
- Khi nghe bác sĩ thông báo cho gia đình biết cháu Khang bị căn bệnh về máu, chị muốn khuỵu cả hai chân, nước mắt giàn giụa bởi biết chẳng thể làm cách nào có tiền mà cứu con.Mẹ nuôi hy vọng cứu con ung thư thoát khỏi bàn tay Tử thần
Xót xa bé trai 10 tuổi trải qua 5 lần phẫu thuật u não
Căn phòng trọ xập xệ nằm sâu trong con hẻm ẩm thấp, bên cạnh mương nước đen ngòm bốc mùi hôi thối nồng nặc. Thấy người lạ vào, mấy người trong xóm tò mò đứng dõi theo. Có lẽ thường ngày ít có người lạ lai vãng tới đây.
Hỏi một người phụ nữ về gia đình bé Trần Lê Vĩnh Khang, chị hỏi lại chúng tôi "Có phải thằng bé bị bệnh ung thư máu không?". Xác nhận đúng thông tin, chị nói một hồi không dứt, dường như quá rành rọt về gia đình này.
 |
Cậu bé ngồi ủ dột trước căn nhà trọ tối tăm, bốc mùi |
“Anh là như thế nào với nhà thằng bé Khang? Đấy nó đang ngồi trước cửa kia kìa. Khu trọ này chúng tôi biết nhau cả mà, đều là dân lao động nghèo tụ tập sống ở đây. Chỉ ở đây mới có giá phòng rẻ thôi. Nó bệnh quá ngày nào cũng đến viện. Ở khu này mà đi viện miết tiền đâu chịu cho thấu. Nhìn nó ốm đau suốt ai cũng tội nghiệp nó, nhưng chúng tôi cũng đều nghèo cả”, chị chép miệng thương cảm.
Hôm nay là ngày rất hiếm hoi Khang được ở nhà bởi mới hôm qua, bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe thấy men gan của bé quá cao, chưa thể truyền thuốc được. Bé phải về nhà uống thuốc 1 tuần rồi quay trở lại bệnh viện tiếp tục điều trị.
Mặt buồn bã, Khang ngồi ủ dột trước hiên nhà như thể chẳng tha thiết điều gì. Chị Lê Thị Bé Tâm đang cố dụ con ăn từng muỗng cơm nhưng dường như con chẳng muốn nuốt. Thìa cơm vừa đưa đến mồm, bé lại đưa tay gạt đi, lắc đầu khổ sở. Chị thở dài bất lực, cố nài nỉ con ăn lấy vài thìa bởi nếu không không ăn được, bé Khang sẽ không đủ sức chống chọi với căn bệnh.
Gần 1 năm trời, bé Khang được truyền nhiều toa thuốc hóa chất. Tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm cũng khá nhiều nên đến nay, mẹ bé lao đao không biết cách nào để có tiền tiếp tục điều trị cho con.
 |
Mẹ con chị Tâm quê ở ấp Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) |
Mẹ đơn thân khóc cạn nước mắt
Chồng bỏ đi, chị Tâm chỉ còn cậu con trai là niềm vui duy nhất trong cuộc sống. Nhìn con khôn lớn, nỗi buồn trong lòng chị dần được khỏa lấp. Chị nghĩ, chỉ cần có sức khỏe sẽ đủ sức nuôi con. Vậy nên hai mẹ con mạnh dạn bồng bế nhau lên Sài Gòn tìm việc kiếm sống.
Được người quen giới thiệu tới khu trọ ở huyện Bình Chánh mà chị đang ở hiện tại, mặc dù lúc đó nhìn rất ngán ngẩm nhưng với mức giá khá rẻ, chỉ 300 ngàn đồng/tháng, chị đành đồng ý bởi hoàn cảnh của hai mẹ con đang gặp nhiều khó khăn. Sống ở đó 4 năm, chị dần quen với những người hàng xóm cùng cảnh ngộ không muốn dời đi. Nói đúng hơn là không thể dời đi đâu được vì không còn nơi nào rẻ hơn.
 |
Trong người không được khỏe nên lúc nào mặt cậu bé cũng buồn thiu. |
Trước đó, chị gửi con đi làm công nhân. Với mức lương hơn 4 triệu đồng, hai mẹ con cố gắng tằn tiện sống qua ngày. Dù khó khăn nhưng có mẹ có con, trong nhà vẫn có niềm vui, tiếng cười. Không ngờ, đến tháng 1/2018, con bất ngờ đổ bệnh khiến chị lâm vào cảnh bế tắc.
“Lúc nghe bác sĩ thông báo cháu Khang bị căn bệnh về máu, tôi muốn khuỵu cả hai chân. Bác sĩ tư vấn xong, đầu tôi như trống rỗng, nước mắt cứ giàn giụa bởi chẳng thể làm cách nào có tiền mà cứu con. Số tiền đó quá lớn đối với gia đình", chị nức nở.
Mỗi lần con cần dùng thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế, chị Tâm phải chạy đôn chạy đáo vay chỗ nọ, mượn chỗ kia mới đủ một toa thuốc. Nợ nần cứ lớn dần lên, khả năng trả nợ không có, đến nay chị không còn cách nào để vay thêm được nữa.
 |
Căn nhà trọ dột nát giá rẻ là nơi trú ngụ của hai mẹ con nhiều năm nay |
Cha mẹ đẻ của chị cũng xa quê nhiều năm, sống cảnh làm thuê làm mướn qua ngày. Dù cũng ra sức giúp đỡ mẹ con chị nhưng không thấm tháp vào đâu.
"Lúc đầu ông bà và anh chị em hỗ trợ mỗi người một chút lo cho cháu, bởi một mình tôi làm với mức lương như vậy chỉ đủ mẹ con đắp đổi qua ngày. Mấy tháng nay tôi chẳng làm được việc gì, cả nhà gánh vác không nổi nữa. Chuẩn bị vào toa thuốc mới đây mà giờ tôi chưa biết kiếm tiền ở đâu ra. Tôi rất sợ, sợ không đủ tiền chữa bệnh con có mệnh hệ gì tôi sống không nổi”, người mẹ đơn thân nghẹn ngào. Tia hy vọng duy nhất để cứu con đối với chị lúc này chính là tấm lòng hảo tâm của quý bạn đọc.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Khu nhà trọ gia đình bé ở không có địa chỉ, mọi ủng hộ kính mong bạn đọc gửi qua Báo VietNamNet để PV báo trực tiếp đi trao. SĐT chị Lê Thị Bé Tâm: 0979 437 058 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.282 (bé Trần Lê Vĩnh Khang) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|
" alt=""/>Cậu bé ung thư sống trong khu ổ chuột giữa lòng Sài Gòn
Thái Lan đã có sự thay đổi trong kế hoạch ban đầu của HLV Akira Nishino, khi nâng số cầu thủ được triệu tập từ 30 lên 33 thành viên. |
Thái Lan gọi 33 tuyển thủ chuẩn bị tiếp Việt Nam |
Giới truyền thông Thái Lan cho rằng đây là sự tập hợp tốt nhất của bóng đá xứ Chùa Vàng, ngoại trừ các cầu thủ chấn thương.
Không bất ngờ, khi tài năng 19 tuổi Ekanit Panya được triệu tập. Cầu thủ của Chiangrai United được HLV Nishino đánh giá rất cao.
Ekanit Panya hiện đang là cầu thủ người Thái Lan ghi bàn tốt nhất Thai League, với 8 pha lập công.
HLV Akira Nishino cũng đặt niềm tin vào tân binh Jaroensak Wonggorn, tiền đạo cánh 22 tuổi từng rất nổi bật với U23 Thái Lan.
Đồng đội của Đặng Văn Lâm ở Muangthong United, Saringkan Promsupa, là một gương mặt mới khác trong đợt tập trung này.
 |
Ekanit Panya là một trong những hy vọng của Thái Lan |
Thái Lan chuẩn bị cho cuộc chiến quan trọng với tuyển Việt Nam, nên HLV Nishino muốn có trong tay những cầu thủ tốt nhất.
Bóng đá Thái Lan xuống dốc trong thời gian gần đây. Vì vậy, trận tiếp tuyển Việt Nam có rất nhiều ý nghĩa với "Voi chiến".
Ngoài ra, đây còn là trận ra mắt của Akira Nishino trước người hâm mộ Thái Lan, sau khi ký hợp đồng có mức lương hơn 970.000 USD.
Nhà cầm quân người Nhật Bản muốn khẳng định mình bằng chiến thắng trước Việt Nam, và nuôi giấc mộng cùng Thái Lan vào giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2022.
Danh sách 33 tuyển thủ Thái Lan Thủ môn: Siwarak Tedsungnoen (Buriram United), Kawin Thamsatchanan ( Oud-Heverlee Leuven), Chatchai Budprom (BG Pathum United), Apirak Worawong (Chiangrai United), Kornpatnaree Chan (Khonkaen FC). Hậu vệ: Pansa Hemviboon (Buriram United), Adisorn Promrak (Muangthong United), Manuel Bihr (Bangkok United), Shinnaphat Leeaoh (Chiangrai United), Saringkan Promsupa (Muangthong United), Theerathon Bunmathan (Yokohama F. Marinos), Narubadin Weerawatnodom (Buriram United), Tristan Do (Bangkok United), Nitipong Selanon (Port FC), Patcharapol Intanee (Muangthong United). Tiền vệ: Sarach Yooyen (Muangthong United), Sanrawat Dechmitr (Bangkok United), Phitiwat Sukjitthammakul (Chiangrai United),, Sivakorn Tiatrakul (Chiangrai United), Peeradon Chamratsamee (Samut Prakan City), Ratthanakorn Maikami (Buriram United), Chanathip Songkrasin (Consadole Sapporo). Sasalak Haiprakhon (Buriram United). Thitipan Puangchan (Oita Trinita), Supachok Sarachat (Buriram United), Bordin Phala (Port FC), Ekanit Panya (Chiangrai United), Picha Autra (Samut Prakan City), Jaroensak Wonggorn (Samut Prakan City), Anon Amornlerdsak (Bangkok United), Tanaboon Kesarat (Port FC). Tiền đạo: Supachai Jaided (Buriram United), Chananan Pombuppha (Bangkok United). |
MỜI XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
Thiên Thanh
" alt=""/>Thái Lan đấu Việt Nam: Thái Lan gọi 33 cầu thủ tiếp Việt Nam
Trên website chính thức, ngày 11/3, đại diện ban giám hiệu trường Sint-Paulus School campus College đăng tải thông cáo chính thức bằng tiếng Hà Lan và tiếng Anh về vụ việc khiến mạng xã hội châu Á bức xúc những ngày qua.Theo đó, nguồn cơn sự việc xuất phát từ bức ảnh 19 học sinh của trường mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc, đội nón lá và tươi cười tạo dáng với tấm biển ghi dòng chữ “Corona Time” (tạm dịch: Thời của corona).
Hình ảnh này được nhà trường đăng tải trên các trang mạng xã hội Facebook và Instagram, nhưng đã gỡ bỏ ngay khi làn sóng giận dữ xuất hiện.
 |
Bức ảnh học sinh Bỉ mặc trang phục truyền thống Trung Quốc, đội nón lá và giơ biển đề cập tới virus corona gây phẫn nộ. Ảnh: Sint-Paulus School campus College. |
Nhà trường giải thích bức ảnh gây tranh cãi được ghi lại trong “Lễ kỷ niệm 100 ngày” được tổ chức ngày 6/3. Đây là sự kiện thường niên của trường, nơi học sinh cuối cấp kỷ niệm những ngày cuối cùng còn là học sinh trung học theo phong cách lễ hội hóa trang.
Tập thể lớp trong ảnh chọn chủ đề trang phục truyền thống Trung Quốc từ cách đây rất lâu, thậm chí từ khi chưa xuất hiện bất cứ thông tin nào đề cập tới virus corona.
Giữa thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, nhóm học sinh chỉ muốn đề cập tới sự kiện trở thành tâm điểm gần đây "theo cách vui vẻ bằng việc thêm một tấm bảng".
Trường khẳng định cả đội ngũ cán bộ nhân viên và học sinh không hề có ý định thể hiện thái độ hạ bệ hoặc xúc phạm.
“Tuy nhiên, trường muốn gửi lời xin lỗi công khai và rõ ràng thông qua tuyên bố này. Chúng tôi đã không lường trước hậu quả của việc đăng tải bức ảnh một cách chính xác. Chúng tôi rất tiếc vì đã làm tổn thương nhiều nhóm cư dân vì nó”, thông cáo viết.
 |
Trường học Bỉ đưa ra thông cáo chính thức về sự việc. Ảnh chụp màn hình. |
Tờ báo Hà Lan KW dẫn thêm lời của ông Philip Demuynck - hiệu trưởng trường Sint-Paulus School campus College - ngày 13/3 khẳng định: “Hình ảnh và trang phục của nhóm học sinh cuối cấp này không hề mang ý nghĩa gây khó chịu”.
“Đây là một phần của bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong ‘Lễ kỷ niệm 100 ngày’. Hoàn toàn không có động cơ phân biệt chủng tộc từ phía học sinh và giáo viên của chúng tôi. Rõ ràng, trong bối cảnh lễ kỷ niệm, hình ảnh được thể hiện như vậy”, ông Demuynck tuyên bố.
Trước đó, bức ảnh 19 học sinh trường cấp 2 Sint-Paulus Campus College Waregem (trường học cho người Hà Lan ở Bỉ) mặc trang phục truyền thống Trung Quốc, đội nón lá, giơ biển đề cập đến virus corona khiến mạng xã hội châu Á bức xúc.
Một nữ sinh ở hàng giữa thậm chí dùng hai tay kéo khóe mắt - cử chỉ được xem là mang tính xúc phạm và chế giễu người gốc Á. Tấm biển đề cập tới virus corona còn kèm theo hình vẽ một người đeo khẩu trang.
Bức ảnh xuất hiện trong bối cảnh chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến 100.000 người bị nhiễm trên toàn cầu.
Hàng loạt cá nhân, nhóm hoạt động xã hội về giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc đã đăng lại bức ảnh và lên án trường học Bỉ vô trách nhiệm. Hiện trường vẫn chưa mở lại Facebook và Instagram chính thức - nơi bức ảnh gốc được đăng tải.
Theo news.zing.vn
" alt=""/>Trường học Bỉ xin lỗi vì bức ảnh đội nón lá, giơ biển virus corona