
Tại khu trưng bày, Trung tâm tin học và Công nghệ số thuộc Cục thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cũng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đã giới thiệu tới các đại biểu về tiện ích của ứng dụng CCCD gắn chip để định danh - xác thực trong việc ký hợp đồng điện tử giữa các bên. Đồng thời, hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp cách sử dụng, vận hành, tích hợp CCCD gắn chip cho việc định danh, xác thực, ký hợp đồng điện tử và chứng thực hợp đồng điện tử trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, hướng tới mục tiêu để người dân được thụ hưởng những lợi ích của chuyển đổi số, tạo điều kiện để doanh nghiệp công nghệ được tiếp cận với các khách hàng tiềm năng, ứng dụng CCCD gắn chip để định danh - xác thực điện tử trong ký kết hợp đồng điện tử được nhận định là một giải pháp tiện ích.
Với giải pháp này, người tham gia ký kết hợp đồng điện tử sau khi hoàn thiện các nội dung ký sẽ phải xác minh danh tính người ký hợp đồng thông qua ứng dụng chip điện tử trên thẻ CCCD, nhằm đảm bảo xác minh thẻ thật và thông tin, sinh trắc học được lưu trữ trong chip điện tử.
Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chia sẻ, việc ứng dụng thẻ CCCD gắn chip định danh, xác thực điện tử trong hoạt động ký kết Hợp đồng điện tử đem lại giải pháp, tiện ích quan trọng cho Bộ Công Thương, nhất là khi Bộ đang vận hành Trục Hợp đồng điện tử Việt Nam để hỗ trợ các tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử Việt Nam định danh, xác thực điện tử chủ thể ký kết hợp đồng điện tử.
“Với giải pháp này các nhà cung cấp dịch vụ Hợp đồng điện tử cũng hoàn toàn yên tâm để cung cấp dịch vụ về hợp đồng điện tử cho các tổ chức, cá nhân. Phù hợp với tính pháp lý do Bộ Công Thương quy định là người ký phải được xác thực danh tính gốc từ Bộ Công an”, ông Lê Đức Anh nói.
Đại diện Trung tâm Tin học và Công nghệ số cho biết thêm, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để nghiên cứu, xây dựng các giải pháp hỗ trợ, phát triển, ứng dụng hợp đồng điện tử rộng rãi tại Việt Nam.
Trao đổi tại hội thảo “Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp” ngày 9/10, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - C06 cho biết, thời gian qua, Bộ Công an đã cùng các bộ, ngành phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia theo lộ trình Đề án 06. Đến nay, đã đạt được một số kết quả, mang lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp.
Hiện CSDL quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 12 bộ ngành, 4 doanh nghiệp nhà nước và 14 địa phương; tích hợp định tài khoản định danh và xác thực điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia và 25 dịch vụ công thiết yếu đã được cung cấp trực tuyến mức 3, 4 với tổng số hồ sơ thực hiện qua Cổng là gần 4,6 triệu.
Cùng với đó, đã tích hợp và tạo lập dữ liệu dùng chung cho hơn 27 triệu công dân tham gia đóng bảo hiểm y tế; đồng bộ mũi tiêm của Bộ Y tế cho hơn 100 triệu công dân, thông tin đăng ký xe là 501.394 công dân, thông tin hộ chiếu là trên 1,5 triệu công dân, thông tin xuất nhập cảnh vào Việt Nam là 224.752 công dân...
Việc sử dụng CCCD gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế đạt 87 % tổng số cơ sở y tế trên toàn quốc, đến nay đã có hơn 2,5 triệu lượt công dân sử dụng CCCD khám chữa bệnh thay thế thẻ bảo hiểm xã hội.
Bộ Công an cũng đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc sử dụng CCCD gắn chip để xác thực, rút/nạp tiền tại ATM, giao dịch đảm bảo trên điện thoại di động phục vụ kinh doanh trên các nền tảng số.
Hiện nay, Bộ Công an đang cùng các cơ quan, đơn vị tích hợp CSDL doanh nghiệp và dữ liệu người nước ngoài để triển khai định danh điện tử.
“Việc ứng dụng tiện ích từ dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh xác thực điện tử là bước cải cách đột phá về thủ tục hành chính và giao dịch điện tử tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho người dân tiết kiệm thời gian, công sức”, ông Vũ Văn Tấn cho hay.
Vân Anh
" alt=""/>Ứng dụng Căn cước công dân để định danh, xác thực trong ký kết hợp đồng điện tửTheo PGS.TS Trần Văn Ơn - Nguyên Trưởng Bộ môn Thực vật, ĐH Dược Hà Nội; Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh lý thường gặp, từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Do bệnh xuất hiện từ lâu nên theo thời gian, con người đã tìm tòi nhiều phương pháp để hỗ trợ điều trị bệnh, kể cả các cây thuốc và các kỹ thuật chế biến.
PGS.TS Trần Văn Ơn nói: “Trước khi Tây y, máy móc phát triển, con người chỉ có thể dựa vào nguồn cây cỏ, thảo dược tự nhiên điều chế ra các phương thuốc. Trong số hàng trăm cây thuốc có khả năng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, có một số loại thảo dược đặc trưng mà ai cũng từng nghe qua và biết đến như: Nghệ, Chè dây, Ô tặc cốt (mai Mực)...
![]() |
PGS.TS Trần Văn Ơn đánh giá cao những lợi ích của loạt thành phần thảo dược trong tự nhiên |
Qua nhiều nghiên cứu, chúng tôi thấy được rằng, Chè dây chứa 2 thành phần quan trọng có tác dụng diệt khuẩn HP, giảm acid dạ dày là flavonoid và tanin. Hay trong Ô tặc cốt chứa canxi và các nguyên tố vi lượng như Mg, P, Fe giúp trung hòa acid dịch vị, làm giảm kích thích bề mặt vết loét, kháng cholinergic. Đặc biệt là Nghệ nổi tiếng trong các bài thuốc cổ truyền về dạ dày”.
Mặc dù có những lợi ích tốt về mặt sức khỏe nhưng các nguyên liệu kể trên nếu không được bào chế đúng cách sẽ khó có thể tận dụng tối đa khả năng hỗ trợ bệnh. Những năm trước đây, khi công nghệ sản xuất còn hạn chế, y học cổ truyền thường chế biến dược liệu bằng các công cụ và công nghệ đơn giản như cho vào cối giã hoặc dùng thuyền tán để tán bột, chiết xuất và cô đặc ở áp suất thường.
Tuy nhiên, điều chế dược liệu ở các dạng trên tồn tại một số nhược điểm, ảnh hưởng đến hiệu quả của dược liệu. Việc tán bột bằng các dụng cụ thô sơ làm cho việc hấp thu kém, cũng như sử dụng nhiệt độ không phù hợp khi chiết xuất có thể dẫn đến tình trạng một số hoạt chất quý bị bay hơi, thủy phân, một vài chất có thể biến đổi, dẫn đến giảm hoặc mất tác dụng...
Ứng dụng nghệ chiết lạnh chân không và nano trong sản xuất thảo dược
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe OCAM là sản phẩm hỗ trợ giảm acid dịch vị, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày - tá tràng, hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng đã được các nhà khoa học công nghệ cao nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ chiết lạnh chân không trong quá trình bào chế.
![]() |
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe OCAM - giải pháp tối ưu cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng |
Ưu điểm chiết xuất ở áp suất chân không với nhiệt độ thấp chính là không làm biến đổi chất, tối đa số lượng hoạt chất quý trong các thành phần thảo dược tự nhiên có trong OCAM như: cao Cam thảo, cao Bạch thược, cao Hậu phác, cao Bạch linh, cao Đẳng sâm, cao Can khương, cao Trần bì... cùng công nghệ nano được áp dụng để sản xuất Nano Curcumin...
![]() |
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe OCAM nhận được sự quan tâm của nhiều người |
Theo Công ty CP Dược Khoa - đơn vị sản xuất OCAM, sản phẩm bào chế dưới dạng hỗn dịch thảo dược, được đóng gói thành những đơn vị chia liều sẵn, chỉ cần bóc ra và sử dụng ngay, không cần phải pha chế và dùng nhiều dụng cụ. Bên cạnh đó, dạng bào chế hỗn dịch thảo dược sẽ tăng tốc độ hấp thu của hoạt chất, khi đưa xuống dạ dày, sản phẩm sẽ hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.
![]() |
PGS.TS Trần Văn Ơn phân tích ưu điểm của thực phẩm bảo vệ sức khỏe OCAM theo công nghệ chiết lạnh chân không |
PGS.TS Trần Văn Ơn chia sẻ: “Việc ứng dụng công nghệ chiết lạnh chân không trong OCAM là thành quả Đông Tây y kết hợp. Ưu điểm chính là sản phẩm có đủ yếu tố về quân dược, thần dược, tá dược và sứ dược trong y học cổ truyền, kết hợp với công nghệ hiện đại, để tối ưu khả năng hỗ trợ điều trị những triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn HP”.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe OCAM Đơn vị phân phối: Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Dược Khoa Địa chỉ: 68 LK 6B Khu ĐT Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội Hotline: 0936668020 hoặc 0936668010 Website: http://dkpharma.vn/ Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Hà Hoa - Tài Nguyễn
" alt=""/>Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày bằng công nghệ chiết lạnh chân không thảo dượcTuy nhiên, bà Lan xác nhận trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 đã phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến thiếu thuốc. Thực tế cũng cho thấy nhiều cơ sở y tế không đảm bảo đủ thuốc, người bệnh Bảo hiểm y tế phải ra ngoài tự mua thuốc điều trị.
Bà Lan cho biết quan điểm của Bộ Y tế là quyền lợi của bệnh nhân, của người tham gia Bảo hiểm y tế phải được đảm bảo. "Đây là yêu cầu hết sức chính đáng và cần thiết", bà Lan nói.
Theo người đứng đầu ngành y tế, hiện nay chưa có quy định về việc thanh toán trực tiếp cho bệnh nhân khi ra ngoài mua thuốc. Thời gian qua, Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo đồng bộ nhiều giải pháp.
Thứ nhất, yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện các chỉ đạo liên quan trong mua sắm thuốc và vật tư y tế, đảm bảo công tác khám chữa bệnh.
Thứ hai, đề xuất nghiên cứu cơ chế để làm sao các cơ sở y tế điều chuyển thuốc với nhau khi các kết quả thầu còn hiệu lực.
Thứ ba, rà soát lại danh mục thuốc. Dự kiến đầu năm 2024 sẽ bổ sung danh mục thuốc để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế.
Thứ tư, liên quan đến cơ chế để thanh toán trực tiếp cho người bệnh khi phải mua thuốc bên ngoài, Bộ Y tế đã giao Vụ Bảo hiểm y tế xây dựng thông tư. Nội dung này đang được tiến hành.
"Bộ Y tế sẽ lấy ý kiến các bộ ban ngành, địa phương trong quá trình hoàn thiện thông tư để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế", bà Lan nói.