LĐBĐ Malaysia (FAM) cũng xác nhận đã sớm gửi hồ sơ của Krasniqi lên FIFA, nhằm hoàn thành các thủ tục cho anh thi đấu quốc tế.
![]() |
Krasniqi được ví là tài sản của Malaysia |
FAM hy vọng Krasniqi sẽ được triệu tập trong thời gian tới, khi Malaysia đấu UAE (26/3) và tuyển Việt Nam (31/3) ở vòng loại World Cup 2022, bảng G.
Tiếp xúc với truyền thông Malaysia, HLV trưởng Tan Cheng Hoe cho biết, ông đang theo dõi Krasniqi, trước khi quyết định triệu tập anh.
"Một khi Krasniqi đồng ý thi đấu cho Malaysia, sẽ là tác động tích cực. Bởi vì, cậu ấy có cá tính mạnh mẽ, luôn thể hiện động lực chiến đấu cao", ông Tan Cheng Hoe tuyên bố.
HLV Tan Cheng Hoe có quan hệ rất tốt với Krasniqi. Chính ông đưa cầu thủ 28 tuổi này từ châu Âu sang Malaysia, và biến anh thành ngôi sao.
Đấy là khoảng thời gian Tan Cheng Hoe dẫn dắt CLB Kedah (2014-2017), và giành được 3 danh hiệu khác nhau.
Krasniqi được chờ đợi giúp tăng sức sáng tạo và hiệu quả tấn công cho Malaysia, khi tranh ngôi đầu bảng G với Việt Nam.
Thi đấu ở vị trí tiền vệ công, Krasniqi đồng thời có thể đá tiền đạo lùi. Anh nổi bật với khả năng băng lên dứt điểm từ tuyến sau.
"Krasniqi là một tài sản của bóng đá Malaysia", HLV Tan Cheng Hoe đánh giá cao cậu học trò cũ ở Kedah.
"Tôi biết cậu ấy khi còn ở Kedah. Krasniqi thi đấu xuất sắc, và là một cỗ máy ghi bàn của đội bóng.
Ngoài ra, Krasniqi luôn nổi bật với sự chăm chỉ, trong các trận đấu cũng như trên sân tập.
Vì vậy, tôi hy vọng Krasniqi sẽ tiếp tục đóng góp năng lực và những phẩm chất đặc biệt của mình với đội tuyển Malaysia".
Tuy nhiên, một vấn đề mà HLV Tan Cheng Hoe khá e ngại là thể lực cũng như cảm giác bóng của Krasniqi không tốt. Anh không đá trận nào suốt gần một năm nay, kể từ 3/3/2019.
"Krasniqi cần phải cải thiện thể chất, cũng như cảm giác bóng. Tôi sẽ theo dõi kỹ sự thể hiện của cậu ấy".
TT
" alt=""/>Malaysia đấu Việt Nam, Tan Cheng Hoe chờ Liridon KrasniqiLãnh đạo Nhà trường đề nghị trưởng các khoa triển khai đến tất cả sinh viên trong toàn trường để thực hiện mở tài khoản cho sinh viên theo đúng quy định. Đáng chú ý, theo thông báo của Trường ĐH Duy Tân, sinh viên đã có thẻ ATM tại ngân hàng này nhưng không thuộc chi nhánh mà trường thông báo cũng đăng ký mở thẻ mới để gạch nợ. Sinh viên không đăng ký mở thẻ qua lớp thì tự liên hệ trực tiếp.
Trước yêu cầu này, không ít sinh viên cảm thấy bị ép buộc.
“Nhiều sinh viên đã có thẻ ngân hàng. Chả lẽ bây giờ chúng em lại phải mất công mở thêm thẻ chỉ để nộp tiền học phí 2 lần mỗi năm?”, một sinh viên bức xúc.
Một sinh viên khác thì băn khoăn: “Em đã có thẻ của ngân hàng này, không lẽ giờ lại phải mở tiếp một thẻ nữa cũng của ngân hàng này bên chi nhánh kia? Nhà trường chỉ cần yêu cầu sinh viên chuyển khoản vào tài khoản của nhà trường chứ tại sao lại phải phức tạp như thế?”.
Trước những phản hồi trên, ông Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng nhà trường khẳng định trường không bắt buộc sinh viên phải mở thẻ tại chi nhánh ngân hàng như trong thông báo.
Theo ông Hải, đó là nơi trường đang mở tài khoản. Nếu sinh viên có nguyện vọng nộp học phí qua thẻ ATM thì chi nhánh này sẽ hỗ trợ mở miễn phí, còn sinh viên nào không muốn làm thì thôi, nhà trường không bắt buộc.
“Phụ huynh và sinh viên có quyền nộp tiền học phí vào tài khoản của trường với bất kỳ ngân hàng nào. Sinh viên mở thẻ cũng được, không mở thẻ cũng được. Còn nếu mở thẻ tại chi nhánh này thì sinh viên được miễn phí”, ông Hải giải thích thêm.
Diệu Thuỳ
“Hãy đến với làng quê, về nơi xóm thợ, đặt chân đến bản làng xa, đến vùng sông nước phương Nam hay miền Trung nắng gió, nơi ấy đang rất cần các em”.
" alt=""/>ĐH Duy Tân buộc sinh viên làm thẻ ngân hàng 'đúng tuyến'?Tại buổi lễ nhận bàn giao nhà mới, chị Đồng Thị Duyên vui mừng: “Em chỉ mong ước có được căn nhà để gia đình, con cái có nơi che mưa, che nắng, nay được chương trình hỗ trợ xây được ngôi nhà mới này gia đình em rất mừng, xin cám ơn chương trình”.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân và Nhóm Mái ấm yêu thương trao nhà cho các gia đình |
Chương trình “Mái ấm yêu thương” phát sóng số đầu tiên vào ngày 16/6/2019, mỗi tháng 1 chương trình, tương đương với 1 trường hợp hộ nghèo được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở với tổng trị giá 100 triệu đồng.
Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, đồng thời tạo điều kiện để những hoàn cảnh gặp khó về nhà ở vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của Bình Thuận trong những năm gần đây đã giảm đáng kể, song số hộ nghèo toàn Tỉnh hiện còn hơn 6.300 hộ với trên 20.000 nhân khẩu. Trong số đó có rất nhiều trường hợp chưa có nhà ở, nhà ở xuống cấp và việc có được một căn nhà mới kiên cố che mưa, che nắng là niềm mong mỏi và khát khao của nhiều mảnh đời khốn khó.
Mái ấm yêu thương đầu tiên được trao cho gia đình chị Thiệu Thị Hạnh ở thôn Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Tiếp theo đó, chị Mang Thị Đoạn (xã Vĩnh Hảo, Tuy Phong), anh Nguyễn Phi Láp, bà Lê Thị Hồng (thị trấn Liên Hương, Tuy Phong), ông Trương Văn Dương (Sông Phan, Hàm Tân)… lần lượt nhận được “mái ấm yêu thương” khang trang, đầy đủ tiện nghi từ chương trình.
Năm qua, Chương trình “Mái ấm yêu thương” với sự đồng hành của Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân (Tổng Công ty Phát điện 3) đã hỗ trợ xây dựng mới 10 căn nhà khang trang với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng cho 10 trường hợp hộ nghèo chưa có nhà ở. Trong năm 2020 này, với sự đồng hành của Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân (EVNGenco 3), chương trình tiếp tục hỗ trợ xây mới 12 căn nhà với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng cho các hộ gia đình chưa có nhà ở ổn định tại các địa phương trong tỉnh.
![]() |
Việc hỗ trợ xây dựng nhà ở mới khang trang giúp các hộ nghèo sớm ổn định nơi ăn chốn ở, sớm vươn lên thoát nghèo là mong muốn lớn nhất của những người thực hiện chương trình “Mái ấm yêu thương”.
Minh Chương
" alt=""/>‘Mái ấm yêu thương’ đến với người nghèo Bình Thuận