Mỗi năm có khoảng 1.200 trường hợp phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng tại Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều sự thật về căn bệnh này mà hầu hết chị em chưa biết.1. Tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư phụ khoa
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 240.000 phụ nữ trên toàn thế giới được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, và khoảng 150.000 trường hợp tử vong. Đến năm 2020, dự tính sẽ có hơn 303.000 trường hợp mới mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.200 trường hợp phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng.
 |
Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư nguy hiểm nhất trong các bệnh ung thư phụ khoa. |
Tỷ lệ sống sau 5 năm của các loại ung thư buồng trứng nói chung chỉ khoảng 45%. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống 5 năm là 93%. Mặc dù vậy, chỉ có 15% được phát hiện sớm, do bệnh ít khi có triệu chứng sớm, triệu chứng dễ nhầm lẫn nên phụ nữ thường chủ quan.
2. Tất cả phụ nữ, thậm chí trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh
Theo PGS.TS.BS Đoàn Hữu Nghị (Nguyên Giám đốc Bệnh viện E, Phó giám đốc Bệnh viện K, hiện là Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc): “Ung thư buồng trứng thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản hoặc lúc mãn kinh. Độ tuổi trung bình mắc ung thư buồng trứng là khoảng 60 tuổi. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng cũng có thể gặp ở trẻ em gái. Gần đây nhất, có trường hợp bé gái 5 tuổi - HCM bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3, xin được tư vấn điều trị ung thư.”
Di truyền là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư buồng trứng. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), 15-40% phụ nữ có một gen BRCA1 hoặc BRCA2 đột biến sẽ mắc ung thư buồng trứng trong cuộc đời họ, trong khi tỷ lệ ở người không có gen đột biến chỉ là 1,4%. Bên cạnh đó, béo phì, sử dụng liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Triệu chứng dễ nhầm lẫn
Các triệu chứng của ung thư buồng trứng cũng rất dễ nhầm lẫn với rối loạn bàng quang và hệ thống tiêu hóa như: đau bụng, đau vùng chậu, ăn không ngon hoặc ăn nhanh no, táo bón, tiêu chảy, và đầy hơi. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm: rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục, mệt mỏi, giảm cân bất thường…
 |
Triệu chứng của ung thư buồng trứng rất dễ nhầm lẫn với rối loạn bàng quang và hệ thống tiêu hóa |
Theo thống kê từ NCI, có tới 17% phụ nữ được chẩn đoán khi ung thư lây lan đến các hạch bạch huyết, 62% trường hợp đã di căn sang các cơ quan ở xa, một số phụ nữ có thể bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác trước khi họ tìm ra ung.
4. Có thể mang thai sau điều trị nếu phát hiện sớm
Thông thường, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho ung thư buồng trứng. Người bệnh cần cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng. Một số trường hợp có thể cần loại bỏ tử cung, các hạch bạch huyết, mạc nối, vv… nếu ung thư lan rộng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân còn trẻ tuổi, có nhu cầu mang thai trong tương lai và bị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu có thể bảo toàn khả năng sinh sản bằng cách chỉ cắt bỏ 1 buồng trứng và ống dẫn trứng.
Sau đó, người bệnh phải xạ trị hoặc hóa trị bổ sung để tiêu diệt hết các tế bào ung thư và đề phòng nguy cơ ung thư tái phát. Tuy nhiên, với điều kiện ung thư chỉ nằm trong một buồng trứng thì mới áp dụng được phương pháp này. Thời gian tốt nhất để mang thai là từ 2 - 5 năm sau điều trị.
5. Tầm soát là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm
Cũng theo bác sĩ Nghị, ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi tương đối cao. Cụ thể, ở giai đoạn IA và IB - khi ung thư chưa lan ra khỏi buồng trứng, tỷ lệ sống sau 5 năm là 92%. Bác sĩ Nghị cho biết thêm, nhờ tầm soát ung thư khi chưa có dấu hiệu của bệnh, năm vừa qua Bệnh viện Thu Cúc đã điều trị thành công cho 3 ca ung thư buồng trứng giai đoạn sớm bằng phương pháp phẫu thuật và hóa trị.

|
BS. Đoàn Hữu Nghị trực tiếp tư vấn tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc |
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận trong đó có gói tầm soát ung thư buồng trứng - phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng.
Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Đặt khám tầm soát ung thư: 1900 55 88 96/ Hotline: 0904.970.909
Tư vấn điều trị với bác sĩ Singapore: 0907.245.888
Email: [email protected]
Website: ungbuouvietnam.com
Minh Tuấn
" alt=""/>5 sự thật cần biết về ung thư buồng trứng
Trồng rau trong túi có nhiều ưu điểm, so với phương pháp trồng trong thùng xốp truyền thống.Anh Nguyễn Hồng San là một ông bố của 2 cậu con trai từng gây sốt với phương pháp trồng cây khá lạ ở Việt Nam - Trồng bằng túi. Gọi là lạ vì ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp, thủy canh trong ống hay các khay nhiều tầng.
Để trồng rau tại nhà, anh San may 2 loại túi: 1 gallon (khoảng gần 4 lít) cho hầu hết các cây rau nhỏ như mồng tơi, muống, dền,... và túi 2 gallon cho các cây thân leo: cà chua, dưa chuột. Các túi được đặt trong một máng/khay/pool nước có mực nước cao khoảng 2-4cm để tự động hút nước lên khi cây cần. Phương pháp này giống với nguyên lý của các chậu thông minh hoặc các hộp earthbox: có một phần ngập nước để thẩm thấu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho rễ cây.
Ưu điểm của phương pháp trồng cây bằng túi
- Bộ rễ phát triển tốt do không khí lưu thông tốt qua túi vải vào đất, kỹ thuật này gọi là "air pruning". Nhiều các cây trồng như gừng, khoai tây trồng bao tải cho năng suất cao hơn một phần có thể vì lí do này.
- Tưới tiêu tự động, không lo úng hạn:
Nước được thẩm thấu từ máng nước lên theo nhu cầu của cây. Mùa hè luôn yên tâm cây phát triển rất tốt, máng nước có lỗ thoát nước để hạn chế mực nước thì không bao giờ lo việc cây bị ngập úng. Ở nước ngoài, mọi người còn thiết kế phao ngắt nước và nối thẳng nguồn nước vào và không bao giờ phải lo đến việc tưới tiêu cả nhưng anh San thì hài lòng vời việc vài ngày tưới 1 lần cho chân tay vận động.
- Tiện cho việc bón phân:
Anh San thường hòa phân (nước vo gạo, nước tiểu, nước rỉ rác) vào nước và đổ vào máng. Nó sẽ tránh cho các bạn việc tưới phân vào lá cây và giúp việc bổ sung dinh dưỡng thường xuyên cho cây. Phương pháp này cũng hạn chế việc rửa trôi các chất dinh dưỡng (các loại muối và chất vi lượng) trong đất xuống đáy thùng.
- Không cần gieo hạt riêng ở khay hoặc viên nén. Bạn có thể gieo trực tiếp vào túi - túi vừa là bầu ươm vừa là bầu trồng. Theo anh San quan sát thì hạt nảy mầm nhanh và tốt, không phải tưới hàng ngày.
- Linh hoạt trong bố trí:
Các túi khá nhỏ và nhẹ nên tiện cho việc sắp xếp, quy hoạch lại vườn, bố trí lại các cây để tối ưu không gian khá dễ dàng và phù hợp với phụ nữ, người già và trẻ em. Điểm này khiến anh San thích thú vì thỉnh thoảng các con cũng tham gia làm đất, khuân vác, làm vườn với bố.
Anh cũng có thể bố trí lại vườn theo ý của mình hoặc kết hợp các cây với nhau để tiết kiệm không gian, tối ưu mặt bằng khi cây đã phát triển. Ví dụ cây đậu bắp cao 2m, không gian dưới tán cây mùng tơi và rau muống vẫn có thể phát triển được.
Hơn nữa, việc trao đổi, cho tặng cây cối cũng dễ. Anh thường ươm cây và mang sang cho ông bà trồng rất tiện.
- Tiết kiệm đất:
Vì rễ cây phát triển tự do trong túi và có thể đâm ra ngoài túi nên mặc dù túi khá nhỏ nhưng vẫn trồng được cây lớn hoặc nhiều cây. Năm ngoái, anh San trồng vài cây đậu bắp trong túi 1 gallon mà cây phát triển tốt, cao hơn 2m, ra quả nhiều.
- Chi phí rẻ:
Anh San may túi bằng vải không dệt (dùng khoảng được 2 mùa) vì ban đầu anh trót mua loại hơi mỏng, có giá khoảng 70.000 đồng/kg. Mỗi kilogam may được khoảng 300-400 túi 1 gallon, trong đó 25 túi được 1m2 xanh. Tuy nhiên, anh San khuyên mọi người nên mua vải địa kỹ thuật - bền hơn, đỡ mất công may vá (dùng được khoảng 5 năm) và may được túi dung tích to hơn.
Về máng/khay chứa, anh San đóng bằng gỗ pallet khá rẻ, lót đáy nilon trong. Một khay 2m x 1.2m giá thành nguyên vật liệu mất khoảng 120.000 đồng, còn 1 máng dài 2m thì mất khoảng 100.000 đồng rất tiện treo ban công.
- An toàn:
Túi vải không dệt thường là làm từ nhựa PE khá an toàn. Còn vải địa, mọi người có thể chọn những loại vải làm từ PE/HPDE để đảm bảo. Nilon lót đáy chọn loại làm từ nhựa nguyên sinh PE. Năm trước, anh dùng bạt 2 mặt chống nước nhưng năm nay thay hết vì sợ không an toàn. Theo anh nghĩ cách trồng này có thể an toàn hơn thùng xốp hoặc chậu nhựa bán ở ngoài.
- Năng suất cao hơn:
Vì bộ rễ phát triển tốt, cây phát triển nhanh, dinh dưỡng bổ sung thường xuyên nên năng suất cao hơn.
Nhược điểm:
- Vì máng chứa nước nên có thể sẽ bị muỗi đẻ bọ gậy nếu không có phiện pháp xử lý.
Thường thì bên nước ngoài sẽ có dung dịch hữu cơ để bọ gậy không sống được, hoặc dùng sỏi phủ bên trên. Anh San thì hay cho nước tiểu, nước vo gạo pha loãng vào máng - có lẽ do môi trường axit nên bọ gậy không sống được nhưng vì nó axit nên có 1 loại bọ trắng ngoe nguẩy, phải nhìn kỹ lắm mới thấy.
Anh cũng hạn chế vấn đề này bằng cách cho nước vừa đủ vào máng để nó cạn trong vài ngày, để thêm 1 ngày rồi mới cho thêm nước (khi máng cạn nước cây vẫn sống được thêm 2-3 ngày mà không bị ảnh hưởng)
- Kỳ công và phức tạp:
Việc may vá cần máy may mới chủ động. Anh San thường dùng máy của vợ tranh thủ làm cuối tuần và buổi tối kết hợp trông con. Anh may quen tay thì mất khoảng 2 phút 1 túi. Hai ngày cuối tuần vừa làm vừa chơi được khoảng 200 - 300 túi.
Các bạn có thể dùng lại túi vải siêu thị hoặc túi mua sắm hoặc thậm chí bao tải. Tuy nhiên nhược điểm là ko chủ động kích thước, mỏng, nếu không xử lý lại đáy thì bị bè ra, đứng không vững lắm mà tốn diện tích.
Theo Khám phá
" alt=""/>Bố 2 con mách cách trồng rau trong túi rẻ tiền, năng suất cao