(maila…@gmail.com)
Yêu ngày "đèn đỏ" rất an toàn?
Thời điểm an toàn để “yêu” mà không lo dính bầu
3 lỗi lớn của nàng trong cuộc 'yêu'
6 bất lợi khi “yêu” thêm “hiệp phụ”
Vì sao phụ nữ thường đau bụng dưới khi yêu?
Điều này không có nghĩa Chrome OS, hệ điều hành của Google cho những chiếc laptop và các tablet Pixelbook gần đây của họ, sẽ biến mất. Bản thân công ty chỉ không sản xuất tablet chạy trên hệ điều hành này nữa mà thôi.
Phát ngôn viên của Google nói với Business Insider: "Chrome OS đã trở nên phổ biến trên hàng loạt hình dạng khác nhau, và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với hệ sinh thái laptop và tablet của các đối tác. Đối với nỗ lực phần cứng của Google, chúng tôi sẽ tập trung vào các laptop Chrome OS và sẽ tiếp tục hỗ trợ Pixel Slate."
Theo đại diện Google, nhiều nhân viên công ty đang làm việc trên dự án tablet này đã được cho biết về tin tức vào ngày thứ Tư. Nhiều nhân viên sẽ chuyển sang làm việc trên dòng laptop Pixelbook, trong khi phần còn lại sẽ chuyển sang "các dự án bí mật."
Những tin tức liên quan đến việc sản xuất dòng tablet này của Google đã được Business Insider đề cập 3 tháng trước khi cho biết, việc "cắt giảm lộ trình" đã buộc hàng chục nhân viên trong nhóm chịu trách nhiệm cho dòng tablet và laptop của công ty phải tìm vị trí mới. Tại thời điểm đó, một người thân cận với sự việc cho biết, nhóm sản phẩm đang có "một đống những thứ phải làm" và việc cắt giảm nhân sự nhiều khả năng sẽ "cắt giảm danh mục" sản phẩm.
Vào thứ Ba vừa qua, Google xác nhận rằng hai trong số các sản phẩm của tương lai là những chiếc tablet nhỏ hơn chiếc Pixelbook Slate 21,3 inch ra mắt vào tháng 10 năm ngoái. Các tablet này được cho sẽ ra mắt cùng nhau sau năm 2019, nhưng việc kiểm định chất lượng không đạt tiêu chuẩn của công ty, nên họ quyết định loại bỏ các thiết bị này – và toàn bộ dòng tablet của mình.
Trên thực tế, Google đã có một lịch sử dài đầy khó khăn để làm ra một chiếc tablet được nhiều người yêu thích. Chiếc tablet đầu tiên của họ - Pixel C – ra mắt vào năm 2015 và nhận được ít đánh giá xuất sắc. Nhà review đồ công nghệ lâu năm Walt Mossberg cho biết, Pixel C đại diện cho "một bài học quan trọng về những gì Google không nên làm nếu muốn theo đuổi việc tích hợp phần cứng và phần mềm tự làm với nhau."
Tháng 10 năm ngoái, công ty ra mắt tiếp chiếc Pixel Slate, chiếc tablet có thể hoạt động như laptop và định cạnh tranh với dòng Surface Pro của Microsoft cũng như iPad Pro của Apple, nhưng sự đón nhận lạnh nhạt của thị trường dường như vẫn không thay đổi.
Với việc rút chân khỏi tablet, Google cho biết đang đặt nhiều kỳ vọng vào những chiếc laptop mới do chính công ty sản xuất.
Theo GenK
" alt=""/>Nhận thua trước iPad của Apple, Google dừng phát triển và sản xuất dòng tablet PixelbookAmazon, người khổng lồ thương mại điện tử, vừa đăng bán vòng Pavlok. Sản phẩm này hứa hẹn sẽ giúp bạn tránh xa một số thói hư tật xấu như: Dành quá nhiều thời gian để chơi internet, cắn móng tay, ngủ nướng hoặc ăn uống vô độ.
Ngăn cản ta như thế nào? Mỗi khi bạn vượt ra khỏi ranh giới của chính mình, chiếc vòng sẽ tặng bạn 01 cú giật điện với cường độ 350 volt - đủ để thức tỉnh tâm hồn lạc lối.
Theo nhà sản xuất thì: "Pavlok sẽ dùng yếu tố gây khó chịu để ngăn bạn sa vào thói hư tật xấu và dòng điện mà nó phát ra an toàn với con người..."
Với giá bán 199 USD (hơn 4,6 triệu đồng), vòng đeo tay Pavlok có thể giật bạn 150 phát nếu được sạc đầy.
Trò chuyện với ABC News, cha đẻ của vòng Pavlok khẳng định: "Cú giật không đau lắm, như kiểu điện tích trong quần áo mỗi khi mùa đông về nhưng đủ để thức tỉnh bạn khỏi những thói quen xấu xa."
Trên Amazon, vòng đeo tay Pavlok đang được chấm 3/5 sao, hầu hết nhận xét là chê bai.
Có người bảo nó giật điện thật, người lại bảo dùng được 2 tiếng là muốn vứt đi, tóm lại là tệ.
Với giá bán 199 USD, có lẽ bạn nên tìm mua 1 đôi giày tập thật êm hoặc vòng tay theo dõi sức khỏe để trút bỏ những muộn phiền ngoài công viên hoặc phòng gym.
Mua cái này như dở hơi vậy, bye.
Theo GenK
" alt=""/>Vòng tay 199 USD trên Amazon sẽ giật bạn 1 phát 350 volt nếu sa đà vào thói hư tật xấuTuần này, Ấn Độ ban lệnh cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat. Quyết định được đưa ra sau vụ xung đột tại biên giới hai nước khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Với 200 triệu người dùng Ấn Độ, TikTok là thế lực lớn trên thị trường mạng xã hội nước này. Lệnh cấm khiến người dùng của họ phải đi tìm phương án thay thế. Roposo, ứng dụng chia sẻ video giống TikTok ra đời từ năm 2014, cho biết chỉ trong 2 ngày sau lệnh cấm, số người dùng của họ đã tăng thêm 22 triệu.
Mayank Bhangadia, nhà sáng lập Roposo, tiết lộ vài ngày qua chỉ ngủ tổng cộng 5 tiếng và các đồng nghiệp cũng như vậy. Lượng truy cập tăng mạnh và họ phải bảo đảm trải nghiệm mượt mà nhất có thể.
Số lượt tải của Roposo trên Android hiện đạt hơn 80 triệu. Bhangadia dự đoán con số có thể tăng lên 100 triệu chỉ trong vài ngày. Trước lệnh cấm, Roposo có khoảng 50 triệu lượt cài đặt trên Android. Ấn Độ có gần 500 triệu người dùng smartphone.
Trụ sở Roposo đặt tại trung tâm công nghệ Begaluru, có 200 nhân viên nhưng đang chuẩn bị tuyển thêm khoảng 10.000 người trong 2 năm tới và có thể ra mắt trên toàn cầu.
Các đối thủ nội địa khác của TikTok như Chingari, Mitron cũng được hưởng lợi từ lệnh cấm. Nhiều người lên mạng xã hội để ủng hộ lời kêu gọi “Ấn Độ tự lực” của Thủ tướng Narendra Modi. MyGov, website giao tiếp công dân của chính phủ, cũng mở tài khoản trên Roposo. Một Bộ trưởng cho biết phải “tạo ra hệ sinh thái riêng, mỗi nước đều đã làm điều này, đây là chương trình tự lực của chúng ta”.
Du Lam (Theo Reuters)
Một ngày sau khi chính phủ ban hành lệnh cấm, người dân Ấn Độ không thể sử dụng TikTok, trong khi ứng dụng này cũng biến mất trên các 'chợ' của Apple, Google.
" alt=""/>Ấn Độ cấm app Trung Quốc: Ứng dụng hưởng lợi từ lệnh cấm TikTok