Đến triển lãm, người xem không chỉ hoa mắt khi thấy nhiều mẫu xe sang trọng đẳng cấp, mà còn mê mẩn bởi những dàn người mẫu, xinh đẹp thu hút mọi ánh nhìn tại các gian hàng.
![]() |
![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Trần Thủy
Đến triển lãm, người xem không chỉ hoa mắt khi thấy nhiều mẫu xe sang trọng đẳng cấp, mà còn mê mẩn bởi những dàn người mẫu, xinh đẹp thu hút mọi ánh nhìn tại các gian hàng.
![]() |
![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Đây đều là các khoản vay tiền mặt, với mục đích tiêu dùng và mua sắm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trung Đức, nhu cầu của thị trường hiện gấp tới 7 lần so với số lượng khoản vay được giải ngân bởi các ngân hàng. Nói một cách khác, việc giải ngân của các ngân hàng chưa giải quyết được nhu cầu của phần đông dân chúng.
Chính vì thực tế này, sẽ xuất hiện các công ty có tiềm lực tài chính ra đời với mục đích chia sẻ nguồn vốn của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây cũng là lý do dẫn tới sự xuất hiện của tín dụng đen.
Để có thể cho vay, người có vốn cần phải biết được thông tin đảm bảo về người vay. Thế nhưng, có một thực tế là nhu cầu về vốn tại Việt Nam thì nhiều, trong khi việc quản lý thông tin tín dụng lại không theo kịp. Do vậy, người có vốn không thể biết lịch sử tài chính của người cần vốn. Ở chiều ngược lại, người cần vốn vì thế buộc phải tìm đến tín dụng đen.
Fintech sẽ giúp giải quyết điểm đau của tín dụng Việt Nam
Theo ông Nguyễn Trung Đức, đến năm 2020, tại Việt Nam sẽ có khoảng 500.000 khoản vay tín dụng được giải ngân mỗi ngày. Để giải ngân số khoản vay khổng lồ này, đơn vị cho vay cần kiểm tra rất nhiều thông tin khách hàng trước khi chấp nhận cấp vốn.
![]() |
Ông Nguyễn Trung Đức - TGĐ Bảo Kim cho rằng, vẫn còn dư địa rất lớn cho các doanh nghiệp fintech tại mảng xác thực tài chính và tín dụng, nơi vốn là đất của "tín dụng đen". Ảnh: Trọng Đạt |
Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) và Công ty CP Thông tin tín dụng Việt Nam hiện là 2 đơn vị sở hữu nhiều dữ liệu tài chính nhất trên cả nước. Tuy nhiên, những công ty này mới chỉ có khoảng 15-20% dữ liệu tài chính của người dân Việt Nam. Đó là dữ liệu tổng hợp được từ hệ thống của các ngân hàng.
Khoảng 80% thị trường còn lại hiện vẫn nằm trong tay của tín dụng đen. Đây sẽ là một khoảng trống lớn để khai thác trong việc đánh giá, chấm điểm tín dụng, ông Đức nói.
Hiện tại, các mô hình quản lý dữ liệu khách hàng truyền thống đang có một điểm đau (pain point) rất lớn do không thể cập nhật được thông tin. Trong khi đó, nhu cầu của khách hàng lại thay đổi không ngừng.
Vị TGĐ của Bảo Kim cho rằng, điều này chỉ có thể được giải quyết bằng việc áp dụng công nghệ Blockchain trong mô hình lưu chuỗi data. Hệ thống này cho phép truy xuất dữ liệu với tính bảo mật cao. Các bên tham gia vào hệ thống có thể chia sẻ thông tin của mình và sử dụng thông tin của người khác, tuy nhiên không bên nào có thể lưu trữ thông tin của bên nào.
Lấy ví dụ cho điều này, ông Đức giả sử, các nhà mạng đưa CSDL của họ vào hệ thống Blockchain dùng chung. Khi công ty tín dụng cần xác thực một số điện thoại có phải của người dùng nào đó hay không, họ có thể truy vấn dữ liệu trên hệ thống bằng cách đặt câu hỏi đúng hay sai. Với cách làm này, dữ liệu vẫn được chia sẻ trong khi thông tin số điện thoại cụ thể của khách hàng sẽ không bị tiết lộ.
![]() |
Bà Estela Gonzalez - Giám đốc Marketing toàn cầu của ThinkPower. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo bà Estela Gonzalez - Giám đốc Marketing toàn cầu của ThinkPower, để có thể thúc đẩy sự phát triển của fintech, các nhà quản lý cần phải giải quyết những hạn chế về mặt pháp lý. Đây là điều mà các ngân hàng rất ngại khi phải tiến hành chia sẻ dữ liệu.
Không chỉ vậy, các nhà quản lý cũng cần phải thúc đẩy sự sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của các bên liên quan. Cuối cùng, đó là các vấn đề về kỹ thuật để fintech có thể hoạt động, bà Estela Gonzalez nói.
Trọng Đạt
" alt=""/>Xác thực cho vay: Cơ hội để Fintech Việt thay thế tín dụng đenNhưng với Apple, việc giữ nguyên giá của phiên bản năm sau với cấu hình mạnh hơn, cải tiến nhiều hơn tập trung ở camera, cũng chẳng khác nào một sự giảm giá của một "táo khuyết" vốn nổi tiếng "ăn dày".
Giảm giá 50USD, với Apple, là chuyện hi hữu, là kỉ lục lần đầu tiên "táo khuyết" mới làm điều này, là một sự "xuống nước" với người tiêu dùng… Hay nói cách khác, bức tường thành giá cao và liên tục tăng giá của Apple bắt đầu không thể cứ tiếp tục xây cao thêm mãi mà bất chấp đến thị trường và sức chịu đựng của người tiêu dùng. Apple buộc phải "lùi một bước" để tránh sự "thất thủ" nặng nề hơn trên thị trường khi những thống kê cho thấy sự sụt giảm doanh số iPhone đã quá rõ ràng từ thị trường Trung Quốc đến thị trường Mỹ và thậm chí cả ở thị trường Việt Nam cũng bị sụt giảm thị phần.
Phiên bản iPhone 11 được giảm giá 50USD có thể còn được Apple nhắm tới một số đối tượng và thị trường trọng tâm. Đầu tiên là thị trường Trung Quốc, người dùng vốn quá quen với Android Phone có mức giá rất phải chăng mà tính năng lại liên tục được nâng cấp, sáng tạo mới. Phiên bản này sẽ "vớt" những khách hàng vốn chê bai hay chần chừ với iPhone vì cho rằng giá cao, đắt đỏ. Tiếp đến, phiên bản iPhone 11 được giảm giá cũng nhằm tạo xúc tác cho những người đang sử dụng các thế hệ iPhone 6/6s, iPhone 7/7s… ở rất nhiều thị trường có động lực hơn để nâng cấp lên iPhone mới.
Sự giảm giá phiên bản iPhone 11 cùng với chương trình Apple triển khai song song là thu đổi iPhone cũ lấy iPhone mới, bán trả góp lãi suất 0%... có thể sẽ kích cầu được không ít người từ bỏ thiết bị cũ để lên đời. Cần biết rằng, chính việc người tiêu dùng ít chịu nâng cấp thiết bị iPhone cũ lên mới là một trong những tác nhân lớn nhất tại thị trường Mỹ khiến doanh số iPhone sụt giảm trong năm 2019 đến nay.
Giải cứu được tới đâu?
Đang có một số thông tin dự báo thiếu thống nhất về sức đặt hàng trước iPhone tại Mỹ. Trang tin PhoneArena tổng hợp các nguồn tin cho rằng số lượng đặt hàng iPhone 11 ngày đầu tiên giảm so với thế hệ tiền nhiệm năm 2018 đặc biệt là ở hai phiên bản iPhone 11 Pro và Pro Max. Tuy nhiên, ngày đầu tiên cũng có thể chỉ là cột mốc rất tương đối bởi các ngày sau hoàn toàn có thể diễn biến tích cực hơn.
Đáng chú ý hơn chính là dự báo của "chuyên gia tin đồn" Ming-Chi Kuo đến từ TF Securities. Cần nhớ rằng, trước thời điểm iPhone 11 được ra mắt một, hai ngày chính ông Kuo đã đưa ra dự báo rằng vì thiếu một số tính năng mới được kì vọng cho nên doanh số iPhone mới trong năm 2019 có thể giảm từ 5-10%, chỉ còn đạt từ 65-70 triệu máy. Tuy nhiên sau sự kiện ra mắt của bộ 3 iPhone 11, iPhone 11 Pro và Pro Max, chuyên gia này đã "quay ngoắt 180 độ" cho rằng doanh số iPhone mới trong năm 2019 có thể tăng lên mức 70-75 triệu chiếc nhờ vào màu sắc mới (đặc biệt là màu Xanh bóng đêm (Midnight Green), cụm camera nâng cấp, sự giảm giá 50USD và chương trình kích cầu…
Tuy nhiên, cũng đang có không ít ý kiến trái ngược với dự báo của Ming-Chi Kuo, đặc biệt là những chuyên gia nhìn từ góc độ so sánh iPhone mới với AndroidPhone. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu khiến iPhone mới dễ bị đánh rớt và tụt hậu so với thời cuộc chính là việc không có hỗ trợ 5G.
Theo công bố của hãng Qualcomm tại triển lãm IFA mới đây, nửa cuối năm 2020 chính là khoảng thời gian phổ biến mạnh mẽ của thiết bị di động 5G trên toàn cầu. Như thế người dùng sẽ phải chờ đến tháng 9/2020 với phiên bản iPhone nâng cấp tiếp theo mới có thể được hỗ trợ 5G.
Nhìn chung, các chuyên gia và những nhà quan sát theo thói quen nghề nghiệp cứ hay "lắm lời" với không ít dự báo tiêu cực đối với iPhone 11. Còn đối với iFans, sự nâng cấp với cụm 3 camera đã đủ khiến cho họ hài lòng. iFans nhiều năm qua vốn dĩ đã được Apple "tập" cho thói quen dễ hài lòng và không đòi hỏi quá nhiều về sự nâng cấp hay tính năng sáng tạo của iPhone mới. iFans cũng đã quen dần với thực tế tụt hậu về công nghệ của iPhone và chạy theo xu hướng của Apple. Song sự "cam chịu" của iFans cũng tiềm ẩn mối nguy đối với Apple một khi họ chậm chạp nâng cấp lên thế hệ iPhone mới.
Dạ Thảo
" alt=""/>Apple đang phải tự giải cứu!Sau màn trình diễn của nhón nhạc K-Pop Fromis9, Giám đốc Overwatchông Jeff Kaplan đã giới thiệu map Busan và hiện nó đã được thử nghiệm trên PTR.
Kaplan đã nói về chiều dài của map đấu, thảo luận về cách thức đội ngũ phát triển Overwatchđã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hàn Quốc ra sao trong quá trình tạo ra Busan…
Tựu chung lại, Busan có ba khu vực chính, bao một một khu bảo tồn, căn cứ MEKA của D.Va và trung tâm thành phố. Ngoài việc lấy cảm hứng từ Busan, Kaplan còn cho biết Blizzard đã ghi âm “âm thanh thực” từ thành phố này để đưa vào map cho tăng thêm phần sinh động.
Control Map này đã bị rò rỉ trên stream trước khi nó được giới thiệu chính thức. Người xem trên Twitch được tiết lộ rằng họ sẽ sớm được Blizzard công bố chi tiết về map Busan.
Cũng tại buổi diễn thuyết ở sự kiện 2018 gamescom hiện đang được tổ chức tại Cologne, Đức, nhà phát triển Overwatchcũng đã trình chiếu một bộ phim hoạt hình ngắn, “Shooting Star”, với nhân vật chính là D.Va. Shooting Star tập trung vào góc khuất ít người biết tới trong cuộc đời của D.Va, cho tất cả thấy được hình ảnh của một anh hùng “đích thực” chứ không phải là siêu sao quốc tế.
Và lại một lần nữa, nàng cựu game thủ chuyên nghiệp có nhiệm vụ giải cứu Hàn Quốc – và cô đã làm được, ngay cả khi phải đánh cược mạng sống của chính mình.
Shooting Star cũng là phim hoạt hình ngắn đầu tiên được Blizzard giới thiệu tới đông đảo fan hâm mộ Overwatchthế giới sau “Honor” và “Glory” tại sự kiện BlizzCon 2017 vào tháng 11 năm ngoái.
2016 (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Overwatch có Control Map mới lấy bối cảnh ở Busan, Hàn Quốc