Theo bản đồ hiện trạng, khu đất số 2-4-6 Đồng Khởi có diện tích 1.522,2m2. Trong đó, 1.458,1m2 không phạm lô giới và 64,1m2 phạm lộ giới.
Khu đất trên được quy hoạch là khu phức hợp, gồm khách sạn, thương mại, văn phòng và căn hộ ở. Công trình có chiều cao tối đa 20 tầng. Trong đó, khối đế cao 7 tầng, tương đồng với khách sạn Majestic đối diện.
Theo Sở TN-MT, thời điểm thẩm định giá của khu đất số 2-4-6 Đồng Khởi là tháng 11/2015. Mục đích định giá là để đơn vị sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung cho Nhà nước theo quy định.
Đơn vị đang sử dụng khu đất trên là Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Công ty CP (Seaprodex). Cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước vào năm 2014, hoạt động chính của Seaprodex là nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; thương mại và dịch vụ cho thuê văn phòng.
Tính đến cuối tháng 6/2024, vốn điều lệ của Seaprodex đạt 1.250 tỷ đồng. Trong đó, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) góp 792,28 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ sở hữu 63,38%); Công ty CP Quản lý Quỹ HD (HD Capital) góp 180 tỷ đồng (14,4%); 278 tỷ đồng còn lại (22,21%) là vốn góp của các cổ đông khác.
Khu đất từng liên quan đến đại gia Vũ 'nhôm'
So với năm 2023, cơ cấu cổ đông của Seaprodex hiện tại có sự thay đổi. Trong khi SCIC và HD Capital vẫn giữ nguyên tỷ lệ vốn góp như trên, hai cổ đông khác là doanh nghiệp bất động sản bất ngờ thoái vốn.
Cụ thể, tại thời điểm đầu năm 2023, Công ty TNHH Bất động sản Anh Tú và Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Hướng Công Viên (Công ty Hướng Công Viên) lần lượt sở hữu 13,4% và 19,96% vốn góp tại Seaprodex.
Đến cuối năm, Công ty TNHH bất động sản Anh Tú đã thoái sạch vốn, trong khi Công ty Hướng Công Viên giảm tỷ lệ vốn góp tại Seaprodex xuống còn 14,02%, tương ứng vốn góp 175,26 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty Hướng Công Viên không còn vốn góp tại Seaprodex. Bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp của doanh nghiệp này không được công bố.
Đối với “đất vàng” số 2-4-6 Đồng Khởi, tính đến cuối tháng 6/2024, Seaprodex đã hạch toán chi phí xây dựng dở dang tại đây 693 tỷ đồng.
Theo Seaprodex, chi phí này gồm giá trị đất, tài sản trên đất và giá trị tiền lãi vay liên quan đến khoản vay của công ty tại Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 (Công ty Bắc Nam 79, doanh nghiệp của ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”), dùng để thanh toán cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Seaprodex cho biết, đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, tài chính để được chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất số 2-4-6 Đồng Khởi. Năm 2017, Chi cục Thuế quận 1 và Sở Tài chính TPHCM có văn bản xác nhận Seaprodex đã nộp tiền đất và hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Tuy nhiên, đến nay Seaprodex vẫn chưa được cơ quan chức năng TPHCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để triển khai dự án khu phức hợp trên khu đất này.
Để nộp tiền sử dụng đất cho khu đất số 2-4-6 Đồng Khởi, năm 2016, Seaprodex đã vay của Công ty Bắc Nam 79 số tiền 250 tỷ đồng, lãi suất 7%/năm. Khoản vay này được đảm bảo bằng 22 triệu cổ phần của Seaprodex tại Công ty CP Việt Pháp Sản xuất thức ăn gia súc Proconco.
Theo bản án phúc thẩm ngày 13/6/2019 của TAND cấp cao tại Hà Nội, Seaprodex bị buộc phải nộp lại 250 tỷ đồng tiền gốc và 18,4 tỷ đồng tiền lãi liên quan đến khoản vay từ Công ty Bắc Nam 79 để đảm bảo cho việc thi hành án của bị cáo Phan Văn Anh Vũ.
Trong năm 2023, Seaprodex đã bị cưỡng chế khấu trừ toàn bộ số tiền 268,4 tỷ đồng theo quyết định thi hành án chủ động để thi hành án liên quan đến bản án phúc thẩm trên.
Ngoài số tiền này, đến nay, Seaprodex đã trả thêm 96,2 tỷ đồng tiền lãi vay cho Công ty Bắc Nam 79. Hai bên vẫn đang tiếp tục làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của các bên.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, cả nước có 21 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi cao hơn mức trung bình cả nước. Một số địa phương có tỷ số này cao như Sơn La (117), Nghệ An (116,6), Hà Nội (112)… Trong khi đó, nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ có tỷ số dưới 108.
Xuất hiện muộn nhưng tăng rất nhanh, mất cân bằng giới tính ở Việt Nam cũng có những điểm khác biệt.
Ông Hoàng cho biết mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam cao ngay từ lần sinh đầu tiên, cao hơn hẳn ở những lần sinh sau, đối với những gia đình chưa có con trai, đặc biệt với những gia đình có 2 con gái và chưa có bé trai nào.
Mức độ mất cân bằng ở nước ta cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao hơn và điều kiện kinh tế khá giả.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng theo ông Hoàng, gốc rễ và cốt lõi là do định kiến giới, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" ăn sâu vào từng người dân Việt; xuất hiện từ khi chuẩn bị kết hôn đến khi có con, trước khi có con và có con, đến lúc qua đời.
Lạm dụng khoa học kỹ thuật để lựa chọn giới tính thai nhi cũng là nguyên nhân chính được chỉ ra.
Hậu quả không chỉ là thừa nam, thiếu nữ
"Dư thừa nam giới, thiếu hụt nữ giới, sẽ khiến nhiều đàn ông phải sống độc thân", ông Hoàng nói. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu đàn ông vào năm 2034 và sẽ tăng lên 2,5 triệu vào 25 năm sau đó.
Theo các nhà khoa học xã hội, tác động chính của hiện tượng mất cân bằng sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân. Nam giới trẻ bị dư thừa, có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời, trì hoãn hôn nhân hoặc sống độc thân.
Điều này sẽ tác động ngược lại hệ thống gia đình trong tương lai, nhất là trên thực tế, các xã hội này đều có hệ thống gia đình phụ hệ (theo họ cha) và trước kia hầu hết nam giới đều lập gia đình.
Làm thế nào để khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng và đưa về mức tự nhiên vẫn là câu hỏi lớn và thường trực của ngành dân số.
Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái được sinh ra sống. Tỷ số này thông thường là 104-106/100.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, dưới 109. Tổng cục Dân số nhận định mục tiêu này rất khó khăn, khi từ nay đến đó, mỗi năm phải giảm 0,4 điểm phần trăm, trong khi 8 năm trước, với nhiều nguồn lực và tác động, nhưng mỗi năm chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm.