Các tình nguyện viên của Hiệp hội Nhân đạo Greater Huntsville – nơi khuyến khích và kêu gọi mọi người nuôi thú cưng – cho rằng, nuôi thú cưng không chỉ tốt cho con vật mà nó mang lại lợi ích về sức khoẻ tinh thần cho chính con người.
‘Việc nuôi thú cưng không chỉ là để cứu giúp động vật, mà còn là cứu giúp chính chúng ta. Chúng làm cho chúng ta hạnh phúc. Chúng cho chúng ta một mục đích sống’ – một tình nguyện viên nhận xét.
Alanah Reed, một người nuôi chó cho biết con chó của cô đã giúp cô vượt qua giai đoạn trầm cảm.
‘Tôi đã trải qua một giai đoạn buồn bã vô cớ và tôi hoàn toàn không hiểu chuyện gì đang xảy ra bên trong mình. Nhưng tôi đã thoát được ra vì chú chó đã giúp tôi’ – Reed chia sẻ.
Việc nuôi thú cứng hoặc ở gần động vật cũng có thể mang lại những lợi ích về cảm xúc cho những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ, cho đối tượng tù nhân và các cựu chiến binh mắc chứng PTSD (hậu chấn tâm lý). Việc nuôi thú cưng cũng giúp người nuôi năng động hơn và cải thiện sức khoẻ tổng thể.
2 giờ sáng, nghe heo ngọ nguậy vì đói, Yên phải dậy cho chú ăn. Chờ heo ăn xong, Yến cho heo uống nước, lau miệng rồi mới đi ngủ tiếp.
" alt=""/>Nuôi thú cưng giúp giảm căng thẳng và cô đơnChồng của bà Radhamani mở Trường dạy lái xe AZ, Kochi ở Kerala, Ấn Độ vào năm 1970. Thật không may vào năm 2004,bà Radhamani mất chồng trong một vụ tai nạn. Sau sự cố này, bà bắt đầu giúp các con của mình điều hành trường dạy lái xe do chồng xây dựng. Radhamani cũng là người phụ nữ đầu tiên ở Kerala có bằng lái xe hạng nặng. Đó là vào năm 2021, bà đã nhận được giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Bà có bằng đầu tiên cho cả xe buýt và xe tải vào năm 1988.
Để điều hành một trường dạy lái xe, chủ sở hữu hoặc người dạy phải có giấy phép cho phương tiện mà họ dạy. Radhamani hiện không lái bất kỳ phương tiện nào trong số này vì bà không phải là thành viên của nhóm dạy học sinh thường xuyên nhưng thỉnh thoảng bà cũng thể hiện điều đó cho học sinh. Bà Radhamani hiện điều hành trường dạy lái xe cùng với hai con trai, con dâu và cháu trai của mình.
![]() |
Cụ bà 71 tuổi có bằng lái cho nhiều xe hạng nặng |
Bà ấy có lẽ là tài xế phụ nữ duy nhất ở Kerala, thậm chí ở Ấn Độ có bằng lái cho 11 loại phương tiện. Điều thú vị, dù là một người có bằng lái cho nhiều loại phương tiện, nhưng bà Radhamani lại nhận bằng lái xe hai bánh tương đối muộn. Bà nhận nó vào năm 1993.
Hoàng Anh (theo Cartoq)
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe hơi đối với tôi giống như một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tôi thà ít đi một miếng đất, nhưng không thể thiếu xe hơi.
" alt=""/>Cụ bà 71 tuổ có bằng lái cho 11 loại phương tiệnCảnh dễ thấy ở Việt Nam khi có va chạm giữa xe máy và ô tô dẫn đến thiệt hại là anh lái ô tô sẽ bị những người xung quanh quây lại bắt đền, đúng sai không cần biết. Nếu chẳng may người đi xe máy thiệt mạng hay bị thương nặng thì đó là đại hạn với cả chủ ô tô, kể cả khi không có lỗi.
Chiếc ô tô – trong nhiều trường hợp là “cần câu cơm” - bị tạm giữ để điều tra, còn người sẽ bị quấy quả đủ vành đủ vẻ, cuối cùng phải tốn một số tiền lớn để gia đình người đi “xe bé” rút đơn bãi nại. Dù không sai, họ cũng “thấm nhuần” một điều: Chờ được vạ thì má đã sưng, bỏ ra vài chục triệu đồng để lấy xe về làm ăn còn hơn dây dưa mãi mà rốt cục vẫn tốn kém. Bên “xe bé” cũng biết rõ mình nắm đằng chuôi nên luôn luôn thắng thế.
Điều luật khiến “xe lớn” luôn bị bắt nạt nằm trong Bộ luật Dân sự 2015: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết…
Dù bộ luật vẫn có điều khoản khác để ngăn chuyện cố tình gây lỗi (“Bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra” – điều 585) nhưng cách hiểu và vận dụng khác nhau của người thực thi pháp luật vẫn khiến “xe lớn” phải chịu thiệt.
Điều gì khiến thực trạng vô lý này vẫn tồn tại bao năm qua? Sự duy tình, cảm tính của người Việt? Thói kỳ thị đối với người giàu (vì người đi xe to được mặc định là giàu hơn, có điều kiện để nộp phạt, bồi thường, hỗ trợ)? Sự hoang dã, mông muội trong tư duy về pháp luật, chỉ xét chuyện xe lớn, xe bé thay vì ai đúng, ai sai? Những điều trên có thể đúng với một bộ phận người dân, và việc thay đổi nhận thức của họ không thể một sớm một chiều. Điều quan trọng, cấp thiết là người thực thi pháp luật không được mơ hồ, các điều luật cũng không được mơ hồ, dẫn đến nguy cơ bị vận dụng khác nhau, mà như đã nói trên, thường đi theo hướng “ăn vạ” xe lớn.
Gặp những trường hợp như vậy, người dân không khỏi băn khoăn tự hỏi, pháp luật bảo vệ người đúng hay bảo vệ xe bé? Rõ ràng tư duy xe lớn phải bồi thường xe bé mặc nhiên đẩy xe lớn vào thế yếu, luôn bị nắm thóp và bắt nạt. Còn xe bé “được chiều hư”, biết mình được ưu tiên bảo vệ nên mặc sức nghênh ngang lấn làn, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, yên chí rằng “nó phải tránh mình, nếu đâm phải mình thì nó chết”. Hậu quả là quá nhiều vụ tai nạn thảm khốc xảy ra, người đi sai thiệt mạng, người không sai cũng chịu bao thống khổ.
Luật pháp không thể cảm tính như các bà mẹ hay thiên vị. Nhiều bà mẹ luôn bắt đứa con giỏi giang, khỏe mạnh hơn chịu thiệt để o bế, bênh vực đứa con kém cỏi, yếu đuối hơn, dù nó hư hỏng, với lý lẽ “con sống tốt hơn nên hãy nhường em một tí”. Còn pháp luật phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các công dân. Trong câu chuyện giao thông, chuyện xe lớn phải bồi thường xe bé là không công bằng, không đúng với tinh thần thượng tôn pháp luật.
Đó là chưa kể, việc để xe bé chủ quan, ỷ được bảo vệ nên không cần tuân thủ luật pháp, dẫn đến hành vi hại mình, hại người, xét cho cùng là phản nhân văn. Khi tư duy xe lớn bồi thường xe bé ăn sâu vào cách thực thi pháp luật thì rất dễ biến pháp luật thành luật rừng.
Theo VTCNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Tư duy xe lớn bồi thường xe bé dễ biến pháp luật thành luật rừng