Vị khách nam 69 tuổi hiện vẫn trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện Royal Hobart ở địa phương. Trước đó, ông cùng nhóm 11 khách chèo thuyền kayak trên sông Franklin suốt nhiều ngày để trải nghiệm.
Đội giải cứu rất vất vả mới có thể tiếp cận được khu vực nạn nhân gặp tai nạn (Ảnh: The Guardian).
Tuy nhiên, khi đi bộ dọc bờ sông, ông không may trượt chân trên một tảng đá và mắc kẹt lại ở khe nứt trong gần 20 tiếng. Mitch Parkinson, một nhân viên y tế chăm sóc đặc biệt của Ambulance Tasmania (một cơ quan dịch vụ cấp cứu và vận chuyển y tế ở Úc), là người đầu tiên có mặt tại hiện trường, nhận định "đây là trường hợp giải cứu khó khăn nhất từng gặp phải".
"Ông ấy có sức khỏe và sự kiên cường nên duy trì được sức bền suốt đêm. Những nỗ lực của chúng tôi là giữ ấm cơ thể cho nạn nhân, giúp ông ấy ăn và uống nhiều nhất có thể", Mitch nói.
Khi tiếp cận nạn nhân, đội cứu hộ thấy ông bị chìm từ ngực trở xuống trong dòng nước chảy xiết. Vị khách chỉ biết nói một chút tiếng Anh.
Khách bị kẹt ở khe nứt gần 20 tiếng, chấp nhận cắt cụt chân để được cứu (Nguồn video: Australia News).
"Khi tôi cố kéo chân ông ấy ra khỏi khe đá, ông ấy nói đã bị gãy chân rồi. Đầu gối nạn nhân bị kẹt trong đá ở một đoạn nước sâu. Đó là thời điểm tôi phải nghĩ về tình huống khó khăn", một nhân viên cứu hộ nói.
Cuộc giải cứu vẫn tiếp tục khi mực nước giảm xuống. Tuy nhiên khó khăn vẫn rất lớn khiến nhân viên cứu hộ phải làm mọi chuyện để có thể giải cứu.
Họ dùng dây thừng và ròng rọc nhưng không ăn thua. Sau đó, đội cứu hộ sử dụng túi khí, công cụ thủy lực để di chuyển những tảng đá chìm đang đè chặt nạn nhân.
"Chúng tôi dùng những cỗ máy có sức chịu đựng 50 tấn nhưng không di chuyển nổi những tảng đá này. Việc giải cứu diễn ra suốt 12 tiếng với nhiều tình huống khác nhau", một nhân viên cho biết.
Do không thể di chuyển tảng đá ở mọi góc độ, đội cứu hộ tính tới tình huống cuối cùng. Đó là phải cưa chân của nạn nhân. Đó là quyết định không hề dễ dàng.
Một trong số những khách du lịch đi cùng đoàn với nạn nhân là người đứng ra để phiên dịch. Cuộc trao đổi diễn ra giữa nạn nhân, bác sĩ và đội cứu hộ. Nạn nhân được biết, cách duy nhất để cứu ông đó là cắt cụt phần chân.
"Chúng tôi được huấn luyện trong mọi tình huống khó khăn. Nhưng trường hợp này nằm ngoài dự kiến", nhân viên cứu hộ Petrie cho biết.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, đội cứu hộ đã liên hệ với các nhà ngoại giao để liên lạc với gia đình nạn nhân ở nước ngoài để nắm bắt tình hình.
Tối 24/11, nạn nhân vẫn ở bệnh viện và chưa qua khỏi tình trạng nguy kịch.
Tasmania là một hòn đảo nằm ở phía Nam của Australia, nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, đa dạng sinh học và nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn.
Tasmania nằm cách phần còn lại của Australia khoảng 240km.
Tại đây có nhiều hoạt động du lịch thú vị như đi bộ, khám phá động vật hoang dã, thăm các vườn quốc gia, lặn biển, chèo thuyền kayak và chơi các môn thể thao dưới nước.
Tasmania có hơn 40% diện tích là vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên, trở thành nơi lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên hoang dã.
" alt=""/>Khách bị kẹt ở khe nứt gần 20 tiếng, chấp nhận cắt cụt chân để được cứuĐồng thời, cuộc thi còn là sân chơi lành mạnh nơi các bạn sinh viên cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm ký họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
![]() |
Ban tổ chức trao giải Nhất cho tác giả Đặng Viết Lộc. |
Qua 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được hàng trăm tác phẩm ký họa tham dự. Tuy cùng một chủ đề nhưng mỗi tác phẩm lại thể hiện một góc nhìn khác nhau đầy sáng tạo của các bạn sinh viên về công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng này. Đặc biệt với những chất liệu và bút pháp đa dạng như bút chì, bút sắt, màu nước,… các bạn sinh viên đã thể hiện được vẻ đẹp dung dị, thân quen nhưng cũng đầy mới lạ của khu di tích gần một nghìn năm tuổi.
![]() |
Các tác giả đoạt giải Nhì. |
![]() |
Qua các tác phẩm dự thi, ban tổ chức đã chọn được 14 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Trong đó, giải Nhất được trao cho tác phẩm Khuê Văn Cáccủa tác giả Đặng Viết Lộc, sinh viên ĐH Xây dựng. Bên cạnh đó, BTC cũng trao 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 8 giải Khuyến khích. Ngoài các tác phẩm đạt giải, 40 tác phẩm ký họa đẹp nhất cũng được chọn để trưng bày.
![]() |
Tác phẩm đoạt giải Nhất. |
![]() |
Tác phẩm đoạt giải Nhì. |
![]() |
Tác phẩm đoạt giải Nhì. |
Nhận xét về chất lượng các tác phẩm tham dự cuộc thi, TS Trần Hậu Yên Thế, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, chia sẻ: "Các tác phẩm tham gia cuộc thi đã phản ánh những cung bậc cảm xúc với Văn Miếu - Quốc Tử Giám cổ kính của các bạn sinh viên. Các bức ký họa với đa dạng chất liệu, bút pháp, góc nhìn đã khai thác được vẻ đẹp dung dị, thân quen và luôn mê hoặc du khách bởi chiều sâu trí tuệ của Văn Miếu.
Bởi ký họa bao giờ cũng đơn sơ với bút chì, bút sắt, màu nước…, những nét phác họa thấp thoáng Khuê Văn Các, dãy vườn bia, chi tiết ở bậc thềm hóa rồng hay cả một không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhìn từ trên cao pha trộn cả quá khứ và hiện tại. Các bức ký họa trong cuộc thi này đã cho ta thấy được nhiều góc nhìn của tuổi trẻ về nơi chốn thân quen, gắn bó nhất với học sinh, sinh viên Thủ đô".
![]() |
![]() |
![]() |
Ba tác phẩm đoạt giải Ba. |
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết: "Cuộc thi là cơ hội để các bạn sinh viên phát huy được tài năng, khả năng sáng tạo của mình, đồng thời khuyến khích các em quan tâm, tìm hiểu về di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám nói riêng và di sản văn hóa nói chung. Chúng tôi hy vọng qua cuộc thi sẽ lan tỏa niềm đam mê hội họa cũng như tình yêu với di sản văn hóa trong thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc".
Trưng bày các tác phẩm đoạt giải và 40 tác phẩm ký hoạ khác:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tình Lê
Chào mừng thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII, kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2021) và mừng xuân Tân Sửu 2021, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm điêu khắc 'Mùa xuân đất nước'.
" alt=""/>14 tác phẩm ký họa Văn Miếu, Quốc Tử Giám được trao giảiMới tháng trước, tôi một mình lái xe trên quốc lộ 5 đoạn từ Sài Đồng hướng về cầu Chương Dương. Đường này chỉ có 1 làn dành cho ô tô con nên tôi bám vào phía bên trái để đi. Thế nhưng do đi quá chậm nên hàng loạt xe phía sau thi nhau nháy đèn, bấm còi đòi vượt.
Một chiếc xe 7 chỗ vượt lên, người đàn ông lái xe hạ kính lái, đưa ánh mắt nguýt tôi một cái dài thườn thượt rồi đưa tay vẫy vẫy như ra hiệu “nếu đi chậm thì đi dẹp về bên phải cho xe khác đi”.
Sợ cản trở các xe khác, tôi đành đi sang làn giữa dù biết đó là phần đường dành cho xe tải, xe container. Trên đường quốc lộ 5 này thì những xe như vậy quá nhiều.
Vừa xi nhan chuyển làn, hơn chục xe con bị ứ phía sau thi nhau vượt lên, anh nào cũng nhìn xoáy sang tôi như thể tôi là người ngoài hành tinh vậy, có lẽ phát hiện tôi là phụ nữ lái xe và còn do tôi đi quá “rùa bò”. Nhưng thực sự tôi không dám đi nhanh vì sợ gặp chướng ngại vật, mình phanh không kịp.
Bất ngờ một tiếng còi hơi rất lớn từ phía sau khiến tôi giật mình, tim như muốn rụng ra khỏi lồng ngực, chân tay run rẩy. Nhìn qua gương, chiếc container đang dí ngay sát đuôi xe tôi. Chiếc xe này lao đến khá hung hãn, nháy đèn không ngớt. Càng cuống, tôi lại càng không dám đi nhanh.
Một lần nữa, tôi lại phải chuyển làn để nhường đường cho các xe khác, xe nào xe nấy lao nhanh vun vút làm tôi chóng cả mặt. Đoạn đường có 3-4km mà như dài vô tận.
Sau ngày hôm đó, tôi rất ngại đi ô tô ra đường. Tôi chỉ dám lái xe loanh quanh gần nhà, ở những đoạn phố rộng rãi, thưa xe, tuyệt đối không dám bén mảng ra đường quốc lộ. Mà nghĩ lại, nếu mãi chỉ đi loanh quanh nhà thì cần gì phải lái ô tô?
Chồng tôi vẫn động viên tôi cần mạnh dạn hơn và nếu lái tốt thì anh sẽ sẵn sàng mua cho một chiếc xe nhỏ xinh cho tiện sử dụng. Nhưng thú thật là tôi vẫn rất sợ ra đường, sợ bị các tài xế khác lườm nguýt vì đi quá chậm.
Vẫn biết việc lái xe “rùa bò” sẽ cản trở giao thông, nhưng tôi nghĩ những người mới lái như tôi cần thêm thời gian để làm quen với đường sá và cần được ưu tiên nhiều hơn.
Độc giả Nguyễn Thị Minh Phương(Long Biên, Hà Nội)
Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nếu không có nhu cầu lái xe dịch vụ, phụ nữ chỉ cần học bằng lái ô tô hạng B1.
" alt=""/>Bị chê lái ô tô chậm như rùa, tôi càng ngại cầm vô lăng