Ngoài ra, hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh và phòng chống bạo lực học đường hiệu quả; tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho người học thông qua các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa.
Trường học có thể lồng ghép chương trình giảng dạy với các hoạt động dã ngoại trải nghiệm cho học sinh thăm các di tích lịch sử, học tập truyền thống cách mạng lịch sử hào hùng của dân tộc… qua đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giúp các em có động cơ học tập tốt.
Việc nâng cao ý thức của giáo viên, học sinh cần thực hiện từ những việc làm nhỏ nhất như bỏ rác đúng nơi quy định; không bẻ cây, khạc nhổ, vẽ bậy lên tường, bàn học; không hút thuốc lá trong trường học; không nói tục, chửi thề...
Bên cạnh đó, hiệu trưởng có thể tổ chức các phong trào thi đua một cách thực chất. Hiện nay, các nhà trường đang duy trì nhiều phong trào thi đua, nhưng nếu chỉ làm hình thức, đối phó, thiếu tính thiết thực thì những nội dung tốt đẹp của các cuộc vận động không thể trở thành những phẩm chất tốt trong mỗi con người, thậm chí có thể phản tác dụng giáo dục.
TS Tuấn cũng cho rằng, nêu gương là cách giáo dục tốt nhất và nhanh nhất. Một người thầy tồi sẽ không thể đào tạo được những học trò xuất sắc và nhân văn. Một người thầy tốt và giỏi chưa cần dạy đã là gương sáng cho học sinh noi theo.
“Ảnh hưởng văn hóa từ thầy đến trò là con đường cá nhân đến cá nhân. Văn hóa của thầy sẽ truyền sang trò. Sự tiếp xúc văn hóa này có mối quan hệ qua lại, thầy ảnh hưởng tới trò và trò cũng tác động trở lại thầy. Người thầy không chỉ truyền thụ kiến thức cho học trò mà họ mang hơi ấm từ trái tim thắp sáng ước mơ cho trò, giúp nhiều học trò khắc phục những lầm lỗi của mình”, theo TS Tuấn.
Chính vì thế, cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là hiệu trưởng, phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo, xây dựng được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân thành, làm cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của người thầy. Từ đó, học sinh sẽ biết phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập và rèn luyện.
Thúy Nga
Bằng cách này, Thành Man trở thành tân sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Trung Quốc) ở tuổi 17. Dù học đại học sớm hơn bạn bè đồng trang lứa nhưng Thành Man luôn nằm trong số những sinh viên nổi bật của khoa.
Tốt nghiệp đại học năm 2015, Thành Man nhận được bằng cử nhân loại Xuất sắc. Với kết quả này, cô được Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Trung Quốc) tuyển thẳng lên học tiến sĩ ở tuổi 21. Dưới sự hướng dẫn của GS Ngô Yên Khánh, Thành Man đạt nhiều thành tích nghiên cứu đáng nể. Năm 2019, Thành Man xuất bản được bài báo đầu tiên trên Tạp chí Nature.
Ngoài ra, với tư cách là nghiên cứu sinh, tham gia Hội nghị Thiết bị Điện tử Quốc tế IEEE(IEDM) năm 2019, Thành Man gây ấn tượng với các nhà khoa học sau khi trình bày công nghệ bóng bán dẫn oxit thiếc indi (Indium tin oxide - ITO) dài 10nm có khả năng tích hợp BEOL (quy trình tích hợp mạch sau vùng bán dẫn).
Chủ yếu nghiên cứu điện tử bán dẫn oxit, 5 năm học tiến sĩ, Thành Man xuất bản hơn 10 bài báo khoa học trên Tạp chí SCI. Năm 2020, sau khi nhận bằng tiến sĩ Vi điện tử và Điện tử thể rắn của Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Trung Quốc), Thành Man được Đại học Hồ Nam (Trung Quốc) bổ nhiệm trở thành phó giáo sư kiêm người hướng dẫn nghiên cứu sinh ở tuổi 26.
Việc Thành Man được bổ nhiệm trở thành PGS sau 1 tháng tốt nghiệp tiến sĩ thời điểm đó gây tranh cãi. Xoay quanh ồn ào, Đại học Hồ Nam (Trung Quốc) khẳng định, tương lai Thành Man có khả năng đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực phát triển vật liệu nano, chế tạo thiết bị điện tử vi mô và nano, thử nghiệm thiết bị theo nguyên lý mới, thiết kế và tích hợp mạch…
Nhận được sự tin tưởng của Đại học Hồ Nam (Trung Quốc), đến nay PGS Thành Man vẫn gắn bó với công việc giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu sinh.
Chương trình có sự tham gia của PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Trưởng ban Ban nghiên cứu đánh giá Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Phú Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, cùng đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng; UBND quận Dương Kinh và đông đảo phụ huynh học sinh.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Minh Quý - Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi nhấn mạnh, chương trình tư vấn hướng nghiệp là hoạt động thiết thực nhằm giúp cho học sinh nhà trường tự nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, xác định được niềm đam mê, sở thích, những xu hướng ngành nghề hiện nay và trong tương lai, từ đó có định hướng tích cực trong việc lựa chọn ngành, nghề phù hợp với bản thân, có động cơ học tập đúng đắn.
Tại chương trình, các diễn giả đã trao đổi, cung cấp các kiến thức cần thiết để các em học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi có thể tự khám phá, nhận biết năng lực, sở trường cũng như những đam mê của bản thân như: năng lực ngôn ngữ, tính toán, khoa học công nghệ, thẩm mỹ, thể chất, tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo...; tìm hiểu bức tranh toàn cảnh về các ngành nghề của xã hội, xu hướng dịch chuyển của ngành nghề, những ngành nghề xã hội có nhu cầu, những ngành nghề sẽ dần biến mất, những ngành nghề mới sẽ phát sinh; hỗ trợ cho học sinh trong việc chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu lao động, việc làm của xã hội; những nội dung cần lưu ý trong tuyển sinh đại học năm 2025...
Thông qua trò chơi tương tác được thiết kế khoa học, các diễn giả đã giúp cho các em học sinh nhận biết được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, hiểu được bản thân, hiểu biết về nghề nghiệp. Các em cũng có cơ hội được nêu ra những thắc mắc của cá nhân mình về những ngành, nghề mà các em muốn tìm hiểu; được trao đổi với các chuyên gia tâm lý về sở thích, khả năng và được tự vấn về những ngành thích hợp với khả năng của mình, qua đó phát huy được sở trường trong cuộc sống, trong học tập.
Đình Sơn
" alt=""/>Tư vấn ‘Chọn nghề đúng