
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất từ tháng 5 - 7.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm não Nhật Bản, song chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2-6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc).
Đường lây truyền
Chim và lợn là khởi đầu các ổ chứa virus viêm não Nhật Bản. Muỗi hút máu của lợn, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus sang người. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm viêm não Nhật Bản. Hiện chưa ghi nhận lây truyền từ người sang người.
![]() |
Muỗi Culex chính là thủ phạm lây truyền virus viêm não Nhật Bản cho người |
Dù nhiễm virus song lợn không bị bệnh mà đóng vai trò là kho chứa, duy trì virus trong thiên nhiên.
Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu là 2 loài: Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. 2 loài này hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối và thường sống ở ruộng lúa nước.
Biểu hiện của bệnh
- Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài 5-14 ngày, trung bình là 1 tuần.
- Giai đoạn khởi phát: Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường sốt rất cao 39-40 độ C. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh.
Trong thời kỳ này, bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn.
Ngay trong 1 -2 ngày đầu của bệnh, bệnh nhi đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu, lú lẫn hoặc mất ý thức.
Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn.
- Giai đoạn toàn phát:Virus xâm nhập vào tế bào não tuỷ gây huỷ hoại các tế bào thần kinh. Lúc này các triệu chứng không giảm mà tăng dần.
Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên như vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở và tăng tiết trong lòng khí quản, mạch thường nhanh và yếu.
Giai đoạn này diễn ra ngắn, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu với rối loạn các chức năng sống. Những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn.
- Giai đoạn lui bệnh: Từ tuần thứ 2, bệnh nhân đỡ dần, nhiệt độ giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ.
Vào khoảng ngày thứ 10 trở đi, nhiệt độ bệnh nhân trở về bình thường nếu không có bội nhiễm vi khuẩn khác. Bệnh nhân từ hôn mê dần dần tỉnh, không còn những cơn co cứng, bệnh nhân hết nôn và đau đầu.
Bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: Viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản - phổi do bội nhiễm hoặc viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng.
Những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần, vận động.
Từ cuối tuần thứ 2 trở đi là thời kỳ của những biến chứng và di chứng muộn, hay gặp nhất là: loét nhiễm trùng, rối loạn giao cảm, rối loạn chuyển hoá hoặc động kinh, nghe kém/điếc, rối loạn tâm thần...
Tỉ lệ tử vong lớn
TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi TƯ cho biết, ước tính, khoảng 25 - 35% bệnh nhân viêm não Nhật Bản tử vong và khoảng 50% bệnh nhân có di chứng thần kinh, tâm thần.
![]() |
Viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong lớn nhưng nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan. Ảnh: H.A |
Tử vong nhiều nhất trong 7 ngày đầu khi hôn mê sâu, co giật và tổn thương hành não gây rối loạn hô hấp, tim mạch trầm trọng, tử vong giai đoạn sau chủ yếu do các biến chứng viêm phổi, suy kiệt...
Xử trí
Nguyên tắc buộc phải tuân thủ là tất cả các bệnh nhân viêm não Nhật Bản đều phải được điều trị tại bệnh viện. Phải đưa trẻ đến viện ngay lập tức nếu sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu như nôn, cứng gáy, rối loạn ý thức...
Việc nhập viện muộn hay sớm sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc hạn chế tỉ lệ tử vong và tỉ lệ di chứng khi mắc viêm não virus.
Phòng bệnh
Đến nay, cách phòng bệnh duy nhất là tiêm phòng vắc xin. Việt Nam đã đưa vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản vào chương trình tiêm chủng mở rộng hoàn toàn miễn phí cho trẻ dưới 15 tuổi.
Để phòng bệnh, trẻ cần tiêm vắc xin đủ 3 liều. Mũi 1 lúc 1 tuổi, mũi 2 cách mũi 1 từ 7-14 ngày. Mũi 3 cách mũi 2 một năm.
Nếu chỉ tiêm 1 mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%; tiêm đủ 3 mũi thì đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Do đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 300 trường hợp viêm não virus Nhật Bản, trong đó 9 ca tử vong. Từ cuối tháng 5 đến nay, cả nước ghi nhận 80 ca viêm não do virus Nhật Bản, trong đó 4 bệnh nhi tử vong. |
Dù tích cực can thiệp bằng thở máy, dùng thuốc chống viêm, chống phù song bệnh nhi vẫn bị liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi.
" alt=""/>Bệnh viêm não Nhật Bản, tất cả thông tin cần biết1. Cách làm nước rửa chén tự nhiên với quả chanh
Nguyên liệu:
- 4 trái chanh
- 500ml nước
- 100ml giấm trắng
- 1 chén muối tinh
Cách làm:
Bước 1:
- Rửa sạch chanh, sau đó cắt chanh thành các lát nhỏ, loại bỏ phần hạt chanh.
![]() |
Bước 2:
- Cho toàn bộ phần chanh đã cắt vào chảo nhỏ, đổ nước xấp bề mặt, sau đó vặn lửa to để đun sôi. Nước sôi vặn lửa nhỏ và đun tiếp khoảng 20 phút rồi bắc ra. Các bạn lưu ý vừa đun vừa khuấy đều và thêm nước nếu cần thiết nhé!
Bước 3:
- Đổ hỗn hợp chanh vừa đun vào máy xay sinh tố, đổ nước xấp bề mặt sau đó xay cho đến khi hỗn hợp chanh nhuyễn ra.
![]() |
Bước 4:
- Đổ hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào chảo, đun tiếp cho đến khi sôi thì thêm giấm và muối vào. Tiếp tục đun lửa nhỏ trong thời gian 10-15 phút rồi tắt bếp.
![]() |
Bước 5:
Để nguội dung dịch nước rửa chén vừa đun, sau đó đựng chúng trong các lọ thủy tinh để sử dụng.
![]() ![]() |
Vì dung dịch rửa chén được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên nếu để ở nhiệt độ phòng sẽ nhanh bị lên men, bạn hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng nhé!
![]() |
Axit citric có trong quả chanh, dầu chanh có trong vỏ chanh hay giấm trắng là những chất tẩy rửa tuyệt vời đến từ thiên nhiên, giúp bạn đánh bay các vết bẩn và khử mùi hiệu quả cho bát đĩa nhà mình.
2. Làm nước rửa chén từ tinh dầu thiên nhiên và giấm
Nguyên liệu:
- 1/4 chén xà phòng làm từ dầu cọ và dầu dừa (Mua ở các cửa hàng bán mỹ phẩm handmade)
- 400ml nước
- 2 muỗng giấm.
- 10 giọt tinh dầu tùy ý (Có thể chọn tinh dầu bưởi, sả hoặc chanh)
![]() |
Cách làm:
Bước 1:
- Đổ nước và xà phòng bào nhỏ vào chảo và đun nóng. Khuấy đều hỗn hợp và giữ nóng cho đến khi xà phòng tan chảy hết vào trong nước. Các bạn lưu ý để lửa thật nhỏ, không được để cho dung dịch sôi.
![]() |
Bước 2:
- Để nguội dung dịch một chút rồi cho giấm vào và khuấy đều sau đó để nguyên trong chảo cho đến khi dung dịch nguội hẳn.
Bước 3:
- Cho thêm 1 vài giọt tinh dầu yêu thích vào dung dịch để tạo mùi hương, khuấy đều, sau đó cho vào chai nhựa sạch để sử dụng.
![]() ![]() |
Như vậy là bạn đã hỗn hợp nước rửa chén thiên nhiên an toàn, hiệu quả với vài bước thực hiện đơn giản rồi đó. Điểm khác biệt của nước rửa chén tự làm và nước rửa chén thông thường đó là chúng không tạo bọt khi rửa, vì vậy bạn sẽ phải tập làm quen với cảm giác rửa chén bát mà không có bọt bóng, tuy nhiên chỉ cần sử dụng vài ba lần là bạn sẽ “mê tít” loại nước rửa chén an toàn này.
Bạn cũng có thể dùng dung dịch trong việc lau chùi các vật dụng khác như bếp gas hay tường bị dính dầu mỡ. Chỉ cần cho một ít lên các vết bẩn, dùng giẻ lau chùi lại là đồ dùng đã sáng bóng như mới. Chúc các bạn thành công với công thức này nhé!
(Theo Emdep)
" alt=""/>Tự làm 2 loại nước rửa chén không hóa chất rẻ 'bèo' tại nhà
Sai lầm 4: Bổ sung vô tội vạ hoặc quá hời hợt
Bổ sung quá nhiều loại dưỡng chất ở hàm lượng cao cùng lúc là sai lầm của nhiều mẹ Việt có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ vì có những dưỡng chất sẽ tích tụ theo thời gian và trở nên dư thừa. Chẳng hạn như thừa vitamin K gây tan máu và vàng da. Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận…Do đó, mọi vi chất bổ sung cho trẻ, mẹ đều cần tính toán hàm lượng, mức độ cần thiết và đặc điểm vi chất một cách cẩn thận.
Ngược lại với tâm lý thái quá, nhiều mẹ Việt do yếu tố khách quan hoặc chủ quan lại chưa chú trọng đến việc bổ sung vitamin C cho trẻ. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là đặc điểm: mẹ không có nhiều thời gian ở cạnh con, con đi lớp hoặc kén ăn, khó uống ở trẻ…
Hệ miễn dịch của trẻ từ sơ sinh cho đến 5 tuổi còn rất non nớt, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa dễ khiến trẻ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như: ho cảm, sốt virus, sốt xuất huyết…ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do vậy, vitamin C là dưỡng chất mẹ cần đặc biệt chú trọng để bổ sung đúng và đủ cho con hàng ngày.
Mách mẹ cách bổ sung vitamin C hiệu quả cho con
Để bổ sung lượng C tự nhiên cần thiết, mẹ có thể cung cấp qua thực đơn ăn uống hằng ngày bằng hoa quả. Theo nghiên cứu, hàm lượng C trong Acerola cherry được chứng minh là cao nhất thế giới (gấp 31 lần trong cam, 35 lần dứa, 46 lần xoài…). Khác với các loại Vitamin C tổng hợp thông thường có tính axit, gây khó chịu cho dạ dày, Acerola Cherry có độ chua (pH) trung tính, nên rất an toàn với đường tiêu hóa non nớt của trẻ.
Acerola cherry – Nữ hoàng Vitamin C tự nhiên
Không chỉ là 'nữ hoàng Vitamin C' tự nhiên, Acerola cherry còn chứa hàm lượng lớn Rutin. Đây là một loại Viatmin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, tăng sức bền thành mạch, chống xuất huyết và chảy máu cam. Chính vì thế, sự kết hợp hoàn hảo giữa Vitamin C và Rutin trong Acerola cherry sẽ mang lại hiệu quả vượt trội: vừa giúp tăng cường sức đề kháng vừa bảo vệ thành mạch, từ đó giúp trẻ khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật, ngăn ngừa các biến chứng xuất huyết.
Thanh Loan
Cà pháo được chế biến thành nhiều món ăn rất đa dạng như ăn sống chấm với mắm tôm, muối xổi ăn tái, dầm tương hay muối nén, xào, kho... tùy theo từng vùng miền.
" alt=""/>Sai lầm khi tăng sức đề kháng cho trẻ bằng vitamin C mà các mẹ vẫn 'hồn nhiên' áp dụng