Nhờ kết hợp các bộ phận như côn, ga và số lại với nhau, người lái xe số tự động chỉ cần chú trọng đến chân ga và chân phanh, không phải vất vả sang số hay lo xe chết máy giữa chừng, nhờ đó cảm thấy thoải mái hơn dù phải di chuyển trong điều kiện giao thông đông đúc. Tuy nhiên, lợi thế này đôi khi lại khiến người sử dụng tỏ ra chủ quan, phụ thuộc vào công nghệ dẫn đến một số sai sót gây nguy hiểm cho người lẫn xe.
Thói quen dùng cả hai chân
Chắc hẳn ai đã từng tìm hiểu luật giao thông đường bộ đều biết đến câu hỏi “Khi điều khiển xe số tự động, người lái xe sử dụng chân như thế nào cho đúng?”, và đáp án chính là “Không sử dụng chân trái, chân phải điều khiển cả bàn đạp phanh và bàn đạp ga”. Nhưng trong thời gian gần đây, không ít vụ “xe điên” gây tai nạn hàng loạt do đạp nhầm chân ga lại xuất phát từ nguyên nhân dùng 2 chân để điều khiển xe, một chân ga một chân phanh. Trên thực tế, nhiều tài xế còn cho rằng phương pháp này thuận tiện hơn bởi không cần để chân nào thừa thải.
![]() |
Lái xe số tự động, chân phải sẽ thực hiện cả hai thao tác đạp phanh lẫn ga |
Thế nhưng, đây là một thói quen sai lầm cần phải loại bỏ ngay nếu không sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Ở xe số tự động, chân ga và phanh được bố trí thẳng với hướng chân phải đưa ra, vừa đúng tư thế ngồi chắc chắn nhất. Việc người lái cố đưa chân trái sang bàn đạp phanh khiến phía chân này luôn trong vị trí tréo ngoe, làm tư thế ngồi không thoải mái, trong trường hợp cần phanh gấp thì lực đạp sẽ không đủ. Còn chân phải chỉ ở vị trí chân ga trong thời gian dài, một khi gặp tình huống bất ngờ phải phanh thì chân ga không nhả kịp, làm tác dụng phanh giảm đi rất nhiều, và xe vẫn lao tới dù người lái có đạp phanh đi chăng nữa, đó là lý do khiến chiếc xe bị mất kiểm soát.
Để chân chờ ở bàn đạp ga
Do tích hợp các thao tác vào cùng một chân, nên đa phần những sai lầm khi sử dụng xe số tự động đều thuộc về hành vi sử dụng chân, mà ở đây là trường hợp không thực hiện đúng nguyên tắc “không ga thì phanh”, lười hoặc quên chuyển sang chân phanh mà vẫn chờ để trên bàn đạp ga. Đúng ra nếu không đạp ga, người lái phải chuyển ngay mũi chân sang phía bàn đạp phanh. Nếu cứ để chờ ở chân ga, khi gặp tình huống nguy hiểm, theo phản xạ tài xế sẽ đạp chân ngay, nhưng xe không dừng lại mà còn bất ngờ lao về phía trước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ “xe điên” hiện nay.
![]() |
Tuân thủ nguyên tắc “không ga thì phanh”, chuyển sang chân phanh ngay khi hết đạp ga |
Không sử dụng chế độ số thể thao
Dù xe số tự động, nhưng vẫn có chế độ số thể thao, số tay hay số bán tự động, thường được ký hiệu “+,-” hoặc “M1, M2, L1, L2”… ngay trên cần số. Ở một số dòng xe còn tiện ích hơn khi tích hợp lẫy chuyển số bằng tay trên vô lăng. Khi cần số ở chế độ này, xe không tự lên số theo tốc độ mà người lái sẽ tự chuyển số theo mục đích. Một khi nắm vững tính năng của từng chế độ, người lái có thể tự cài đặt số hợp lý cho từng đoạn đường, nhờ đó không chỉ giảm thiểu hao mòn mà còn ngăn ngừa nguy cơ tai nạn.
![]() |
Số D+ và D- hỗ trợ xe di chuyển lên, xuống dốc an toàn |
Cụ thể, ứng dụng chế độ số thể thao có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn khi đi đường dốc hay đổ đèo. Khi leo dốc, xe có thể tự sang số để đảm bảo đủ sức kéo và tốc độ. Nhưng khi xuống dốc, xe lao nhanh theo quán tính, hộp số sẽ lên số cao kéo theo không còn khả năng hãm theo kiểu phanh động cơ. Trong trường hợp này, tài xế cần phải chủ động về số tay 1, 2… sao cho thích hợp với độ nghiêng và chiều dài con dốc để đảm bảo tốc độ an toàn. Nếu không sử dụng số tay, tài xế buộc phải đạp phanh để hãm tốc, nhưng phương án này không cho hiệu quả tối ưu, ngược lại để phanh làm việc trong tình trạng khắc nghiệt liên tục dễ làm cháy phanh, hoặc mất tác dụng hệ thống thủy lực.
![]() |
Nhiều tài xế có thói quen về số N khi đổ dốc |
Bên cạnh đó, nhiều tài xế còn có thói quen về số N khi xe đổ dốc để xe chạy theo quán tính nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi xe số tự động hiện nay đều có khả năng tự ngắt cung cấp nhiên liệu cho động cơ khi xe xuống dốc, nếu về số N sẽ vô tình khởi động hệ thống trở lại, đôi khi còn tốn kém hơn. Chưa kể, để xe trôi dốc theo quán tính vô cùng nguy hiểm, người lái phải đạp phanh thường xuyên gây nóng phanh hoặc nhanh hỏng hóc, đồng thời khó phản ứng kịp khi gặp chướng ngại vật bất ngờ.
(Theo NLĐ)Sự mất giá của đồng bảng Anh (7% so với đồng euro) sau Brexit, cho thấy tác động mạnh thế nào từ cuộc trưng cầu lịch sử của người dân xứ sương mù.
Với bóng đá, mà cụ thể hơn là Premier League sôi động, lôi cuốn nhất hành tinh, Jose Mourinho và Pep Guardiola hẳn là những người cảm nhận rõ nhất sự "hao hụt" trong tài khoản của họ, với số tiền bị mất đi không hề ít.
![]() |
Mourinho và Pep Guardiola nào ngờ bỗng nhiên mất tiền thế này |
Đáng kể, họ đón nhận tin kém vui khi còn chưa đến ngày ra mắt học trò mới, cũng như bước vào cuộc chinh phục thành công ở thành Manchester ở 2 nữa chiến tuyến.
Theo nguồn 'Jornal de negocios' (Business Today) của Tây Ban Nha, tân thuyền trưởng MU mất 700.000 euro cho bản hợp đồng có thời hạn 3 năm, do sự mất giá của đồng bảng Anh.
Hồi cuối tháng 5 vừa qua, cùng với việc chính thức được xác nhận ngồi "ghế nóng" thay Van Gaal, báo chí Anh tiết lộ, mức lương của chiến lược gia người Bồ nhận được là 10 triệu bảng, tương đương gần 12,5 triệu euro/năm.
Tuy nhiên, vì 'Brexit", làm đồng bảng Anh xuống thấp nhất kể từ 1985 và Mourinho bị ảnh hưởng không nhỏ.
Nhưng xem ra, "người đặc biệt" vẫn còn được... an ủi tí chút, bởi Pep Guardiola dường như chịu tổn thất nặng nề nhất. Theo tờ Bild(Đức), quyết định rời Bayern để đến Man City, HLV người Tây Ban Nha hưởng lương cao ngất ngưởng: gần 25 triệu euro/năm.
Và 1,5 triệu euro là số tiền mà Pep bị "bốc hơi" bởi Brexit, từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất mấy ngày qua.
L.H
" alt=""/>Brexit: Mourinho và Pep bị 'móc túi' nhiều nhấtViệc chưa bao giờ sở hữu một chiếc SUV không đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ không chọn mua một chiếc SUV trong tương lai. Với sự “trỗi dậy” của dòng SUV hiện nay, việc mua một chiếc xe loại này tại thời điểm hiện tại là “sáng suốt” hơn bao giờ hết.
Thời kỳ hiện nay được coi là thời điểm “bùng nổ” của dòng xe SUV. Trước đây, những mẫu SUV chỉ hạ nhiệt khi giá cả nhiên liệu lên quá cao thế nhưng ngày nay, khi giá nhiên liệu đã “hạ nhiệt” đi kèm với các mẫu SUV được cải tiến đa dạng, khiến những chiếc SUV ngày nay tốt hơn bao giờ hết. Trang Autobytel đã xếp hạng 10 mẫu xe đáng mua nhất cho người mua SUV lần đầu được chia theo 5 mục tạo sự thuận tiện nhất cho người mua lần đầu.
![]() |
Xe dành cho người đang sử dụng xe siêu sang chuyển qua SUV: Jaguar F-Pace 2017. ![]() Xe dành cho người đang sử dụng xe siêu sang chuyển qua SUV: Maserati Levante 2017. ![]() Xe dành cho người đang sử dụng dòng xe cỡ nhỏ chuyển qua SUV: Mazda CX-3 2017. ![]() Xe dành cho người đang sử dụng dòng xe cỡ nhỏ chuyển qua SUV: Honda HR-V 2016 Xe dành cho người đang sử dụng dòng xe minivan chuyển qua SUV: Ford Flex 2016. Xe dành cho người đang sử dụng dòng xe minivan chuyển qua SUV: Toyota Highlander Hybrid 2016. SUV dành cho người mê off-road: Jeep Wrangler Unlimited 2017. SUV dành cho người mê off-road: Land Rover Range Rover 2016. SUV dành cho người mới lái: Nissan Rogue 2016. SUV dành cho người mới lái: Kia Sportage 2017. |