Thế nhưng, với những quan ngại rằng Huawei là "một con rối" của chính phủ Trung Quốc, cùng những lo lắng liên quan việc chẳng sớm thì muộn các công ty Trung Quốc sẽ nắm quá nhiều quyền lực đối với công nghệ của thế giới, việc đánh chiếm thị trường Mỹ có lẽ là một cuộc chiến cam go của Huawei.
Theo trang công nghệ AndroidAuthoritythì sau thất bại trong thỏa thuận độc quyền với nhà mạng Mỹ AT&T, cùng khả năng ngày một cao rằng các sản phẩm viễn thông của Huawei sẽ không còn được các công ty Mỹ tin dùng nữa, dường như đã đến lúc Huawei phải từ bỏ hoàn toàn "giấc mơ Mỹ".
Điều này càng được khẳng định khi hôm nay, một nguồn tin mật thiết với hãng này đã tiết lộ rằng Huawei đã sa thải 5 nhân viên người Mỹ, bao gồm nhà vận động hành lang William B. Plummer. Ông Plummer từng là Phó chủ tịch mảng đối ngoại của Huawei và làm việc trong công ty suốt 8 năm trời. Ông này là thành viên kỳ cựu nhất không phải công dân Trung Quốc trong nhóm chính sách Mỹ của Huawei. Không rõ Huawei đã có kế hoạch thay thế Plummer hay chưa, nhưng sự ra đi của Plummer cho thấy Huawei sẽ không thực hiện thêm bất kỳ nỗ lực vận động hành lang nào tại thị trường Mỹ nữa, xét việc hãng không còn đại diện nào của mình tại Washington cũng như quá nhiều mũi dùi đang cản trở những nỗ lực xâm nhập thị trường cực kỳ quan trọng này.
Huawei hiện đang tổ chức Hội nghị phân tích toàn cầu, nơi hãng sẽ công bố các kế hoạch của mình cho năm sau. Tại Hội nghị năm nay, các lãnh đạo Huawei đã nhấn mạnh những cơ hội tăng trưởng tại châu Âu và châu Á, đồng thời nêu lên những kế hoạch đa dạng hóa nhằm mang sản phẩm của hãng vào các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực xã hội, như các nhà máy, chính phủ và cảnh sát.
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có bất kỳ thảo luận đáng chú ý nào về dự định của Huawei tại Mỹ trong năm 2019.
Tuy nhiên, những khó khăn mà phía Mỹ đang gây ra cho Huawei nhiều khả năng sẽ không thể ngăn cản đà tăng trưởng rất nhanh của công ty tại các thị trường khác trên thế giới. Những chiếc smartphone thuộc dòng P20 mà Huawei mới ra mắt cách đây không lâu đã nhận được nhiều đánh giá tích cực.
" alt=""/>Huawei đang có dấu hiệu từ bỏ 'giấc mơ Mỹ'?Zuckerberg chỉ muốn nói rằng người dùng phải có trách nhiệm với những gì họ đăng lên. Nhưng theo CNN, có lẽ chúng ta nên để Mark hiểu theo nghĩa đen. Điều gì xảy ra nếu dữ liệu cá nhân có giá trị như các loại tài sản khác? Liệu những người sở hữu dữ liệu có nên được đền bù khi dữ liệu đó được đưa ra sử dụng?
Dữ liệu vô cùng có giá trị đối với các công ty internet, đặc biệt là các công ty cung cấp dịch vụ miễn phí và kiếm tiền thông qua quảng cáo mục tiêu, chẳng hạn như Facebook và Google. Tuy nhiên, dữ liệu cũng được các công ty khác đánh giá cao. Amazon phân tích các truy vấn tìm kiếm để tìm ra những sản phẩm đúng nhu cầu người dùng. Amazon đào tạo Alexa trở thành một "người" biết nói, biết nghe tốt hơn những chỉ dẫn của người dùng tới các trợ lý tại nhà Amazon Echo.
Uber dùng lịch sử sử dụng của người dùng để cải thiện dịch vụ chia sẻ xe của họ. Tesla thu thập các hình ảnh từ xe hơi bằng tính năng "lái tự động" để cải thiện khả năng tự trị của xe.
Các công ty internet khác đăng nhập và phân tích dữ liệu người dùng để cải thiện thiết kế sản phẩm, giữ chân khách hàng và đưa ra các sáng kiến giúp họ kiếm tiền. Mặc dù vậy, dữ liệu không được minh bạch, không được tính thành tiền trong bảng cân đối kế toán.
Tất nhiên, việc thu thập dữ liệu người dùng mang lại cho bạn lợi ích trải nghiệm trực tuyến phù hợp và tùy chỉnh các quảng cáo đã được nhắm mục tiêu đến sở thích của bạn. Facebook sẽ cho rằng một trải nghiệm người dùng miễn phí, cá nhân hóa là giá trị bạn nhận được để đổi lấy việc họ thu thập dữ liệu của bạn. Nhưng liệu đó có phải là một cuộc trao đổi công bằng? Giá trị bạn nhận được có bằng với lợi ích Facebook có được?
Sheryl Sandberg thậm chí còn gợi ý rằng Facebook sẽ tính phí khách hàng nếu không thu thập dữ liệu. Nghĩa là, nếu bạn từ chối chia sẻ dữ liệu, bạn sẽ phải trả tiền để sử dụng Facebook. Trong một cuộc thăm dò không chính thức trên trang trực tuyến Twitter (984 người trả lời), 83% nói rằng họ sẽ không trả tiền Facebook để đổi lấy việc không hiển thị quảng cáo.
Nếu điều này là đúng, dữ liệu của một người có giá trị hơn kinh nghiệm tùy chỉnh mà Facebook cung cấp.
Thực tế là, việc trả tiền cho bạn để khai thác dữ liệu của bạn không phải là mới. Khi đến chuỗi siêu thị Safeway hoặc CVS, bạn có thể được giảm giá nếu nhập số điện thoại hoặc quẹt thẻ cửa hàng khi thanh toán. Nhưng điều đó không xảy ra ở Facebook, hoặc các nền tảng khác sử dụng thông tin của bạn để kiếm lợi nhuận.
Nếu đúng như lời Mark Zuckerberg nói, dữ liệu của bạn là của bạn, có lẽ chúng ta phải nhận ra rằng mọi người đều có mối quan tâm tài sản đối với thông tin của họ. Và nếu một công ty sử dụng thông tin cá nhân và dữ liệu của bạn để tạo ra lợi nhuận khổng lồ thì có lẽ công ty đó nên chia sẻ lợi ích với bạn: chúng ta có thể gọi đó là chia sẻ doanh thu với tất cả mọi người.
Khi trí tuệ nhân tạo và các thiết bị kết nối thâm nhập sâu vào nhà ở và nơi làm việc, việc thu thập dữ liệu sẽ trở nên phổ biến khắp mọi nơi. Vì vậy rất đáng để đặt câu hỏi: các công ty công nghệ có nên được tiếp tục gặt hái lợi nhuận khổng lồ trong khi các cá nhân sở hữu nguồn dữ liệu đó lại không nhận được chút đền bù nào? Làm thế nào chúng ta có thể đo được giá trị của dữ liệu?
Đó là những câu hỏi rất đáng để hỏi.
Trong phiên điều trần hôm thứ Ba, Thượng nghị sĩ Jon Tester đã nói với Zuckerberg: "Anh đã nói rất nhiều lần trong buổi điều trần này rằng tôi sở hữu dữ liệu ... Điều đó nghe có vẻ hay, nhưng thực tế anh đang kiếm được 40 tỷ USD một năm, trong khi tôi chẳng kiếm được đồng nào. Có vẻ như anh sở hữu dữ liệu chứ không phải tôi".
Có thể đã đến lúc cần làm rõ ai là người sở hữu dữ liệu của bạn và dữ liệu đó có giá trị bao nhiêu.
" alt=""/>Facebook phải trả tiền cho người dùng mới đúng!Một ốp lưng dành cho iPhone 8 vừa lộ diện trên trang Mac Otakara cả hình ảnh và video so sánh với iPhone 7 đã tiết lộ nhiều chi tiết của iPhone mới.
Trang Mac Otakaracủa Nhật Bản đã mua ốp lưng này từ Alibabavà công bố hình ảnh, video so sánh với iPhone 7 và 7 Plus.
Trước đó, chúng ta đã từng biết đến hình ảnh những ốp lưng iPhone 8 trên tài khoản Twitter của Benjamin Geskin. Tuy nhiên, lần này xuất hiện cả video so sánh với iPhone 7 và iPhone 7 Plus cho người dùng thấy được thiết kế iPhone 8 một cách rõ ràng hơn nếu đây chính xác là 1 phụ kiện của bản thiết kế cuối cùng.
Hình ảnh ốp lưng này cho thấy iPhone 8 sẽ nhỏ hơn iPhone 7 Plus nhưng lớn hơn iPhone 7.
Đặt một chiếc iPhone 7 trong ốp lưng mới này cho thấy, iPhone 8 sẽ có chiều ngang như iPhone 7, nhưng chiều dài hơn iPhone 7 một chút. Các tin đồn cũng tiết lộ iPhone 8 sẽ dày hơn iPhone 7 và 7 Plus. Trong khi đó, Mac Otakara cho biết, iPhone 7 mỏng hơn iPhone 8 rõ rệt vì cảm giác khá lỏng lẻo khi đặt iPhone 7 vào chiếc ốp lưng này.