
Dưới bài đăng này, dân mạng để lại hàng nghìn bình luận. Phần lớn ý kiến khen ngợi hành động của chàng trai trong câu chuyện trên.
"Hình ảnh dung dị mà đẹp đẽ đến lạ. Sự sẻ chia giữa người với người trong cuộc sống này xứng đáng được ca ngợi", Nguyễn Ánh bình luận.
Tài khoản Hà Anh viết: "Anh không quen người bán vé số nhưng tìm cách giúp ông cụ có một bữa no, ngon miệng. Đúng là một chàng trai tốt bụng".
 |
Chàng thanh niên mời cụ già bán vé số ăn hủ tiếu nhận được nhiều lời khen ngợi. |
Chia sẻ với Zing.vn, chị Nguyễn Thị Thu Hoài (30 tuổi, TP.HCM) - chủ nhân bức ảnh - cho biết khoảnh khắc này được ghi lại tại quán ăn ở quận 11, TP.HCM tối 24/6.
"Bức ảnh này tôi chụp tại một quán hủ tiếu. Lúc đó, một ông lão bán vé số người còn mặc áo mưa tới mời bạn nam mua vé số. Bạn ấy hỏi ông ăn cơm chưa, rồi gọi chủ quán làm thêm một tô hủ tiếu và mời ông cùng ngồi ăn", Thu Hoài nói.
Theo chủ nhân bức ảnh, chị không biết chàng trai tên gì, sống ở đâu. Chị chỉ tình cờ thấy hành động đẹp và chụp hình lại.
Chị Thu Hoài nói rằng ở Sài Gòn có nhiều người bán vé số, nhưng đây là lần đầu tiên thấy có người mời họ cùng ăn.
Thu Hoài cho rằng trị giá tô hủ tiếu không lớn nhưng có lẽ vì cuộc sống mưu sinh khó khăn, không phải người bán vé số nào cũng dám bỏ tiền ra ăn. Bởi vậy, hành động của chàng trai tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa khá lớn về mặt tinh thần.
  |
Chàng trai được nhiều người tìm kiếm và gọi là "soái ca" tốt bụng. Ảnh: Thu Hoài. |

Đón dâu, nhà trai căng thẳng phá hàng rào dây tơ hồng của nhà gái
Để rước được dâu, đoàn nhà trai phải vượt qua 13 'cửa ải' của nhà gái trên đoạn đường 500m.
" alt=""/>Được mời mua vé số, chàng trai mời luôn cụ già bán ngồi ăn cùng

|
Mới đây, cư dân mạng Trung Quốc đang xôn xao bàn tán về màn tỏ tình công khai của một cô gái trẻ. Đáng tiếc, mặc dù chuẩn bị công phu, mặc cả trang phục cưới truyền thống để tỏ tình với bạn thân 9 năm, cô gái vẫn bị từ chối rất phũ.
Theo thông tin đăng tải, cô gái và chàng trai là bạn cùng học suốt 3 năm cấp ba, 3 năm đại học. Sau khi tốt nghiệp ra trường, cả hai lại cùng làm đồng nghiệp thêm 3 năm. Trong suốt 9 năm dài đằng đẵng này, cô gái luôn dùng danh nghĩa bạn thân để ở bên chàng trai nhưng thực ra, cô đã luôn thầm thương trộm nhớ cậu bạn thân của mình.
Suy nghĩ rất nhiều đêm, cuối cùng cô gái quyết định nói ra tình cảm thật của mình trong một màn tỏ tình công khai. Nhờ bạn bè giúp đỡ, cô gái thiết kế một sân khấu hoành tránh với hoa, vải, âm nhạc. Thậm chí, cô còn mặc luôn cả bộ trang phục cưới truyền thống màu đỏ tươi của cô dâu.
 |
|
Trong màn tỏ tình, cô gái trẻ hát một bài hát, thể hiện tình cảm của mình đối với chàng trai. Sau đó, dưới sự cổ vũ của bạn bè, cô gái vừa khóc vừa nói ra tình cảm chân thật. Cô nói "Tớ thích cậu suốt 9 năm, thích, thực sự rất thích. Tớ không muốn làm bạn với cậu nữa, tớ muốn trở thành người con gái của cậu". Sau khi nói xong, cô gái chảy nước mắt vì lo lắng, hy vọng sẽ nhận được lời hồi báo như ý.
Đáng tiếc, chuyện tình yêu không thể cưỡng cầu, sau khi lau nước mắt cho cô bạn thân, chàng trai cầm lấy micro, chần chừ một lúc sau đó nói rõ: "Tớ xin lỗi" rồi quay người bỏ đi luôn.
Lời xin lỗi và hành động bỏ đi dứt khoát của chàng trai thể hiện rõ sự từ chối, khiến cô gái ngỡ ngàng, choáng váng. Dường như không thể tin rằng mình đã tỏ tình thất bại, cô gái đứng giữa sân khấu khóc như mưa.
Cuối cùng, mặc cho bạn bè của cô gái mắng mỏ, trách móc chàng trai không ra gì, cô gái chỉ một mực ôm mặt khóc và nói: "Về nhà thôi, tớ muốn về nhà!".
Những hình ảnh về màn tỏ tình thất bại của cô gái sau khi đăng tải đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Đa số mọi người đều tỏ ra thương xót cô gái và mắng chàng trai đã quá lạnh lùng, phũ phàng.
Tuy nhiên, cũng có không ít người bênh vực chàng trai, cho rằng tình cảm không thể cưỡng cầu. Nữ từ chối nam, nam cũng có thể từ chối nữ.
"Cậu ấy đã rất dũng cảm rồi, khi không có tình yêu, cậu ấy hoàn toàn có quyền từ chối", "Trong vạn sự, thì nhân duyên quả thực không thể cưỡng ép, không thể cứ cầu mà có", "Sẽ luôn có những chuyện, không phải cứ cố gắng là sẽ đạt được, đáng tiếc, tình yêu là một trong số đó"..., cư dân mạng xôn xao bàn tán.

Chờ ông chủ mỏ than phá sản để tỏ tình, cô gái xinh đẹp bật khóc sau 2 năm
Yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng vì tự ti cô gái xinh đẹp phải chờ tới lúc ông Li phá sản mới dám tỏ tình.
" alt=""/>Mặc trang phục cô dâu tỏ tình bạn thân 9 năm, cô gái bị từ chối phũ
Xóm Trại, thôn Mai Yên, xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) nằm bên bờ sông Cà Lồ yên ả. Trong một chuyến công tác, chúng tôi có dịp qua đây. Vừa thấy có người xuất hiện ở đầu làng, một bóng người ngó ra. Khoảng 15 phút sau, bất ngờ tiếng kẻng báo động vang lên liên hồi. Chỉ trong vòng vài phút, 50 con người, gồm già, trẻ, trai gái… xuất hiện, vây kín phóng viên.
Tiếng la ó, huyên náo một lúc, có tiếng nói đầy giận dữ vang lên, hỏi dồn dập: ‘Đến đây làm gì? Đến mua cây à? Hay ăn trộm?...
Một cụ già, tay cầm chiếc liềm cắt lúa sắc lạnh, yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Chúng tôi không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng vẫn bình tĩnh, đáp lời. Khi biết hai vị khách lạ mặt là phóng viên, nhóm người mới giãn ra đôi chút, dần giải tán.
 |
Vị trí hai cây sưa đỏ ở xóm Trại |
Anh Tình (người dân xóm Trại) cho hay, dân trong thôn đã sống trong cảnh này nhiều năm. Bất cứ ai ra, vào đều bị kiểm soát nghiêm ngặt với mục đích bảo vệ hai cây sưa đỏ. Tò mò về chuyện lạ, chúng tôi theo chân người dân ra khu vực hai cây sưa đó.
 |
Một số người dân trong tổ bảo vệ cây sưa và đình xóm Trại |
Trước mặt chúng tôi, một khoảng đất rộng 30m2 được xây tường gạch, quây tôn kín, phía trên nhô ra những cành cây sưa trụi lá. Bao quanh cây sưa là nhiều cây dại, mọc um tùm.
Hàng ngày, xóm đều có ‘trinh sát’ tuần tra quanh khu vực cây sưa. Chỉ cần có động, ‘trinh sát’ lập tức gõ kẻng, báo hiệu cho bà con.
Ông Nguyễn Văn Khởi 76 tuổi (người dân thôn Mai Yên) kể, những người dân đầu tiên về xóm Trại lập nhà, sinh sống cách đây hơn 100 năm trồng hai cây sưa phía bờ sông.
Sau này, hai cây sưa đó ra hoa, hạt thì bị đốn đi phục vụ cho công tác cộng đồng. Hạt giống của cây cũ nảy mầm thành hai cây sưa bây giờ. Tính ra tuổi đời của hai cây sưa con cũng ngót nghét 90 năm.
Cây to có đường kính hơn 70cm, cao khoảng 16m. Còn cây nhỏ và thấp hơn một chút cũng có đường kính gần 50cm.
 |
ông Khởi đưa phóng viên ra thăm quan cây sưa |
‘Hiện cả hai cây đã chết nhưng lõi vẫn cứng, không bị sâu mọt. Bên cạnh là ngôi đình cổ mang tên đình xóm Trại’, ông Khởi nói.
Vẫn lời ông Khởi, ngôi đình cổ thờ Vĩnh Hoa Công chúa - một nữ tướng của Hai Bà Trưng, rất linh thiêng. Đây là nơi gắn liền với đời sống tinh thần, tâm linh của nhiều thế hệ người dân xóm Trại.
Ngôi đình được UBND huyện Yên Lạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng cư dân thôn Mai Yên vào năm 2007.
Người đàn ông lớn tuổi cho hay, những năm trước đây, chẳng ai chú ý đến giá trị của gỗ sưa, tuy nhiên, từ khi các tỉnh thành khác rộ lên phong trào chơi gỗ sưa, thương lái từ khắp nơi tỏa đi, lùng sục, hỏi mua thì hai cây gỗ sưa ở đình xóm Trại bắt đầu gây chú ý.
Sau đó, năm 2015, có thông tin chính quyền xã Trung Kiên đứng ra ký hợp đồng, bán 2 cây sưa cho 1 công ty tư nhân với giá 22 tỷ đồng. Sự việc này không được nhân dân xóm Trại đồng tình.
Nhiều lần phía người mua cũng có ý định vào thôn, mang dụng cụ đến chặt cây. Tuy nhiên, bà con đã tập trung, chốt chặn, bảo vệ cây.
Trải qua nhiều biến cố, đến nay hợp đồng này vẫn chưa thể thực hiện được. Từ đó bà con hò nhau ủng hộ tiền của, công sức xây tường, lập chốt canh gác, cảnh báo từ đầu thôn.
Vào một ngày mưa bão cách đây 3 năm, do sơ suất, cây nhỏ hơn đã bị kẻ gian cưa mất ngọn cây. Bà con thôn tiếp tục đóng góp tiền, quây rào tôn, dây thép gai đến gần đỉnh ngọn cây, tránh trộm đột nhập bằng thang.
 |
Hai cây sưa đỏ được định giá 22 tỷ đồng hiện đã chết nhưng người dân vẫn quây tôn, hàng rào thép gai bảo vệ |
‘Cây sưa này nằm trên phần đất của đình xóm Trại, gắn với đời sống tâm linh của bà con chúng tôi. Tiền cũng quý nhưng giá trị bao đời để lại, chúng tôi không muốn bị mai một’, ông Khởi nói.
Ông Sơn - trưởng thôn Mai Yên cho biết: ‘Xóm Trại có 40 hộ dân. Ngoài vấn đề về việc mua bán cây sưa trong đình xóm Trại không được sự đồng thuận của người dân, 10 năm nay, vấn đề về tên gọi của di tích này cũng đang gây nhiều tranh cãi.
Năm 2009, phía UBND tỉnh Vĩnh Phúc từng ra quyết định công nhận đây là di tích lịch sử - văn hóa đền Mai Khê nhưng nhân dân phản đối kịch liệt. Họ nhiều lần đến các cơ quan chức năng làm việc. Quyết định sau đó bị hủy.
Năm 2015, UND tỉnh tiếp tục ra quyết định công nhận đây là di tích lịch sử - văn hóa miếu Đức Bà.
Người dân một lần nữa không đồng thuận, họ cho rằng đây vốn là đình của xóm, được chính quyền huyện công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng cư dân xóm Trại với mục đích sử dụng là ‘đất tín ngưỡng’ từ năm 2007, không phải miếu của xã. Đến nay, sự việc vẫn chưa ngã ngũ, mỗi lần có người lạ vào xóm, họ thường rất cảnh giác’.
 |
Vị trưởng thôn Mai Yên thông tin, tên của di tích đình xóm Trại cũng đang gây nhiều tranh cãi |
Ông Nguyễn Khắc Tiến - Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã Trung Kiên thông tin: ‘Từ khi rộ lên vụ việc cây sưa ở thôn Mai Yên bán với giá cao, nhiều gia đình trong xã Trung Kiên cũng mua loại cây này về trồng. Nếu có thời gian đi một vòng quanh xã, ai cũng dễ dàng bắt gặp loại cây này.
Sự việc hợp đồng mua bán xảy ra ở đời lãnh đạo trước. Chúng tôi vẫn theo dõi sát sao vụ việc. Còn vấn đề đặt tên di tích ra sao, thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh giải quyết’.

Sự thật về những huyệt mộ dùng chung ở Vĩnh Phúc
Hàng loạt huyệt mộ được xây sẵn, chờ đón người nằm xuống. Đây là nghĩa địa xây trước, tồn tại gần 20 năm nay ở Vĩnh Phúc.
" alt=""/>Cả làng quây tôn, dựng chốt bảo vệ cây sưa có giá 22 tỷ