập, ông Phê không có thu nhập. Mọi chi phí cho gia đình đều do một tay bà Lành lo toan.
Bà kể: “Suốt thời gian ông ấy đi học, tôi một mình xoay xở để có tiền nuôi 4 đứa con. Tôi học cách dệt chiếu. Lúc đó, các con cũng đã lớn, tôi chỉ cho các con làm những công đoạn dễ. Cứ thế, mẹ con chúng tôi dậy từ 4h sáng để dệt chiếu đến 8-9h tối mới nghỉ”.
Dẫu cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau, ông Phê và vợ chưa một lần cãi vã. Ông bà luôn thương yêu, nhường nhịn nhau với mục đích chung là cố gắng sống, làm việc để nuôi con.
Sau này, để thay đổi số phận, ông bà quyết định rời quê lên TP.HCM mưu sinh. Nhờ có nghề thợ máy, cuộc sống gia đình ông bà đỡ vất vả hơn.
Gần 30 năm trước, ông Phê được công ty điều lên khu vực Làng Đại học Thủ Đức để bảo vệ, chăm sóc diện tích đất vừa mua. Năm 1994, trong một lần thăm chồng, bà Lành phát hiện ở đây có rất nhiều trẻ em nhưng lại chưa có trường học.
Thương các bé đã đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa biết đọc, viết, bà Lành bàn với chồng mở lớp học tình thương. Bà kể: “Chúng tôi dạy luôn trong chốt bảo vệ. Căn nhà rất nhỏ nhưng mỗi ngày, chúng tôi dạy 3 ca. Ngày đầu thành lập, lớp học đã có 130 em đăng ký”.
Từ ngày thành lập đến nay, ông bà đã có 28 năm dạy học miễn phí tại lớp học tình thương của mình. Suốt chừng ấy thời gian, ông bà đã dạy dỗ, giúp hàng trăm học trò nghèo tiếp cận tri thức. Khi thành công, họ trở về thăm lại ông bà với niềm hạnh phúc, biết ơn sâu đậm.
Đến nay, ông bà vẫn tiếp tục công việc đem con chữ, tri thức đến với những đứa trẻ nghèo. Cuối chương trình, ông Phê gửi đến vợ bức thư tay đầu tiên. Nghe những lời yêu thương từ tâm can của chồng, bà Lành không giấu nổi niềm xúc động.
"Nấu cơm cho con dâu sinh lần hai mặc dù đã có những mâm cơm từ lần đầu nhưng vẫn phải vắt óc không biết nấu gì cho con ăn tốt sữa, ngon miệng và cả ngon mắt nữa. Nghĩ mãi rồi cũng qua được hai tháng sau sinh, em bé cứng cáp hơn, cần nhiều dinh dưỡng hơn nên mẹ bé ăn uống đỡ kiêng mẹ chồng cũng nhàn hơn ,mong em bé mau lớn để bước vào ăn dặm cùng bà nội nhé" - cô Thanh Hà chia sẻ trên một nhóm những người yêu thích nấu nướng.
Phía dưới bài đăng của cô Thanh Hà nhận được vô vàn sự quan tâm và ngưỡng mộ của đông đảo của hội chị em phụ nữ, ai cũng gọi cô là " mẹ chồng số 1 của năm", " mẹ chồng quốc dân", "mẹ chồng trong mơ", "mẹ chồng nhà người ta", " mẹ chồng tâm lý nhất vịnh Bắc Bộ"...
Thậm chí nhiều chị em ghen tỵ với cô con dâu tốt phúc gặp được mẹ chồng có tâm và tuyệt vời như vậy, hay nhiều nàng dâu không giấu nổi khao khát "ước gì mình có mẹ chồng như vậy", còn một số bạn gái chưa chồng còn ướm hỏi cô còn con trai không vì "làm con dâu cô quá sướng".
Bài viết của cô Thanh Hà sau khi đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút gần 8 nghìn lượt like và 4 nghìn lượt chia sẻ, hiện tại vẫn chưa hết "hot".
![]() |
Hẳn chị em nào cũng mơ ước có mẹ chồng "quốc dân" nấu mâm cơm ở cữ thịnh soạn cỡ này!
Bùi Thảo: "Nhìn mâm cơm là biết cô đặt toàn bộ tình yêu thương các con cháu vào mâm cơm ạ".
Thành viên Đoàn Ngân để lại bình luận: "Mẹ chồng số 1, cô còn con trai không cho con đăng ký 1 suất, mẹ chồng của năm".
"Mẹ chồng nhà người ta quả thật không khiến ai thất vọng, tất cả đều đẹp mắt và đủ chất. Có mẹ chồng thế này chắc đẻ mấy đứa liền luôn", H.N bày tỏ.
Bạn Nguyễn Mai bộc bạch:" Chỉ cần mẹ nấu với cả tấm lòng chăm sóc, dù món gì con dâu cũng thấy ngon. Con dâu cô thật may mắn vì có một người mẹ quan tâm như cô ạ. Thực sự cháu rất ghen tị".
"Mẹ chồng quốc dân, ước gì có được mẹ chồng tuyệt vời như cô." Bạn Minh Trang không ngần ngại chia sẻ ước muốn.
Thu Hà viết:" Cô con dâu "số sướng" quá khi được ở với một bà mẹ chồng như cô ạ"
Cùng tham khảo thực đơn ở cữ của cô Thanh Hà nấu cho con dâu:
![]() |
Cá quả hấp bầu, sườn kho, quả bơ trộn sốt, súp măng tây thịt gà.
![]() |
Măng tây xào thịt bò, cơm cá hồi, ruốc thịt, canh đậu non trứng gà.
![]() |
Cá quả kho tiêu, mướp đắng nhồi tôm thịt, ruốc.
![]() |
Giò sống bọc trứng muối chiên sơ sốt cà, bí đao luộc, ruốc, canh thiên lý giò sống.
![]() |
Cơm chiên tôm ,đậu hà lan, gà trộn, nem lụi, canh bí nấu gà.
![]() |
Bò sốt, trứng gà cuộn, măng tây hấp, súp măng tây.
![]() |
Bò bít tết, khoai tây nướng lò, súp măng tây, salat bơ
![]() |
Cánh gà nướng mật ong, cơm sen tôm thịt, rau củ luộc
![]() |
Bí đỏ hấp thịt, gà om nấm, canh trứng
![]() |
Bò bít tết, trứng ốp la, bánh mỳ
Nhiều năm sau hôn nhân, tin vui vẫn chưa đến với vợ chồng chị Hương. Mặc dư luận chỉ trích con dâu, mẹ chồng chị vẫn lặng lẽ động viên, đồng hành cùng các con trong hành trình chữa hiếm muộn.
" alt=""/>Ghen tỵ với mâm cơm ở cữ quá xuất sắc của 'mẹ chồng quốc dân'