2025-04-26 09:08:05 Nguồn:NEWS Tác Giả:Công nghệ View:478lượt xem
-Về chỉ tiêu kiến trúc của công trình nhà ở cao tầng,ănhộmchỉchophépngườiởngười mẫu nội y trong suốt Bộ Xây dựng có đưa ra chỉ tiêu dân số trong công trình nhà ở được tính bình quân 25m2 sàn sử dụng của căn hộ/người. Vậy khi cho phép xây dựng căn hộ 25m2, Bộ Xây dựng chỉ cho phép một người ở trong căn hộ 25m2?
Như VietNamNet đã đưa tin, cuối tháng 4 vừa qua, Bộ Xây dựng đã có văn bản phê duyệt đề xuất xây dựng căn hộ 25m2 của một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Động thái này được coi là một định hướng mới của các cơ quan quản lý nhà nước đối với quy định về diện tích tối thiểu của căn hộ chung cư thương mại, khi Luật Nhà ở năm 2005 có quy định diện tích này là 45m2 nhưng Luật Nhà ở sửa đổi năm 2014 bỏ ngỏ vấn đề này.
Căn hộ 25m2
Nhiều doanh nghiệp đã rất phấn khởi khi đón nhận thông tin với nhận định các căn hộ càng nhỏ càng dễ bán. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quy hoạch lại đặt ra lo ngại, việc cho phép các doanh nghiệp xây dựng, chia nhỏ căn hộ 25m2 sẽ phá vỡ quy hoạch đô thị chung ở các đô thị lớn đông dân cư hiện nay, hình thành các khu “ổ chuột” kiểu mới.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Xây dựng cho rằng, chất lượng nhà ở được quyết định bởi các yếu tố cơ bản như: chất lượng xây dựng, chất lượng hoàn thiện, hệ thống trang thiết bị, điều kiện hạ tầng, dịch vụ quản lý vận hành… Do đó, việc quy định cho phép xây dựng căn hộ có diện tích vừa và nhỏ (tối thiểu 25m2) không phải là nguyên nhân hình thành các khu nhà ở chất lượng kém.
Cũng theo Bộ này, việc quy định diện tích căn hộ tối thiểu 25m2 là hợp lý và phù hợp với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
Trao đổi về vấn đề này, bà Đỗ Thị Thu Hằng – Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Savills Hà Nội cho rằng, về lý mà nói thì căn hộ 25m2 không đi trái lại bất kỳ quy định hiện có nào về diện tích tối thiểu cho căn hộ chung cư thương mại. Tuy vậy, theo công văn số 1245/BXD-KHCN ngày 24 tháng 6 năm 2013 về chỉ tiêu kiến trúc của công trình nhà ở cao tầng, Bộ Xây dựng có đưa ra chỉ tiêu dân số trong công trình nhà ở được tính bình quân 25m2 sàn sử dụng của căn hộ/người. Suy ra, theo công văn này Bộ Xây dựng chỉ cho phép một người ở trong căn hộ 25m2. Liệu đây đã là cách hiểu đúng?
“Nếu được hơn thì xét trên phạm vi toàn dự án, diện tích nhỏ sẽ tạo ra áp lực về mặt vận hành tổng thể khi nhu cầu về điện, nước, xử lý rác thải, phòng cháy chữa cháy cũng như nhu cầu sử dụng các cơ sở hạ tầng và tiện ích chung của dự án theo số người và số hộ gia đình mà tăng lên. Căn hộ siêu nhỏ cũng đặt ra thách thức về mặt quản lý khi việc kiểm soát số lượng người ở trong căn hộ. Lúc này cơ sở hạ tầng tại các dự án căn hộ siêu nhỏ sẽ càng chịu áp lực cao hơn, nhanh chóng xuống cấp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cư dân nếu số người ở lớn hơn so với quy định” - Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Savill Hà Nội phân tích.
Cũng theo bà Hằng, nhìn xa hơn là bài toán về chương trình phát triển nhà ở thành phố vì phấn đấu đến năm 2020, Hà Nội nâng diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố lên 26,3m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu 8,5 m2/người) từ diện tích bình quân 23,1m2/người và diện tích tối thiểu 6,5 m2/người trong năm 2015. Việc cho phép xây dựng căn hộ 25m2 có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến mục tiêu này nếu như việc phát triển căn hộ 25m2 không được quản lý tốt về số lượng người ở trong căn hộ.
Thực tế hiện nay cho thấy, nguồn cung nhà giá rẻ hiện nay còn đang rất hạn chế cả về chất và lượng trong khi đó khúc nhà giá rẻ luôn thu hút một lượng lớn nguồn cầu trên thị trường. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, bài toán xây dựng nhà giá rẻ không phải là dễ dàng đối với các chủ đầu tư. Giá đất ở mức cao tại các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đặt ra thách thức lớn về chi phí.
Mặt khác, các nhà phát triển bất động sản giá rẻ phải đảm bảo nhu cầu sinh sống và sử dụng lâu dài của cư dân tại dự án. Với mức giá thấp, các dự án này vẫn phải được đặt tại các khu vực không quá xa trung tâm, có cơ sở hạ tầng cùng các tiện ích công cộng phát triển, đồng thời cung cấp đủ tiện ích nội khu cơ bản đáp ứng chất lượng cuộc sống của người dân. Khó khăn trong cân bằng các yếu tố này dẫn đến một thực tế là thị trường đang thiếu đi các sản phẩm nhà thương mại giá rẻ chất lượng để đáp ứng nhu cầu cho một bộ phận lớn khách hàng.
Việc Bộ Xây dựng cho phép xây dựng căn hộ diện tích 25m2 có thể được coi là tín hiệu đáng mừng cho cả người mua nhà thu nhập thấp và chủ đầu tư. Đây có lẽ là giải pháp cho nhà thương mại giá rẻ mà thị trường vẫn tìm kiếm bấy lâu, tạo điều kiện cho nguồn cung phát triển bắt kịp với nguồn cầu.
Tuy vậy, để đưa căn hô 25m2 đi vào thực tiễn một các thành công, bà Đỗ Thu Hằng cũng đặt ra vấn đề: “Các cơ quan nhà nước cần có cái nhìn tổng quan khi đưa ra những quy định và hướng dẫn cụ thể trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng các dự án có căn hộ diện tích siêu nhỏ. Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường căn hộ siêu nhỏ cũng cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để vận hành và quản lý hiệu quả dự án. Có như vậy thì mới đảm bảo được chất lượng cuộc sống của cư dân tại các dự án này, tránh gây sức ép đáng kể lên hạ tầng giao thông và các tiện ích công cộng của thành phố, đồng thời giữ gìn hình ảnh và quy hoạch của đô thị”.
Vấn đề về việc xây dựng căn hộ 25m2 vẫn đang có những luồng ý kiến trái chiều. Nhìn từ thực tế hiện nay, lo ngại về việc phá vỡ quy hoạch khi xây dựng căn hộ 25m2 cũng được đưa ra bởi trên thực tế không chỉ những nhà tập thể cũ, mà cả chung cư mới xây dựng gần 10 năm trở lại đây cũng đã xuất hiện các “chuồng cọp” trên cao, cơi nới phá quy hoạch.
Hồng Khanh
Chuyên gia lo dự án cao cấp cũng làm căn hộ 25m2 để thoát ế
Chuyên gia cho rằng căn hộ 25m2 vốn được cho phép để dành cho đối tượng thu nhập thấp có thể bị các doanh nghiệp làm nhà cao cấp biến tướng để “chạy hàng”.
Thí nghiệm của bà đã lật ngược nhiều kết quả và lý thuyết trước đó - nhận xét của nhà vật lý người Mỹ gốc Hoa đoạt giải Nobel Đinh Triệu Trung.
Năm 1956, 2 nhà vật lý lý thuyết Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh đã tham vấn bà Ngô để tiến hành một thí nghiệm nhằm kiểm tra giả thuyết của họ về tính bảo toàn chẵn lẻ - một nguyên lý nền tảng lâu đời trong cơ học lượng tử.
Thí nghiệm của bà đã trở thành nguồn chế nhạo của những nhân vật lớn trong ngành vật lý lúc bấy giờ.
Vào thời điểm đó, hầu hết các nhà khoa học đều tin rằng vũ trụ là đối xứng (tồn tại phiên bản đối xứng của vũ trụ với hạt mang điện tích ngược và thời gian đi lùi).
Tuy nhiên, thí nghiệm được thiết kế tinh vi của bà Ngô và cộng sự chứng minh không phải như vậy. Bà Ngô đã quan sát thấy trong sự phân rã của chất phóng xạ coban-60, các tương tác yếu và tính chẵn lẻ không được bảo toàn. Vũ trụ, vì thế, mà bất đối xứng.
Điều này "đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của chúng ta về vũ trụ", Brian Greene, giáo sư vật lý và toán học tại Đại học Columbia, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN.
Thành công này giúp 2 cộng sự của bà đạt giải Nobel, nhưng bà Ngô không có tên trong danh sách. Ủy ban Nobel đã nhận "mưa" chỉ trích vì đối xử bất công với bà.
Năm 1964, trong buổi nói chuyện chuyên đề tại Viện Công nghệ Massachusetts, bà đã thâm thúy khi đặt câu hỏi rằng "liệu các nguyên tử và hạt nhân nhỏ bé, hay các ký hiệu toán học, hoặc các phân tử ADN có đối xử ưu ái hơn cho nam giới hay nữ giới không?".
Hình mẫu nữ quyền
Ngô Kiện Hùng đã trở thành một hình mẫu cho phụ nữ và trẻ em gái Trung Quốc.
Bà đã đấu tranh, vượt qua rào cản xung quanh để được nhìn nhận và tôn trọng vào thời điểm mà phụ nữ và người Trung Quốc hay châu Á làm việc ở Mỹ hiếm khi được như vậy.
Bà Ngô nhiều lần trở lại Trung Quốc và đóng góp cho quê hương.
Năm 1986, bà thành lập học bổng tại Đại học Nam Kinh (trường bà từng theo học) để khuyến khích những sinh viên xuất sắc trong môn vật lý.
Năm 1992, bà thành lập Thư viện Ngô Kiện Hùng chứa hàng chục nghìn cuốn sách học thuật từ khắp nơi trên thế giới.
Bà Ngô cũng quyên góp hết số tiền tiết kiệm cả đời mình để làm phần thưởng cho học sinh và giáo viên tại Trường THPT Minh Đức (do cha bà thành lập năm xưa).
Ngô Kiện Hùng sống một cuộc sống giản dị, nhưng hết mình với sự nghiệp nghiên cứu khoa học thế giới và nền giáo dục quê nhà.