Vì vậy Việt Nam phải chuẩn bị năng lực về chẩn đoán, cách ly cũng như quản lý ca bệnh để khi có ca bệnh để hạn chế tối đa lây lan cũng như tử vong.
Về quản lý ca bệnh và điều trị, BS Đỗ Hồng Hiên khuyến cáo chúng ta phải sàng lọc phân luồng, tránh lây nhiễm chéo. Bệnh nhân được chẩn đoán với các biểu hiện phát ban, sốt, sưng hạch… phải đánh giá nguy cơ có thể diễn biến thành ca nặng hay không.
Với những ca bệnh biểu hiện nhẹ, không có nguy cơ biến chứng, có thể để bệnh nhân cách ly tại nhà, thực hành nghiêm túc các nguyên tắc về lây nhiễm chéo. “Điều trị đậu mùa khỉ chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng. Nếu có biển hiện diễn biến nặng hay có biến chứng, bệnh nhân phải ngay lập tức vào cơ sở khám chữa bệnh”, nữ bác sĩ cho biết.
Với đậu mùa khỉ tránh điều trị kháng sinh, trừ trường hợp có các nốt phát ban nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm. “Các bệnh nhân phần lớn nhẹ, tự khỏi trong vài tuần. Chúng ta đánh giá nguy cơ chuyển nặng, lây lan như thế nào có chăm sóc, động viên về tinh thần để tránh bệnh nhân trầm cảm, mất ngủ… Những điều này để tránh nguy cơ bệnh nặng”, BS Hồng Hiên nhấn mạnh lại một lần nữa.
Cũng theo BS Hiên, hiện chưa có thuốc kháng virus nào đặc hiệu với đậu mùa khỉ, chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng, theo dõi, xử lý các nốt phát ban để tránh biến chứng. Các thuốc kháng virus hiện tại vẫn đang dừng lại ở lâm sàng trên động vật.
Nhóm bệnh nhân nguy cơ cao, có thể dẫn đến biến chứng theo WHO thông tin là trẻ em, phụ nữ có thai và người có suy giảm miễn dịch. Họ cần được theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo cách ly, chăm sóc toàn diện.
Khuyến nghị về dự phòng, bác sĩ của WHO tại Việt Nam thông tin, phải đảm bảo nguyên tắc theo dõi, truy vết người tiếp xúc gần với ca bệnh.
“Vệ sinh, khử khuẩn tất cả khu vực những nơi bệnh nhân qua lại. Thu thập bệnh phẩm các vật dụng bệnh nhân dùng như ga trải giường, quần áo… cũng như quản lý rác thải của bệnh nhân. Người bệnh phải được đảm bảo về tinh thần, chăm sóc nốt phát ban, tránh bội nhiễm dẫn tới biến chứng”, bác sĩ cho biết.
Cũng theo BS Hiên, giai đoạn cách ly phải từ khi bệnh nhân từ phơi nhiễm đến lúc vết phát ban bong vẩy, tạo sẹo bắt đầu có da non.
Về nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ, Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương cũng nhận định, bệnh khó lây, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp và giọt bắn lớn và không lây qua không khí. “Trước đây, bệnh lây từ động vật sang người và giờ từ người sang người. Chúng ta cần truyền thông để người dân không hoang mang”, PGS.TS Hương nói.
Tối 24/7, Bộ Y tế phát đi thông tin bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: 1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như đau đầu, sốt, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, suy nhược, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục. 4. Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. 5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết và sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. 6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Không nên ăn, tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật bị nhiễm bệnh. |
Thủ tướng yêu cầu, thị trường và doanh nghiệp bất động sản phải điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, phân khúc thị trường giá cả bất động sản hợp lý hơn, đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và NHNN cần rà soát các dự án nhà ở, các dự án bất động sản để cùng doanh nghiệp xử lý vướng mắc pháp lý, nhất là các dự án bất động sản có phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các dự án bất động sản có bảo lãnh, vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ người mua nhà ở.
Đối với Bộ Xây dựng, Thủ tướng chỉ đạo Bộ hoàn thiện đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030; rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp; tham mưu cho Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền và các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 33 ngày 11/3/2023 của Chính phủ.
Tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng
Thủ tướng lưu ý Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Công điện số 1163 ngày 13/12/2022 về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng;
Bộ cần có các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán theo đúng quy định pháp luật, Nghị định số 08/2023 ngày 5/3/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu riêng lẻ và theo Nghị quyết số 33 ngày 11/3/2023 của Chính phủ.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 75 ngày 28/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ổn định hoạt động thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Thủ tướng yêu cầu NHNN triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi theo Nghị quyết số 33 ngày 11/3/2023 của Chính phủ.
Tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Xem xét chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, phân loại dự án bất động sản để có các biện pháp xử lý phù hợp (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nợ…) theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Đồng thời, tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án bất động sản, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
Làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng dự án
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng; phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng, giao đất, cho thuê đất làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư để thực hiện dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội phù hợp với khả năng chi trả của người dân, nhà ở cho người thu nhập thấp, tăng nguồn cung hơn nữa cho thị trường bất động sản.
Chủ động rà soát vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản của địa phương, doanh nghiệp; giải quyết kiến nghị của Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản.
Ngay lập tức bệnh nhân được chuyển lên BV TƯ Quân đội 108 điều trị. Lúc này bệnh nhân đã hôn mê sâu, phải thở máy qua nội khí quản, liệt nửa người phải, huyết áp cao kịch phát.
Tình trạng hiện tại cũng như bệnh án được trao đổi ngay qua điện thoại nên ngay khi tới Hà Nội, bệnh nhân được các bác sĩ của trung tâm đột quỵ não, can thiệp mạch, ngoại thần kinh cùng phối hợp cấp cứu, can thiệp đặt nút coil phình mạch.
Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh cũng lên phương án sẵn sàng phẫu thuật nếu có hiện tượng phù não tiến triển, sau đó Trung tâm đột quỵ não sẽ chịu trách nhiệm hồi sức tích cực toàn diện bệnh nhân trước - trong và sau can thiệp.
Với tình trạng xuất huyết dưới nhện cấp tính, ổ máu tụ lớn nhu mô, phình động mạch cảnh 2 bên phức tạp, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có nguy cơ tử vong lên tới 70%.
Bệnh nhân cũng có tiền sử co thắt phế quản và phù nề thanh môn, nên sau phẫu thuật gặp khó khăn khi rút nội khí quản cũng như cai máy thở.
Tuy nhiên nhờ can thiệp mạch kịp thời, nút kín hoàn toàn 2 túi phình lớn, kết hợp chăm sóc hô hấp tích cực, bệnh nhân đã tự thở được, đến nay tình trạng sức khỏe ổn định và đã ra viện, tiếp tục công tác.
Tại Việt Nam, những năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ không ngừng tăng từ 1,7% lên 2,5%, tỉ lệ nam giới mắc gấp 4 lần nữ, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ mỗi năm, trong đó gần 50% số ca đột quỵ sẽ tử vong, 90% để lại di chứng. Như vậy, tỉ lệ tử vong do đột quỵ chỉ đứng sau ung thư (115.000 ca theo số liệu 2018).
Đột quỵ gồm 2 thể diễn biến là nhồi máu não (tắc mạch, chiếm 80-85%) và chảy máu não (vỡ mạch).
GS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, khung giờ vàng cho bệnh nhân đột quỵ là trước 4,5 giờ, khi đó bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu huyết khối, ở khung 6 giờ, bác sĩ vẫn có thể can thiệp cơ học lấy huyết khối.
Tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ đến kịp khung giờ vàng tại Việt Nam chỉ chiếm 3,5%, tại một số BV lớn như Bạch Mai, tỉ lệ này cũng chỉ ở mức 5-7%, trong khi tỉ lệ này ở các nước phát triển dao động từ 12-17%.
Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu:
Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, không giơ được tay, chân, đau đầu dữ dội. Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.
Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ. Trong lúc chờ xe cấp cứu, nên để bệnh nhân nằm nghiêng, móc hết đờm dãi, răng giả để tránh bị sặc, trong giai đoạn này tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ thứ gì vì khi đó uống nước trắng cũng có thể gây sặc vào phổi.
Thúy Hạnh
Do thiếu kiến thức xử trí đột quỵ ban đầu, hầu hết bệnh nhân đến BV khi tình trạng nặng thêm hoặc đã qua giai đoạn vàng.
" alt=""/>Đang làm việc, quý ông 40 đột ngột ngã quỵ do đột quỵ