Đêm qua, trên sân nhà Nou Camp, Messi đánh dấu trận đấu thứ 505 cho Barca tại La Liga. Con số này ngang với kỷ lục của đàn anh Xavi Hernandez, người hiện dẫn dắt CLB Al Sadd (Qatar). |
Messi đánh dấu 505 trận cho Barca ở La Liga |
Ở trận đón tiếp Alaves tại vòng 23 La Liga, Messi đã lập cú đúp và kiến tạo để Trincao lập công cùng Barca đại thắng 5-1, trở lại vị trí số 2 trên BXH.
Nếu ra sân trong trận Barca tiếp Cadiz vào 21h ngày 21/2 tới đây, Messi sẽ độc chiếm kỷ lục trên.
Trước đó, tay săn bàn 33 tuổi đã sớm vượt một cựu cầu thủ lừng danh khách ở Barca là Iniesta (442 trận) để chiếm vị trí số 2.
Không chỉ chạm ngang kỷ lục của Xavi, hiện Messi cũng nằm trong top 10 cầu thủ xuất hiện nhiều nhất ở La Liga.
 |
M10 sẽ độc chiếm kỷ lục nếu ra sân cùng Barca tiếp Cadiz vào thứ Bảy tuần tới, để Xavi (phải) xếp nhì và Iniesta (trái) xếp thứ 3 |
Còn tính chung ở mọi đấu trường, M10 cũng chỉ còn cách 8 trận nữa là san bằng kỷ lục chơi nhiều trận nhất cho Barca của Xavi – 767 trận (Messi hiện có 759 trận).
Nghĩa là trong mùa giải này, Messi hoàn toàn có thể lập cú đúp trở thành cầu thủ chơi nhiều trận nhất trong lịch sử Barca, cả La Liga lẫn mọi mặt trận.
Hiện Messi có 13 bàn thắng ở La Liga mùa này sau thời gian đầu khó khăn, tạm cùng Youssef En-Neryri (Sevilla) dẫn đầu cuộc đua Vua phá lưới.
L.H
" alt=""/>Messi cân bằng kỷ lục của Xavi ở Barca, Barca 5

|
Như ICTnews đã thông tin, chiều 28/10/2016, lần đầu tiên 5 doanh nghiệp viễn thông di động gồm Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile và GTel Mobile đã cùng nhau ký cam kết với Bộ TT&TT về việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối. Được tổ chức tại trụ sở Bộ TT&TT, buổi lễ ký cam kết của 5 nhà mạng có sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và Đại tá Đặng Ngọc Tuyến, Phó Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, Thông tin, Truyền thông, Bộ Công an.
Cam kết của các nhà mạng với Bộ TT&TT về việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối được xem là một trong những giải pháp cụ thể của Bộ TT&TT nhằm đẩy lùi vấn nạn SIM đã kích hoạt bán tràn lan - một trong những nguyên nhân chính của nạn tin nhắn rác gây nhức nhối dư luận trong thời gian qua.
Đáng chú ý, tại buổi lễ ký cam kết, đại diện lãnh đạo của 5 nhà mạngđều đã hứa sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ TT&TT về việc thực hiện các nội dung bản cam kết thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối.
Viettel sẽ tiên phong thực hiện cam kết thu hồi SIM kích hoạt sẵn
Ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng bởi sau một thời gian làm việc, 5 nhà mạng đã đi đến thống nhất cùng cam kết thực hiện thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối.
Ông Sơn cũng cho biết, về thị phần, hệ thống kênh phân phối, số lượng SIM của Viettel hiện nay khá lớn. Do đó, khi các doanh nghiệp lớn như Viettel tổ chức thực hiện thu hồi SIM kích hoạt sẵn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Mặc dù vậy, Viettel sẽ nghiêm túc thực hiện những nội dung cam kết đã được Viettel và các doanh nghiệp thống nhất. Bên cạnh đó, Viettel cũng cam kết sẽ tiên phong đi đầu, thực hiện đầy đủ những gì mình đã cam kết một cách kiên quyết, triệt để nhất nhằm giúp cho các quy định, nội dung cam kết thực sự đi vào được cuộc sống”, ông Sơn khẳng định.
 |
|
Vị Phó Tổng giám đốc Viettel cũng bày tỏ mong muốn báo chí trong thời gian tới sẽ đồng hành cùng các nhà mạng trong quá trình thực hiện cam kết thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối: “Cam kết này sẽ tác động tới nhiều người dùng, do đó rất cần báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng hỗ trợ tuyên truyền để làm sao có tiếng nói chung, có sự đồng thuận của cả báo chí, người dùng và giữa các nhà mạng cùng hướng tới mục tiêu các quy định của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện một cách tốt nhất”.
Kỳ vọng sớm lành mạnh hóa thị trường SIM, số của Việt Nam
Tại lễ ký, ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc VNPT đã thẳng thắn chỉ rõ, vấn nạn tin nhắn rác do SIM được kích hoạt trước gây ra là một vấn nạn của xã hội, ảnh hưởng tới đông đảo người dân, các khách hàng của tất cả nhà mạng.
Cùng với việc thừa nhận vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác là hệ lụy của cả một quá trình dài các doanh nghiệp đã không thực hiện chặt chẽ những quy định của nhà nước, ông Phạm Đức Long cũng cho biết, đến thời điểm hiện tại, các nhà mạng đều đã nhìn rõ vấn đề và cùng ngồi lại với nhau, cùng cam kết với cơ quan quản lý nhà nước để sửa chữa, giải quyết tình trạng này.
Nhận định việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn - nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo là một vấn đề “vừa dễ, vừa khó”, Tổng giám đốc VNPT Phạm Đức Long phân tích: “Nếu việc này dễ chắc hẳn chúng ta đã thực hiện được từ lâu. Mặt khác, nói việc này dễ là bởi nếu quyết tâm thì chắc chắn có thể làm được”.
Ông Phạm Đức Long nhấn mạnh: “Nếu tiếp tục để tình trạng SIM rác, tin nhắn rác tràn lan như hiện nay thì đối với các doanh nghiệp viễn thông, cái hại nhiều hơn cái lợi, gây ra những hệ lụy cho cả khách hàng và các nhà mạng. Do đó, là Tổng giám đốc điều hành của VNPT, tôi cam kết VNPT sẽ thực hiện những gì mà các doanh nghiệp đã thống nhất, ký kết trong bản cam kết; cũng như sẽ chỉ đạo các đơn vị quyết liệt thực hiện.
Đồng tình với ý kiến trước đó của lãnh đạo Viettel, ông Long nhận định, tới đây khi các nhà mạng thực hiện thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng có cả một số SIM không phải là “rác” mà là SIM “thật” của khách hàng bị thu hồi. Điều này sẽ dẫn đến việc khách hàng phản ánh, phàn nàn về nhà mạng.
" alt=""/>Thu hồi SIM kích hoạt sẵn: Lãnh đạo 5 mạng di động đã hứa những gì?
Quản lý người điều trị Covid-19 tại nhà Chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối 8/9 đã giải đáp nhiều thắc mắc của người dân ở quận Bình Thạnh và quận 7, TP.HCM. Các câu hỏi phần lớn xoay quanh vấn đề vắc xin, gói hỗ trợ và F0 điều trị tại nhà.
Một độc giả ở đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh nêu vấn đề: “Tôi thấy ở quận Bình Thạnh việc quản lý F0 điều trị tại nhà có nhiều bất cập và thiếu trách nhiệm. F0 vẫn đi nhởn nhơ ngoài đường”.
Người dân khác, tên Hòa, cũng chia sẻ: “Ở hẻm 222/34 đường Bùi Đình Túy, Bình Thạnh đã ít nhất 2 gia đình có nhiều người bị nhiễm Covid-19 nhưng không thấy phường xuống dán thông báo. Tôi đã liên hệ với phường nhưng phường làm ngơ, cũng chưa thấy ai xuống xét nghiệm hay đi chợ hộ”.
 |
Ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND Quận 7 và ông Đinh Khắc Huy, Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh (trái) |
Về vấn đề này, ông Đinh Khắc Huy, Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, cho biết, quản lý F0 có hai hình thức. Đó là F0 đang điều trị ở khu cách ly tập trung và F0 được điều trị, chăm sóc tại nhà.
Đối với F0 tại nhà, có trường hợp người dân đã xét nghiệm và tại thời điểm đó người ta đã test nhanh âm tính. Tức là F0 nhưng thuộc dạng điều trị tương đối khỏi.
“Bà con lo lắng ở chỗ thấy người đó bị nhiễm Covid-19, lại đi tới đi lui. Thực ra, một số trường hợp, người ta đã hết bệnh rồi nhưng vẫn hiểu nhà đó đang có F0. Hiện nay, về phía quận, trong công tác quản lý F0, chúng tôi đã giao cho cảnh sát khu vực. Họ sẽ quản lý trực tiếp F0 bởi quản lý con người thì cảnh sát khu vực làm rất tốt”, ông Huy chia sẻ.
Ông Huy cũng nói thêm, khi phát hiện ca nhiễm, lực lượng chức năng sẽ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động F0 ở nhà và phát gói thuốc theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM. Đồng thời cảnh sát khu vực sẽ ghi nhận và kiểm tra, giám sát. “Công việc quản lý F0 hiện nay tương đối ổn”, ông Huy khẳng định.
5 tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19
Cũng trong chương trình này, người xem Khánh Nguyễn có hỏi: “Tôi đọc báo, thấy quận 7 tuyên bố kiểm soát được dịch, xin hỏi tiêu chí nào để đánh giá là đã kiểm soát được dịch?”.
Về vấn đề này, ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận 7 chia sẻ: “Công tác phòng chống dịch Covid-19 và kiểm soát bệnh dịch trên địa bàn quận 7 như báo chí đăng không hoàn toàn chính xác. Thứ nhất, quận 7 không gọi là tuyên bố kiểm soát dịch. Quận 7 chỉ báo cáo TP về kết quả kiểm soát dịch của quận thực hiện theo kế hoạch của TP”.
Theo ông Tuấn Anh, kế hoạch của TP đặt ra cho 22 quận, huyện và TP Thủ Đức về công tác kiểm soát dịch dựa trên 5 tiêu chí.
Thứ nhất là giảm tỷ lệ tử vong của người mắc Covid-19.
Thứ 2, không để các trường hợp F0 chuyển nặng và không được điều trị.
Thứ 3 các quận, huyện phải khẩn trương xét nghiệm để mở rộng vùng xanh.
Thứ 4 các quận, huyện phải duy trì và kiểm soát được lây nhiễm không để lây lan, không để phát sinh thêm ổ dịch mới.
Thứ 5 là người dân trên địa bàn của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức là phải được tiêm vắc xin mũi 1 trên 70%.
“Quận 7 báo cáo kết quả với TP là quận cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn dựa trên việc đạt được 5 tiêu chí này”, ông Tuấn Anh nói.
Chủ tịch UBND quận này cũng chia sẻ thêm, hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin của quận 7 là 98,99%. Trong vòng 1 tháng qua, quận không có ổ lây nhiễm mới. Tỷ lệ vùng xanh trên địa bàn quận đạt 68, 69%, tỷ lệ vùng đỏ, vùng cam giảm xuống còn 25%. Về chăm sóc sức khỏe cho F0, quận 7 có các trạm y tế lưu động sẽ chăm sóc sức khỏe cho các F0 tại nhà, phát thuốc và thăm khám online.
Khi F0 có triệu chứng, đội y tế lưu động đến nơi thăm khám, sàng lọc. F0 có hiện tượng khó thở, SpO2 dưới 95%... lập tức sẽ được chuyển về khu cách ly tập trung của quận hoặc bệnh viện dã chiến, nặng hơn sẽ được chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
“Mô hình này đang được triển khai tại quận 7 rất hiệu quả. F0 được chăm sóc tại nhà rất tốt. Tỷ lệ F0 trở nặng trong vòng 1 tháng rất thấp. Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện dã chiến quận 7, trong 2 tuần nay, chỉ 1-2 ca/ngày. Dựa trên 5 tiêu chí này, quận 7 báo cáo với TP là cơ bản kiểm soát được tình hình dịch trên địa bàn quận”, ông Tuấn Anh nói thêm.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Ngọc Trang

23 tỉnh, thành được yêu cầu ‘thần tốc xét nghiệm’ hơn nữa
Bộ Y tế vừa có công điện gửi 23 tỉnh, thành trực thuộc trung ương thần tốc xét nghiệm trên diện rộng, đặc biệt các nơi đang giãn cách xã hội hoặc tăng cường giãn cách xã hội để kịp thời phát hiện nguồn lây.
" alt=""/>Người dân ‘tố’ quản lý người mắc Covid