Sở Xây dựng TP.HCM vừa báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện Chỉ thị số 23/CT/TU ngày 25/7/2019 (Chỉ thị 23) của Ban Thường vụ Thành uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn.Sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 23, từ tháng 7/2019 đến tháng 12/2020, trên địa bàn Thành phố có 1.568 công trình vi phạm xây dựng, bình quân 3 vụ/ngày, tỷ lệ giảm 64,7% so với trước khi ban hành chỉ thị.
Tính riêng trong năm 2020, TP.HCM có 793 công trình vi phạm trật tự xây dựng, giảm 6,4 vụ/ngày, tương ứng mức giảm 75,3% so với bình quân số vụ vi phạm trước khi ban hành chỉ thị.
 |
Chính quyền địa phương dựng bảng cảnh báo khu vực công trình xây dựng sai phép tại TP.HCM. |
Về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng, Sở Tư pháp đề xuất UBND TP.HCM bổ sung nhiều nội dung trong cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong đó, đề xuất hình thức ngưng cung cấp điện, cấp nước cho công trình vi phạm. Dù đề xuất này đã được Chính phủ trình Quốc hội tuy nhiên đến nay chưa được thông qua.
Về quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng, cơ quan chức năng đã xác định các tổ chức, cá nhân thường xuyên tổ chức thi công xây dựng công trình sai phép, không phép, môi giới chuyển nhượng đất, bán các công trình vi phạm xây dựng.
Công an TP.HCM và các quận – huyện đã xác minh, điều tra, củng cố hồ sơ các đối tượng có hành vi môi giới, chuyển nhượng đất, bán công trình vi phạm xây dựng hoặc bảo kê xây dựng trái phép.
Cụ thể, tại TP.Thủ Đức có 5 đối tượng; huyện Bình Chánh có 38 đối tượng và huyện Hóc Môn có 4 đối tượng.
UBND Q.Bình Thạnh đã rà soát 16 tổ chức, cá nhân thường xuyên tổ chức xây dựng công trình sai phép, không phép; môi giới chuyển nhượng đất, bán các công trình vi phạm xây dựng; Giao Công an Q.Bình Thạnh nắm bắt các đối tượng đầu nậu, lợi dụng kẽ hở của pháp luật gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
Theo ông Lê Trần Kiên – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, thời gian qua, tình hình vi phạm xây dựng trên địa bàn có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng xây dựng trên đất nông nghiệp, đất không phù hợp quy hoạch ở các huyện ngoại thành vẫn phức tạp.
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các công trình này chưa dứt điểm, kéo dài, dẫn đến các công trình xây dựng hoàn tất, mua bán, chuyển nhượng, gây khó khăn trong công tác quản lý vi phạm hành chính.
“Biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với chủ đầu tư công trình vi phạm là hết sức cần thiết. Điều này hạn chế thấp nhất việc tiếp tục thi công, phát sinh diện tích vi phạm mới, thực hiện các giao dịch mua – bán, tặng – cho, gây khó khăn khi xử lý vi phạm hành chính. Nhưng hiện nay pháp luật không quy định về áp dụng biện pháp này”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng nêu lên mặt hạn chế.

Loạt nhà xây sai phép ở TP.HCM tồn tại cả năm mới bị phát hiện
Hàng loạt công trình nhà ở vi phạm trật tự xây dựng dưới hình thức chia nhỏ căn vừa bị xử phạt. Đáng nói, những căn nhà này đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng gần 1 năm nay mới bị phát hiện.
" alt=""/>Công an TP.HCM điều tra 63 ‘đầu nậu’ bảo kê xây nhà trái phép

Phân chim đã khô sẽ khó có thể rửa sạch theo cách thông thườngPhân chim không chỉ gây bẩn mà có thể ăn mòn bề mặt sơn. Thậm chí nếu để lâu sẽ không thể rửa sạch ngay cả với xà phòng hay nước tẩy. Tốt nhất hãy rửa sạch ngay khi phát hiện phân chim còn mới. Nếu không, bạn có thể xịt dầu chống gỉ đa năng WD-40 lên khu vực đó, để yên trong một phút, sau đó lau sạch.
Loại bỏ các vết bẩn bám dính trên kính chắn gió
 |
Vết bẩn trên kính do xác côn trùng đôi khi không thể rửa theo cách thông thường |
Nếu bạn đang gặp khó khăn với cần gạt nước kính chắn gió không thể quét sạch những thứ gây bẩn như xác côn trùng, nhựa cây...thì hãy thử với nước có ga như Coca-Cola. Nhúng giẻ với Coke và rửa kính chắn gió. Sau đó rửa sạch lại bằng nước ngọt.
Luôn sử dụng hai xô nước riêng biệt
Một cái chứa đầy nước xà phòng và một cái khác để rửa khăn lau. Điều này sẽ giúp làm sạch khăn lau của bạn nếu nó còn bám dính bùn cát khi lau xe, tránh bị xước sơn. Sau đó nên thay nước mới nếu cảm thấy xô nước đã bẩn.
Rửa sạch xe bằng nước trước khi phun bọt
Không thoa trực tiếp nước xà phòng hay dung dịch rửa lên xe trước khi rửa sạch bằng nước. Điều này sẽ giúp loại bỏ mọi bụi bẩn trước khi bạn bắt đầu quá trình rửa xe.
Sử dụng đúng loại nước tẩy
 |
Không phải loại xà phòng nào cũng có thể dùng cho rửa xe. |
Nếu bạn dùng xà phòng rửa bát để rửa xe thì nên nghĩ lại bởi nó không thích hợp. Điều này sẽ gây hại cho sơn xe của bạn. Tốt nhất nên mua một chai dung dịch rửa xe thích hợp từ một cửa hàng ô tô bởi nó đã có các thành phần không gây hại cho sơn.
Không sử dụng miếng bọt biển
 |
Nên dùng khăn hoặc dụng cụ rửa xe có nhiều sợi nhỏ, mềm |
Bọt biển sẽ giữ lại các hạt bụi bẩn có thể làm xước xe của bạn. Thay vào đó, hãy sử dụng dụng cụ rửa xe bằng sợi nhỏ. Tương tự khi lau ướt, lau khô cũng dùng khăn riêng có bề mặt sợi để làm khô, tránh gây xước sơn.
Làm khô cửa sổ theo hai hướng
 |
Lau khô xe cũng cần có nguyên tắc và hướng lau |
Bạn có thể tránh để lại các vệt bằng cách lau khô cửa sổ theo các hướng khác nhau. Thực hiện bên ngoài theo một hướng và bên trong theo một hướng khác (ví dụ: ngang theo hướng này và dọc theo hướng khác).
Loại bỏ các vết xước trước khi đánh bóng
Nếu muốn chiếc xe sạch bong và bóng lộn, chúng ta có thể dùng tới các chất dưỡng để đánh bóng bề mặt sơn. Tuy nhiên cần lưu ý phải xử lý các vết xước của sơn trước khi đánh bóng. Nếu vết xước nhỏ, có thể đánh kem cana trước khi làm bóng.
Lưu ý vật liệu nhựa trước khi đánh bóng
Đảm bảo rằng một số chi tiết bằng nhựa được che kín trước khi đánh bóng bề mặt sơn. Sáp đánh bóng có thể làm ố các loại nhựa này, vì vậy hãy bôi sản phẩm phục hồi trước hoặc nếu có thể nên tránh chạm vào chúng khi đánh bóng.
Hoàn thiện
Bôi sáp tổng hợp là bí quyết giúp chiếc xe của bạn thực sự tỏa sáng. Nó sẽ mang lại cái nhìn cực kỳ bóng bẩy.
Sau khi bôi sáp, bạn có thể dùng khăn sợi nhỏ và lau theo chuyển động tròn để làm sạch lớp sáp. Nếu có điều kiện, nên dùng một máy đánh bóng để có được kết quả như ý.
 |
Công đoạn đánh bóng bằng sáp dưỡng bề mặt giúp chiếc xe trở nên bóng bẩy |
Để kiểm tra bề mặt sau khi đánh bóng, không nên dùng tay chạm vào mà nên dùng một găng tay nilong để tránh bám vân bụi.
Đình Quý(theo starsinsider)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Cẩn thận khi học theo mẹo rửa xe trên mạng
Trên các mạng xã hội có rất nhiều video chỉ những mẹo rửa sạch xe hoặc cho người xem lời khuyên về cách vệ sinh ô tô. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì không phải lời khuyên nào trên mạng cũng có thể áp dụng đại trà.
" alt=""/>Mẹo và thủ thuật để tự làm sạch ô tô như một chuyên gia

Vị chủ tịch của FLC chính là nhân vật đại gia bí ẩn sở hữu chiếc Rolls-Royce Phantom Lửa thiêng ra mắt Việt Nam vào tháng 10/2015. Đây là mẫu xe đầu tiên nằm trong bộ sưu tập Trống đồng Đông Sơn DSC (Dong Son Collection) mà hãng siêu sang Anh quốc thiết kế riêng theo đơn đặt hàng, do đó nó không hề đụng hàng.
 |
Rolls-Royce Phantom Lửa thiêng của chủ tịch Trịnh Văn Quyết đẳng cấp nhất Việt Nam |
Sự độc đáo không có xe thứ hai của Phantom Lửa thiêng đến ngay từ vẻ ngoài, nổi bật với hai tông màu đỏ Madeira và vàng Sunrise kết hợp. Hông xe có biểu tượng trống đồng kết hợp với đường coachline kép màu vàng tạo vẻ sang trọng quyền quý. Đặc biệt, logo Spirit of Ecstasy trên đầu được mạ vàng 24k như một điểm nhấn cho sự giàu sang.
Rolls-Royce Phantom Lửa thiêng độc và hiếm bởi thế giới không có chiếc thứ 2, và hãng xe nước Anh phải mất 10 tháng mới hoàn thiện từ khâu ý tưởng đến hiện thực. Khi về Việt Nam, chiếc Phantom này có giá đắt đỏ thứ nhì Việt Nam thời điểm ấy (lên tới 50 tỷ đồng chưa lăn bánh), chỉ sau chiếc siêu xe Bugatti Veyron về Việt Nam năm 2012 của đại gia Minh Nhựa.
Bà Nguyễn Phương Hằng và Rolls-Royce Phantom: Bị bắt vì tội xâm phạm đời tư
Trước ông Trịnh Văn Quyết khoảng 1 tuần, nữ đại gia chủ khu du lịch Đại Nam là Nguyễn Phương Hằng đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP HCM bắt về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự.
Bà Hằng không chỉ nổi tiếng trên mạng xã hội vì những buổi livestream hút hàng trăm ngàn người theo dõi mà còn được dư luận biết đến với bộ sưu tập xe đình đám. CEO Nguyễn Phương Hằng từng cho biết, tài sản của vợ chồng bà "kim cương và sổ đỏ tính bằng cân" hay đi những chiếc xe 40-50 tỷ đồng là chuyện thường. Vì vậy chuyện sở hữu Rolls-Royce cũng không mấy lạ lẫm.
 |
Chiếc Rolls-Royce Phantom biển siêu đẹp của gia đình bà Nguyễn Phương Hằng |
Chiếc xe nổi tiếng nhất với bà Hằng chính là Rolls-Royce Phantom EWB mang biển số có ý nghĩa “ phát –trường cửu” 61A-00789, và cũng là chiếc Phantom đầu tiên của tỉnh Bình Dương vào năm 2013.
Thời điểm đó, đây là chiếc Phantom thứ 2 tại Việt Nam sau chiếc đầu tiên được nhập khẩu về nước vào năm 2009. Ban đầu chiếc Rolls-Royce Phantom của gia đình bà Phương Hằng có màu ngoại thất đen huyền bí nhưng sau một thời gian sử dụng, đã chuyển sang màu đỏ tươi nổi bật mà theo nhiều người cho rằng để hợp phong thuỷ của người chồng hơn.
Đại gia "điếu cày" Lê Thanh Thản và Rolls-Royce "Mặt trời Phương Đông": Bị khởi tố tội lừa dối khách hàng
Chiếc Rolls-Royce Phantom "Mặt trời Phương Đông" cũng giống như chiếc Phantom "Lửa thiêng" được đặt hàng cá nhân hóa trực tiếp với hãng siêu sang nước Anh, nhưng về trước 1 năm là 2014. Chiếc xe có giá lên tới 43 tỷ đồng và là chiếc Rolls-Royce đắt thứ 2 tại Việt Nam, thuộc sở hữu của đại gia Lê Thanh Thản.
Ông Lê Thanh Thản được biết đến là chủ của thương hiệu khách sạn Mường Thanh được đặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, đồng thời kinh doanh bất động sản. Ông Thản từng chia sẻ trên truyền thông rằng "thích hút thuốc lào, đi xe Rolls-Royce", nên ông còn được gọi thêm bằng cái tên "đại gia điếu cày" do trên xe lúc nào cũng có chiếc điếu dân dã.
 |
Rolls-Royce "Mặt trời phương đông" của đại gia "điếu cày" Lê Thanh Thản |
Thành công với kinh doanh khách sạn và dần có thương hiệu trên thị trường bất động sản, nhưng ông Thản đã phải nhận quyết định khởi tố ngày 8/7/2019 về tội "Lừa dối khách hàng" theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015.
Bầu Kiên và Rolls-Royce Phantom Rồng: Tội lừa đảo
Đại gia Nguyễn Đức Kiên hay còn gọi là bầu Kiên là một trong những cái tên nổi đình nổi đám trong giới ngân hàng và bóng đá. Giàu có và đang trên đường phất lên như diều gặp gió, ông Kiên đã gây chấn động giới chơi xe trong nước vào năm 2012 khi trở thành 1 trong số 33 chủ nhân của chiếc siêu sang Rolls-Royce Phantom phiên bản năm Rồng sản xuất riêng cho thị trường Châu Á. Chiếc xe có giá ước khoảng 40 tỷ đồng.
 |
Xe Rolls-Royce Phantom bản Rồng của bầu Kiên |
Tuy nhiên, nhận xe Roll-Royce chưa đủ "ấm ghế ngồi", từ ngày 20/8/2012 tới ngày 31/5/2013, bầu Kiên lần lượt bị khởi tố về 4 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Trốn thuế và Kinh doanh trái phép.
Tổng số tiền mà bầu Kiên và đồng bọn gây thất thoát là hơn 1.695 tỷ đồng. Đây được coi là một trong những đại án tham nhũng của năm 2013, là vụ án khiến nhiều nhân vật máu mặt trong nhiều ngành, đặc biệt là ngành ngân hàng dính "chàm".
Bà Dương Thị Bạch Diệp: Nữ đại gia đầu tiên sở hữu Rolls-Royce Bespoke: Tội lừa đảo
Nhắc đến lịch sử Rolls-Royce vào Việt Nam, không ai là không biết đến chiếc Phantom của nữ đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp.
Đầu năm 2008, bà Dương Thị Bạch Diệp (Giám đốc Công ty bất động sản Diệp Bạch Dương) gây xôn xao khi mua chiếc Rolls-Royce Phantom màu lục với giá trị lên tới 2,3 triệu USD, trong đó giá gốc là 1 triệu USD, còn thuế, phí là 1,3 triệu USD.
 |
Bà Dương Thị Bạch Diệp và chiếc Rolls-Royce đầu tiên về Việt Nam bằng đường hàng không |
Đây là chiếc Rolls-Royce Phantom đầu tiên được cá nhân hóa (Bespoke) do một người Việt Nam đặt hàng chính hãng từ Anh quốc. Biển số của chiếc xe cũng thuộc hàng "siêu độc": 77L-7777 mang ý nghĩa là "thất trùng thất", bởi chữ L khi quay ngược lại cũng thành số 7. Những người theo phong thủy cho rằng, chiếc biển thất trùng thất sẽ mang lại xui xẻo cho người sử dụng.
Tuy nhiên, đến năm 2019, bà Diệp cùng nhiều cựu lãnh đạo TP.HCM đã bị bắt với cáo buộc lừa đảo liên quan ngân hàng Agribank, hoán đổi tài sản công tại Sở Văn hóa. Đến tháng 11/2021, HĐXX TAND TP.HCM đã tuyên mức án chung thân đối với bà Dương Thị Bạch. Tiếng tăm người phụ nữ Việt đầu tiên sở hữu Rolls-Royce nay chỉ còn được nhắc đến như hoài niệm, trong khi công ty của bà Diệp còn hàng ngàn tỷ đồng nợ xấu.
Bà Phạm Thị Diệu Hiền: Nữ đại gia ngành thủy sản đi Rolls-Royce biển tứ quý 3 bị vỡ nợ
Bà Phạm Thị Diệu Hiền là nữ đại gia thủy sản nổi tiếng ở TP. Cần Thơ, là chủ của Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco). Nữ đại gia này được dư luận nhắc nhiều đến sau màn rước dâu cho con trai bằng đoàn xe sang vào tháng 2/2012, trong đó có chiếc Rolls-Royce Phantom biển "tứ quý" 3 mà bà khoe mua hết 25 tỷ đồng. Thậm chí các câu chuyện về độ chịu chơi của nữ đại gia này liên tục xuất hiện trên truyền thông, xứng tầm với khối tài sản kếch xù mà doanh nghiệp gia đình đang nắm giữ.
 |
Rolls-Royce Phantom biển ngũ quý 3 của nữ đại gia ngành thủy sản |
Tuy nhiên, chuyện làm ăn của Hiền không được thuận buồm xuôi gió. Ngay sau đám cưới con trai, Bianfishco lâm vào cảnh nợ nần cả nghìn tỷ đồng với ngân hàng và các đối tác.
Để giải cứu công ty, chồng bà Hiền cho biết đã phải bán rất nhiều tài sản, trong đó có cả chiếc Rolls-Royce. Năm 2015, chiếc Rolls-Royce biển số tứ quý 3 của bà Hiền được nhìn thấy bày bán ở một chợ ô tô tại TPHCM.
Khải "Silk" dần bị lãng quên cùng Rolls-Royce Phantom đầu tiên
Không đắt đỏ như chiếc xe của nữ đại gia Bạc Dương, nhưng Rolls-Royce Phantom của đại gia Hoàng Khải (Khải Silk) lại là chiếc Rolls-Royce đầu tiên về Việt Nam vào năm 2007, mở ra thời kỳ thịnh hành siêu sang nước Anh ở trong nước 15 năm tiếp theo.
Ông chủ thương hiệu lụa nổi tiếng từng khoe đã phải bỏ ra số tiền là 1 triệu USD, tương đương 16 tỷ đồng (thời giá năm 2007). Đương nhiên, xế sang của ông chủ KhaiSilk lúc đó được cho là chiếc xe đắt nhất Việt Nam, hơn cả chiếc siêu xe Lamborghini Gallardo của Cường đô la cũng mua cùng năm 2007.
 |
Ông Hoàng Khải bên chiếc Rolls-Royce đầu tiên ở Việt Nam, chụp ảnh trong lâu đài TajmaSago xây dựng tráng lệ ở Quận 7, Tp Hồ Chí Minh. |
Đến cuối năm 2017, ông Hoàng Khải gặp biến cố lớn khi doanh nghiệp của ông bị phát hiện sử dụng hàng Trung Quốc gắn mác "made in Vietnam". Vụ việc không chỉ khiến ông chủ KhaiSilk bị điều tra mà thương hiệu cũng bị người tiêu dùng dần tẩy chay, các cửa hàng bán lụa đã đồng loạt đóng cửa. Ông Khải đã rời bỏ vị trí người đại diện pháp luật của Khải Silk. Lâu đài TajmaSago và nhà hàng Cham Charm của Tập đoàn Khaisilk cũng đã đổi chủ.
Trước sóng gió dồn dập ập đến, chiếc xe Rolls-Royce Phantom cũng phải bán lại. Chiếc xe sau đó được "lên sóng" vào 8/2018, một showroom tư nhân đã chào bán chiếc Phantom của ông Khải với giá hơn 9 tỷ đồng.
Đình Quý(tổng hợp)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Xe siêu sang Rolls-Royce của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đắt nhất Việt Nam
So với những đại gia cùng đặt riêng xe Rolls-Royce Phantom như Dương Thị Bạch Diệp hay Lê Thanh Thản, chiếc xe của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết không những "độc" mà còn đắt nhất từ trước đến nay.
" alt=""/>Hàng loạt đại gia Việt đi xe siêu sang Rolls