Rõ ràng Covid-19 tạo hành vi thanh toán mới cho người dân, song để giữ được thói quen đó cần có nhiều biện pháp. Nếu chỉ xét vai trò của nhà bán lẻ trong trường hợp trên, bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào - cho rằng khách hàng đã có những trải nghiệm thanh toán số ban đầu, do đó cần cho họ thấy được tiện ích của phương thức này.
Đại dịch hay các chương trình khuyến mại có thể khiến khách hàng thanh toán số nhiều hơn, song nên có những chiến lược dài hơi và liền mạch, luôn luôn thay đổi làm mới sản phẩm. Ví dụ, xây dựng chương trình thẻ đồng thương hiệu, tích điểm. Hoặc nhà bán lẻ có thể phát triển ứng dụng trên smartphone để khách hàng có trải nghiệm liền mạnh từ đầu tới cuối. Nhờ app, doanh nghiệp sẽ nắm được hành vi và kỳ vọng của khách hàng, dựa vào dữ liệu này để đưa ra các giải pháp bền vững.
“Hành vi thanh toán kỹ thuật số tăng lên trong đại dịch chính là một khởi đầu tốt. Các bên làm sao để nuôi dưỡng hành vi này, biến trải nghiệm ban đầu thành niềm tin vững vàng”, bà Dung nhận định.
Dù thói quen không dùng tiền mặt đã tăng lên song nền thanh toán kỹ thuật số còn nhiều thách thức. Chẳng hạn, cần xây dựng hạ tầng thanh toán và chấp nhận thanh toán đáng tin cậy, dẫn dắt và củng cố niềm tin cho người dùng. Cụ thể, hệ thống cần bảo mật, tạo giá trị gia tăng và có sự đồng hành từ nhiều bên để xây dựng giải pháp.
Theo đại diện Visa, phải tiếp tục đào tạo thói quen không dùng tiền mặt cho người dùng. Các tổ chức như Visa, Mastercard, Napas, công ty fintech... cần phối hợp liên tục nhằm mang lại lợi ích cho người dùng. Bên cạnh đó, phải sự hỗ trợ của truyền thông và Chính phủ trong việc định hình thói quen cho người dùng.
Ngoài ra, quy mô chấp nhận thanh toán hiện nay khá mỏng. Dân số Việt Nam là gần 100 triệu người nhưng số lượng điểm chấp nhận thanh toán thẻ chỉ khoảng 300 ngàn.
Muốn gia tăng số lượng điểm chấp nhận và trải nghiệm khách hàng cần có những giải pháp linh hoạt hơn. Ví dụ, có thể triển khai các công cụ cài đặt trên smartphone để biến điện thoại thông minh thành một máy chấp nhận thanh toán. Việc này giúp đưa nhanh nhất các giải pháp thanh toán số cung cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ ở nông thôn nhằm phổ biến thanh toán không dùng tiền mặt.
“Thói quen không dùng tiền mặt của người dùng cần thời gian để hình thành, không thể xảy ra nhanh được”, Giám đốc Visa nêu ý kiến.
Hải Đăng
Thanh toán kỹ thuật số được thúc đẩy bởi Covid-19, và vẫn tiếp tục kéo dài dù đại dịch đã được kiểm soát phần lớn.
" alt=""/>Những thách thức khi triển khai thanh toán kỹ thuật số tại Việt NamNhóm bị can này gồm 10 nhân viên bảo vệ của những công ty từng ký kết hợp đồng làm việc tại các dự án bị mất trộm tài sản, cùng 1 đối tượng tiêu thụ. Trong đó, Đặng Sĩ Luân (32 tuổi, trú huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) - nhân viên Công ty bảo vệ Đ.T. - được xác định là người khởi xướng, cầm đầu.
Theo điều tra ban đầu, chiều ngày 5/4, anh Phạm Văn Tiến (30 tuổi) - nhân viên Công ty vệ sĩ Không gian - đến Công an xã Tiến Thành (TP Phan Thiết) trình báo việc kẻ gian đột nhập vào công trình xây dựng khách sạn H5 (thuộc dự án NovaWorld), lấy trộm 1 cuộn dây cáp chống cháy, 96m dây cáp điện đồng. Giá trị tài sản bị lấy trộm khoảng 200 triệu đồng.
Qua tin báo, xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc, Công an TP Phan Thiết đã phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc điều tra, truy bắt các đối tượng gây án.
Đến ngày 8/4, lực lượng Công an TP Phan Thiết xác định được đối tượng cầm đầu là Đặng Sĩ Luân - nhân viên của Công ty bảo vệ Đ.T. đang hợp đồng với Công ty NovaWorld bảo vệ công viên nước trong dự án NovaWorld Tiến Thành, nên tiến hành bắt giữ.
Qua làm việc, Luân khai nhận do biết bên trong công trình xây dựng khách sạn H5 có kho cất các cuộn dây cáp điện lõi đồng. Luân đã rủ Nguyễn Anh Vũ, Võ Quốc Chiến, Phạm Thanh Tùng, Trần Thanh Thành, Lê Đức Anh Tài, Bùi Minh Trung, Trần Thanh Hoan, Nguyễn Tấn Dương và Trần Ngọc Thạo (tuổi từ 19-39, đều là nhân viên của các công ty bảo vệ ký kết hợp đồng làm việc tại dự án NovaWorld) cùng đột nhập vào trong kho nói trên nhiều lần để lấy trộm tài sản.
Cụ thể, khuya ngày 22/3, Thành cùng Tài, Trung đột nhập vào kho công trình H5 rồi dùng kìm cộng lực cắt, lấy trộm khoảng 70kg dây cáp điện lõi đồng. Luân, Vũ, Chiến, Tùng và Hoan ở bên ngoài cảnh giới lực lượng an ninh của dự án.
Sau đó, Luân mang số dây điện trộm được bán cho Nguyễn Thành Hưng (28 tuổi, trú TP Phan Thiết) lấy 10 triệu đồng.
Cùng cách thức trên, khuya hôm sau (23/3), nhóm này cùng một số đối tượng khác tiếp tục đột nhập vào kho công trình H5 lấy trộm 23 đoạn dây cáp điện lõi đồng lớn, nặng khoảng 182kg.
Sau đó, nhóm Luân thuê xe tải chở số dây điện lõi đồng này đến một cơ sở thu mua phế liệu tại phường Đức Long, TP Phan Thiết, bán được hơn 30 triệu đồng.
Quá trình mở rộng điều tra, nhóm đối tượng này còn khai nhận đã nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp dây cáp điện lõi đồng tại khu dự án sân bay Thiện Nghiệp (xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết), bán được hàng chục triệu đồng rồi chia nhau tiêu xài.
Theo kết quả định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản tố tụng hình sự của UBND TP Phan Thiết, số lượng dây điện lõi đồng mà các đối tượng đã trộm trong những vụ việc trên trị giá gần 1 tỷ đồng.
Vụ án đang được Công an TP Phan Thiết mở rộng điều tra.
(Ảnh minh họa. Hùng Võ/Vietnam+)
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh Yên Bái) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố ba bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ."
Các quyết định trên đã được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Cụ thể, ba bị can bị khởi tố gồm Trần Đăng Khôi (sinh năm 1979, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Chấn); Trần Đăng Khánh (sinh năm 1980, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Văn Chấn); Trần Quốc Dương (sinh năm 1975, công chức địa chính xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ).
Các bị can trên bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, từ năm 2019 đến năm 2020.
Trong quá trình điều tra cơ quan công an xác định, trong quá trình khảo sát, mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn đầu tư thương mại Thiên Hà triển khai dự án trang trại chăn nuôi công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất tại thôn Suối Quẻ, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (nay thuộc thị xã Nghĩa Lộ) từ năm 2019 đến năm 2020, ba bị can trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái công vụ vì mục đích vụ lợi.
Vụ án đang được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh Yên Bái) điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật./.
Theo Vietnamplus
" alt=""/>Yên Bái khởi tố 3 cán bộ lợi dụng chức vụ vì mục đích tư lợi