. Và ghế lái của xe ở bên trái hoặc bên phải, không phải ở giữa.</p><p>Vì vậy, hãy cố gắng giữ xe ô tô ở tâm làn đường, ngay cả trên những đoạn đường cong. Cách tốt nhất là tài xế nên hình dung một đường thẳng về phía trước. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải nhìn chằm chằm vào đường trung tâm. Bạn cũng nên chú ý liếc sang phía bên phải, bên trái để quan sát tình huống giao thông tốt hơn.</p><p><strong>Giữ khoảng cách an toàn với xe khác làn</strong></p><p>Nếu hai xe )
Nếu là đường hẹp, hai xe đều phải giảm tốc độ, phía bên xe rộng nên chủ động dừng xe trước, không nên cố ý đi vào đường hẹp gây cản trở giao thông. Cần đỗ thẳng ngay ngắn để xe đối diện có thể lách qua dễ dàng, không nên vừa tránh xe, vừa thay đổi số.
 |
Lái xe ôtô ở chính giữa làn sẽ đảm bảo an toàn và thực hiện đúng luật giao thông (Ảnh: Cartime) |
Không nhìn xuống mui xe
Đây là thói quen cần phải loại bỏ với cánh tài xế mới học lái xe. Bởi khi nhìn xuống mui xe, bạn đang tập trung vào những chi tiết quá gần, điều này khiến tài xế không quan sát được hết tình huống giao thông phía trước. Vì vậy hãy quan sát phía trước xe để xử lý tốt nhất.
Không đi theo xe phía trước
Một sai lầm phổ biến mà nhiều lái xe mới mắc phải là chạy theo xe phía trước với ý nghĩ xe đó đi giữa làn đường. Điều này thực sự sai lầm. Bởi, nếu xe phía trước tiếp tục đi cùng chiều, sau đó đột ngột chuyển làn thì có 2 nguy hiểm có thể xảy ra:
Thứ nhất bạn không thể chuyển tín hiệu kịp thời. Thứ hai là bạn không thể quan sát các tình huống phía trước để giải quyết nhanh chóng. Vì vậy, đây là điều tối kỵ khi tham gia giao thông.
Không nhìn vào các cọc tiêu bên đường
Những tài xế mới cũng có xu hướng nhìn vào các cọc tiêu hoặc tà-luy bên đường, bởi chúng chạy dọc theo đường đi. Điều này có thể đúng ở những đoạn đường thẳng.
Tuy nhiên, khi lái xe trên những đoạn đường cong hoặc đường tròn thì thói quen này sẽ vô tình làm khó bạn. Do vậy, tốt hơn hết là giữ mắt quan sát ở trung tâm làn đường. Nhờ vậy, nó có thể tránh những va chạm không đáng có.
Theo Lao động

Sau khi đi mưa, cần bảo dưỡng thế nào để xe máy luôn bền đẹp?
Nước mưa chứa nhiều tác nhân làm ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong động cơ xe, vì vậy sau khi đi mưa về cần làm những việc dưới đây.
" alt=""/>Bỏ túi kỹ năng lái xe ôtô ở chính giữa làn đường
Xem video:Tối nay, ông Tô Mười, Giám đốc BV Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cho biết, bệnh viện đã điều trị khỏi và cho xuất viện 70 bệnh nhân tiếp nhận từ Bệnh viện Đà Nẵng.
Theo bác sĩ Mười, ngày 3/8, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định cho phép BV Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam tiếp nhận và điều trị 95 bệnh nhân sau khi được xét nghiệm âm tính lần 1 với Covid-19, nhằm "chia lửa" với Bệnh viện Đà Nẵng đang bị phong tỏa, cách ly.
Trong đó, có nhiều ca bệnh suy hô hấp phải thở máy, lọc máu liên tục và nhiều bệnh nặng kèm như: hôn mê, nhiễm trùng, suy tim, suy thận, suy kiệt, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Bác sĩ Tô Mười cho hay, sau khi tiếp nhận, BV đã chăm lo chu cấp thực phẩm, ăn uống, thuốc men, vật tư y tế, trang phục bảo hộ cho bệnh nhân và nhân viên y tế, vừa tiếp tục chữa bệnh và phòng tránh lây nhiễm chéo.
“95 bệnh nhân này có nguy cơ nhiễm Covid-19 rất cao, do có tiếp xúc gần với các bệnh nhân ở BV Đà Nẵng. Trong quá trình điều trị chúng tôi đảm bảo việc cách ly, phòng tránh lây nhiễm Covid-19”, bác sĩ Mười cho hay.
 |
Bệnh nhân quốc tịch Pháp nhận giấy ra viện từ bác sĩ |
 |
Bệnh nhân vui mừng khi lành bệnh, xuất viện về nhà |
Hôm nay (16/8), sau 14 ngày điều trị, tất cả bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm, đến lần thứ 3 âm tính. Vì vậy bệnh viện đã cho 70 bệnh nhân ổn định, bệnh tình cải thiện, vết thương khô bớt nhiễm trùng, tinh thần phấn khởi được xuất viện.
Trong số bệnh nhân xuất viện lần này, chủ yếu sinh sống tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, trong đó có một người quốc tịch Pháp. Các bệnh nhân tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày theo quy định.
“Hiện còn 25 bệnh nhân nặng, thở máy, lọc máu liên tục được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc và các Khoa liên quan của bệnh viện để tiếp tục điều trị”, bác sĩ Mười thông tin.
Lê Bằng

Bệnh nhân 951 từng mắc Covid-19 khi ở Guinea Xích Đạo
Bệnh nhân mắc Covid-19 ở bên nước bạn, sau đó có 3 lần liên tiếp âm tính nCoV khi về Việt Nam trước khi dương tính ở lần xét nghiệm thứ 4.
" alt=""/>Quảng Nam cho xuất viện 70 bệnh nhân tiếp nhận từ Bệnh viện Đà Nẵng

 |
Thanh toán không tiền mặt chưa tương xứng với sự phát triển của TMĐT. |
Theo Sách trắng thương mại điện tử 2021, ấn phẩm do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa phát hành, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) bán lẻ Việt Nam năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD.
 |
Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam và các nước trong khu vực. (Nguồn: Sách trắng TMĐT) |
Theo đánh giá của Cục TMĐT và Kinh tế số, giai đoạn 2020-2021 Việt Nam chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực từ thói quen mua sắm, kinh doanh trực tuyến của cộng đồng người tiêu dùng và doanh nghiệp trong cả nước, tốc độ tăng trưởng của TMĐT bán lẻ năm 2020 ở mức 18%.
Tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam chậm lại so với các năm trước đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động.
 |
Doanh thu TMĐT Việt Nam từ 2016 - 2020. (Nguồn: Sách trắng TMĐT) |
Việt Nam là một trong những thị trường TMĐT năng động ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á do Google, Temasek và Bain & Company nghiên cứu và công bố đầu năm 2021, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, người dùng bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đột ngột phát sinh thông qua mạng Internet.
Báo cáo này cũng cho biết, người dùng mới tại Việt Nam chiếm đến 41%, là nước có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực. Có tới 94% số người dùng mới này định tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó kể cả sau đại dịch. Đây chính là những nền tảng vững chắc cho TMĐT phát triển.
Số liệu từ Sách trắng TMĐT cho thấy, năm 2020 tại Việt Nam, có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến và trở thành quốc gia có tỷ lệ người tham gia mua sắm trực tuyến cao nhất trong khu vực.
Tỷ lệ người sử dụng Internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 77% năm 2019 lên con số 88% vào năm 2020.
Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến gia tăng, giá trị mua sắm tăng từ 229 lên 240 USD đã đưa tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C (doanh nghiệp đến khách hàng) so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước lên con số 5,5% (so với 4,9% của năm 2019).
 |
Các mặt hàng chủ yếu được mua trực tuyến. (Nguồn: Sách trắng TMĐT) |
Đại dịch Covid-19 đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người Việt Nam khi chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến.
Trong đó, các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ dùng gia đình chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Số liệu điều tra cho thấy 53% người dùng mua sắm thực phẩm online, chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là giày dép, quần áo mỹ phẩm với 43% và đồ dùng gia đình là 33%.
Người dân chủ yếu mua sắm trên sàn TMĐT
 |
Khách hàng Việt mua sắm trực tuyến trên các sàn TMĐT |
Một điểm thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm qua đó là sự chuyển dịch kênh mua sắm trực tuyến. Theo đó, thống kê của Cục TMĐT và Kinh tế số cho thấy khách hàng tại Việt Nam chuyển dịch sang mua sắm chủ yếu trên các website, sàn giao dịch TMĐT.
Cụ thể, năm 2020 có tới 74% người mua sắm trên kênh website, sàn giao dịch TMĐT trong khi mua trên diễn đàn và các mạng xã hội đạt 33%. Tỷ lệ này chênh lệch đáng kể so con số năm trước đó là 52% trên kênh TMĐT và 57% trên mạng xã hội. Các sàn TMĐT tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo thời gian qua cũng tăng cường loại hàng thực phẩm, hàng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu người dùng.
Không chỉ mua hàng từ các website TMĐT trong nước, tỷ lệ người dùng mua hàng từ các website nước ngoài cũng cao hơn, với 29%.
Tuy nhiên, theo Cục TMĐT và Kinh tế số, còn nhiều trở ngại khi người dùng tham gia mua hàng trực tuyến. Trong đó, có tới 44% người dùng cho rằng giá cả là trở ngại lớn nhất khi mua hàng; 42% đánh giá mua hàng trên TMĐT chất lượng kém so với quảng cáo; 33% lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ.
Ngoài ra, vận chuyển, giao nhận và dịch vụ chăm sóc khách hàng kém cũng là nguyên nhân khiến người dùng chưa cởi mở với hình thức mua sắm này.
Duy Vũ

Sàn thương mại điện tử phải chia sẻ thông tin người bán từ 1/1/2022
Dự kiến, các sàn thương mại điện tử thực hiện kết nối, cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế từ ngày 1/1/2022. Từ 1/8, khi Thông tư 40 có hiệu lực, cơ quan thuế sẽ thực hiện công tác khảo sát, chuẩn bị kết nối dữ liệu.
" alt=""/>49,3 triệu người Việt mua sắm trực tuyến năm 2020