- Raphael Varane vừa bóng gió rằng anh cảm thấy không thoải mái ở Real Madrid. Điều này mang đến tin vui cho MU và Mourinho.
MU và chiến dịch 200 triệu: Dream Team của Mourinho
- Raphael Varane vừa bóng gió rằng anh cảm thấy không thoải mái ở Real Madrid. Điều này mang đến tin vui cho MU và Mourinho.
MU và chiến dịch 200 triệu: Dream Team của Mourinho
Trong bài viết trên Thời báo Hoàn Cầu, Tổng biên tập Hồ Tích Tiến đã bác bỏ một số lập luận cho rằng Nga đang hậu thuẫn Ấn Độ để đối đầu với Trung Quốc, đồng thời khẳng định Moscow đang thực sự đóng vai trò trung gian hòa giải vấn đề biên giới giữa 2 nước.
![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: PTI |
Theo Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, những luận điệu “chống Nga” từ một số cư dân mạng Trung Quốc không tạo ra bất kỳ tín hiệu tích cực nào, mà còn gây tổn hại tới các nguồn lực dành cho những chiến lược quốc tế quan trọng của Trung Quốc. Hành vi của họ hoàn toàn khác với suy nghĩ của những người có hiểu biết về lịch sử mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga.
Ông Hồ Tích Tiến cũng chỉ ra rằng, dù Nga đã bán một số loại vũ khí và thiết bị quân sự, trong đó có việc chuyển giao sớm hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 theo yêu cầu của Ấn Độ sau cuộc đụng độ với Trung Quốc ở thung lũng Galwan, song thỏa thuận vũ khí giữa Ấn Độ và Nga thực chất không liên quan gì đến tranh chấp biên giới Trung-Ấn.
Trước đó, nhiều thông tin cho rằng Ấn Độ cũng đã nhanh chóng theo đuổi việc mua lại 33 chiến đấu cơ từ Nga, bao gồm các loại máy bay tiêm kích MiG-29 và Su-30MKI.
Ông Hồ Tích Tiến nêu rõ, do Ấn Độ là một trong những khách mua vũ khí dài hạn lớn nhất của Nga, nên việc bán vũ khí cho Ấn Độ mang ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc cũng là đối tác chiến lược với Nga, song điều này không đồng nghĩa với việc nước này có thể yêu cầu Nga ngả về phía mình.
“Tôi không thấy bất kỳ cuộc thảo luận nào bên ngoài Trung Quốc cho rằng, Moscow đang có lập trường ủng hộ Bắc Kinh hoặc New Delhi. Ngoài ra, tôi cũng không thấy bất kỳ bài báo tiếng Anh nào cho rằng Nga đang giúp Ấn Độ chống lại Trung Quốc,” ông Hồ Tích Tiến viết. “Tất cả các bài viết có ý không tốt về Nga đều được viết bằng tiếng Trung Quốc, và những nội dung độc hại như vậy sẽ đẩy Trung Quốc vào thế cô lập”.
Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu cho rằng, Mỹ từ lâu đã mong muốn Trung Quốc và Nga sẽ quay lưng lại với nhau vì một lý do nào đó. Tuy nhiên, việc làm tổn hại mối quan hệ giữa 2 nước sẽ là sai lầm chiến lược lớn nhất đối với mỗi quốc gia.
Ông Hồ Tích Tiến kết luận rằng, vẫn còn nhiều tiếng nói ủng hộ mối quan hệ với Trung Quốc ngay trong lòng nước Nga, và Moscow đã quyết định bảo vệ những mối quan hệ này vì lợi ích của mình. Theo quan điểm của ông, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga là một điều tích cực đối với hai bên và sự ổn định trong khu vực.
Việt Anh
Trong vòng 7 ngày từ 12 - 18/9, thế giới ghi nhận thêm gần 1,7 triệu ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn cầu lên hơn 30,3 triệu người.
" alt=""/>Báo Trung Quốc nói gì về tam giác NgaGiới hạn của chiến lược gia người Hàn Quốc khi đó nằm ở lối chơi rình rập, thiên về phòng ngự - rào cản khiến bóng đá Việt Nam khó vươn xa hơn, bên cạnh việc ông Park Hang Seo ít tạo ra sự đột biến lớn về nhân sự, khiến dễ bắt bài, mà thất bại trong 2 kỳ AFF Cup trước Thái Lan là một ví dụ.
Kết thúc triều đại của ông Park Hang Seo, HLV Troussier tiếp quản 'ghế nóng' với mục tiêu cao: hướng đến World Cup trong sự kỳ vọng từ người hâm mộ, giới chuyên môn. Điều này buộc vị chiến lược gia người Pháp phải tiến hành cuộc cách mạng về lối chơi, nhân sự.
Phương pháp hay cách làm được ông Troussier đưa ra không sai, chỉ có điều hơi vội vã, cùng lúc bóng đá Việt Nam chưa đáp ứng được những đòi hỏi mà nhà cầm quân người Pháp Pháp mong muốn, dẫn tới thất bại ê chề và buộc nói lời chia tay rất sớm.
... HLV Kim Sang Sik sẽ 'pha trộn' thế nào
Tuyển Việt Nam muốn vươn tầm không thể tiếp tục sử dụng lối chơi phòng ngự, rình rập như dưới thời ông Park Hang Seo. Nhưng nghịch lý ở chỗ, với những gì đang có lại khó đá tấn công, thất bại của HLV Troussier là minh chứng.
Và đây là thách thức lớn đối với ông Kim Sang Sikkhi phải tìm lại niềm vui chiến thắng cùng lúc xây dựng cho tuyển Việt Nam lối chơi phù hợp nhằm tiếp tục kế hoạch nâng tầm, tạo đà cho các mục tiêu cao trong tương lai.
Khó hơn, ngay khi ký hợp đồng HLV Kim Sang Sik đã phải cầm quân ra trận ngay thay vì có nhiều thời gian huấn luyện hoặc trải qua vài cữ dợt như những người tiền nhiệm.
Tuyển Việt Nam cần chấm dứt chuỗi thất bại, tìm lại niềm vui chiến thắng nên đòi hỏi ông Kim Sang Sik bên cạnh việc nghiên cứu đối thủ, chọn quân còn phải biết rút tỉa điểm mạnh - yếu từ 2 người tiền nhiệm hòng tạo ra cho đội nhà bộ mặt khác biệt hơn.
Một tuyển Việt Nam hiệu quả trong phòng ngự như thời ông Park, xây xựng lối chơi tấn công kiểm soát bóng chất lượng hơn so với khi chiến lược gia người Pháp nắm quyền là điều mà HLV Kim Sang Sik phải làm được trong thời gian tới.
Nghe thì dễ, nhưng làm chẳng đơn giản nhưng vẫn hy vọng ông Kim Sang Sik sẽ tạo ra món “cooktail” đặc sắc cho tuyển Việt Nam với chất liệu từ các HLV Park Hang Seo, Troussier.
Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Kansas (top 50 trường đại học công lập tốt nhất Mỹ), chênh lệch thu nhập giữa những người lao động có trình độ đại học làm việc đúng chuyên ngành so với những người làm trái ngành đã tăng hơn một nửa từ năm 1993 đến năm 2019.
Xu hướng đáng lo ngại này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng phải làm việc ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình.
Các kết quả nghiên cứu này đến trong bối cảnh sinh viên, phụ huynh và các nhà lập pháp tranh luận về vai trò của đại học trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho sinh viên.
Dữ liệu của National Student Clearinghouse cho thấy số lượng sinh viên nhập học vào đại học giảm 8% so với năm 2019, và 40,4 triệu sinh viên theo học đại học đã rời khỏi trường mà không có bằng cấp vào năm 2021.
“Quá nhiều sinh viên học đại học mà không biết họ muốn đạt được gì hoặc làm thế nào để đạt được mục tiêu đó”, Michael B. Horn và Bob Moesta, đồng tác giả của cuốn sách về chọn trường đại học “Làm thế nào để đưa ra quyết định học tập hiệu quả trong suốt cuộc đời bạn” viết.
Cũng trong một bài luận với Education Week, hai ông bày tỏ quan điểm: “Cam kết dành 4 năm cho học đại học đồng thời gánh nhiều khoản nợ mà không có đủ sự đam mê và nỗ lực tập trung cho học tập thì rất mạo hiểm.”
Để thực hiện nghiên cứu về đề tài, các nhà nghiên cứu Hugh Cassidy và Amanda Gaulke đã sử dụng dữ liệu từ Khảo sát Quốc gia về các tân cử nhân đại học để so sánh trình độ học vấn, bằng cấp chuyên ngành và công việc của họ sau tốt nghiệp trên khắp nước Mỹ từ năm 1993 đến 2019.
Nhìn chung, năm 2019, 83% tân cử nhân đại học đã tìm được công việc có liên quan đến chuyên ngành sau khi tốt nghiệp, tăng 2 phần trăm so với năm 1993.
Tuy nhiên, đối với các tân cử nhân người da màu và gốc La-tinh, chỉ khoảng 78% trong số họ có việc làm phù hợp với chuyên môn của mình sau tốt nghiệp.
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Những con số này có thể giải thích lý do vì sao, mặc dù lợi ích của việc học đại học đã tăng trong những năm 1990, nhưng tỉ lệ nhập học và hoàn thành đại học không đồng bộ”.
Trong khi khoảng 40% sinh viên tốt nghiệp đã làm việc ngoài lĩnh vực chuyên môn nhằm kiếm được nhiều tiền hoặc thăng tiến nhanh hơn, Cassidy và Gaulke nhận thấy phần lớn những người làm trái ngành như họ kiếm được ít tiền hơn và công việc họ làm không cần đến kiến thức chuyên ngành được dạy ở trường hay nói cách khác là giáo dục đại học bị bỏ phí.
“Một trong những điều chúng ta biết là con người thường có xu hướng gắn bó trong nghề nghiệp. Nếu công việc đầu tiên của bạn sau khi tốt nghiệp đại học liên quan chặt chẽ đến những gì bạn học, các công việc tương lai của bạn cũng sẽ có xu hướng tương tự trong suốt sự nghiệp”, Zack Mabel, một giáo sư nghiên cứu về giáo dục và kinh tế tại Trung tâm Giáo dục và Lao động của Đại học Georgetown, nói.
Nâng cao hệ thống tư vấn nghề nghiệp cho học sinh
Trên cương vị là người nghiên cứu về mối liên hệ giữa giáo dục phổ thông với việc hướng nghiệp, ông nhận định: “Cần có nhiều chính sách và đầu tư nguồn lực để giúp học sinh có nhiều cơ hội việc làm phù hợp hơn.
Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần một hệ thống tư vấn nghề nghiệp toàn diện liên kết giữa trung học, đại học và nghề nghiệp để giúp cá nhân hiểu được mình có khả năng theo đuổi ngành nghề gì”.
Ông cho rằng các chương trình dự bị đại học ở trường trung học nên yêu cầu học sinh tìm hiểu sâu hơn các chuyên ngành cơ bản và học phí ở từng trường đại học, để biết được cơ sở giáo dục phù hợp với chuyên ngành họ quan tâm và thu nhập trung bình cho mỗi chuyên ngành trong các chương trình đào tạo khác nhau.
Ví dụ, Văn phòng Kinh tế Giáo dục của Virginia (Mỹ) cung cấp thông tin cho học sinh về cơ hội việc làm trong địa phương và bằng cấp cần thiết để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực đó.
Theo Mabel, các trường THPT nên tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tiếp xúc thực tế với nghề nghiệp bằng các chương trình kiến tập, thực tập và học việc để giúp các em hiểu rõ hơn về môi trường làm việc trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.
Ví dụ, nhiều trường học đã nỗ lực để thu hút nhiều sinh viên tham gia các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật, đặc biệt là nữ giới phải đánh đổi nhiều hơn so với sinh viên tốt nghiệp trong các lĩnh vực khác như nghệ thuật tự do.
Mặc dù tỉ lệ nữ giới tốt nghiệp ngành STEM đã cao hơn so với trước đây, song họ ít có khả năng được tuyển dụng vào các lĩnh vực này so với nam giới, một phần là do họ gặp khó khăn trong cân bằng giữa công việc và cuộc sống hoặc ít có cơ hội thăng tiến.
Hải Yến (Theo Education Week)