Đến với Thục Sơn Vô Song, người chơi gần như bị mê hoặc trong thế giới tiên hiệp lung linh, rực rỡ sắc màu. Game có một số tính năng khá lạ như Long Linh, Hộ Vệ, Thú cưỡi hay Thiền tích lũy điểm EXP. Từ những trải nghiệm đầu tiên làm quen với nhân vật, người chơi sẽ nhận thấy tựa game này gần gũi trong cách chơi, đặc biệt là khi thực hiện hệ thống nhiệm vụ, đi phó bản hay giao dịch trang bị trong cửa hàng. Tuy nhiên, khi chơi đến những level cao hơn, game thủ sẽ có cơ hội khám phá những tính năng hay ho như tham gia Tổ đội, mỏi tay PK, chinh phục Sảnh phó bản và tận hưởng Phúc lợi mỗi ngày.
Được biết, phiên bản thử nghiệm không nạp thẻ, có xóa nhân vật sẽ diễn ra đến hết 15h ngày thứ ba 21/6. Dự kiến, phiên bản chính thức sẽ ra mắt người chơi vào lúc 9h ngày thứ 4 (22/6), mang đến những trải nghiệm đầy đủ cùng nhiều ưu đãi chào mừng tân thủ vô cùng hấp dẫn.
Một số hình ảnh trong game:
Chơi ngay Thục Sơn Vô Song tại http://ts.360game.vn/
Fanpage Thục Sơn Vô Song https://www.facebook.com/ts.360game.vn
Kun
" alt=""/>Thục Sơn Vô Song ra mắt phiên bản thử nghiệm trên diện rộngKhi còn ở Apple, ông Hillman bắt đầu với vị trí nhà thiết kế chính trên iMac sau đó đã trải qua nhiều công việc khác trước khi chịu trách nhiệm về thiết kế của các máy tính để bàn nói chung, theo thông tin trên Bloomberg. Trước khi gia nhập Oculus, ông Hillman còn giữ vị trí Phó Giám đốc của một startup xe tự lái có tên Zoox.
Oculus nổi tiếng với Rift, một trong những thiết bị thực tế ảo (VR) đầu tiên dành cho khách hàng thông thường. Công ty này cũng sản xuất các thiết bị Gear VR dành riêng cho điện thoại thông minh Samsung.
" alt=""/>Thêm một nhân sự từng rất quan trọng với Apple bị Facebook “câu mất”Chiều nay, ngày 23/3/2017, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT phối hợp cùng Cơ quan chiến lược và sẵn sàng ứng phó sự cố ATTT quốc gia Nhật Bản (NISC) tổ chức hội thảo Hợp tác quốc tế về nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT.
Đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ đã được đề ra tại “Đề án tuyên tuyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT đến năm 2020”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 893 ngày 19/6/2015.
Có sự tham gia của các chuyên gia đến từ NISC và đại diện một số bộ, ngành trung ương, Sở TT&TT một số tỉnh, thành phố; đại diện các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực TT&TT, tại hội thảo các đại biểu đã chia sẻ, trao đổi về kinh nghiệm, phương pháp nâng cao nhận thức về ATTT tại Nhật Bản và các biện pháp để tăng cường đảm bảo ATTT trong các cơ quan nhà nước.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, an toàn thông tin đang là vấn đề rất nóng. “Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông, CNTT và gia tăng ứng dụng CNTT, xã hội ngày càng phụ thuộc vào viễn thông, CNTT. Bên cạnh đó là xu thế gia tăng các thiết bị IoT. Đặc biệt là thời gian tới khi Việt Nam đẩy mạnh xây dựng các thành phố thông minh, nguy cơ mất an toàn thông tin sẽ ngày càng cao”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng cũng cho biết, thực tiễn đảm bảo ATTT thời gian qua cho thấy, nhận thức, nguồn nhân lực, quy trình và trang thiết bị liên quan đến ATTT là 4 yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng mạnh đến công tác ATTT. Trong đó, 3 yếu tố đầu gồm nhận thức, nhân lực và quy trình đều gắn chặt đến con người.
Nhấn mạnh quan điểm không quá đặt nặng vai trò của yếu tố trang thiết bị, Thứ trưởng lý giải: “Với tốc độ phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ hiện nay, có thể nói không có trang thiết bị nào dù hiện đại đến đâu có thể đảm bảo chúng ta an toàn. Với điều kiện của Việt Nam, con người vẫn là yếu tố quyết định, đầu tư vào con người là đầu tư đúng hướng trong vấn đề ATTT”.
Theo Thứ trưởng, thực tiễn thời gian gần đây cũng cho thấy, chính những yếu tố liên quan đến con người đang là vấn đề rất nóng liên quan đến đảm bảo ATTT ở nước ta. Đặc biệt, qua một số sự cố mất ATTT thời gian vừa qua, có thể thấy rằng, vấn đề mất ATTT xảy ra với những lỗi rất sơ đẳng, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người cũng như nhận thức.
Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng cho rằng, việc tổ chức hội thảo với hội thảo về nâng cao nhân thức và trách nhiệm về ATTT với sự tham dự của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đặc biệt là sự tham gia của các chuyên gia đến từ NISC của Nhật Bản - quốc gia nổi tiếng về ý thức tổ chức kỷ luật, tính chuyên nghiệp cũng như ý thức cộng đồng, là điều kiện để các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi rất nhiều từ các chuyên gia Nhật về những thực tiễn đảm bảo ATTT; về việc làm thế nào để tăng cường nhận thức trên toàn xã hội về ATTT cũng như làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ATTT, xây dựng các quy trình chuẩn để ứng phó với các vấn đề ATTT.
Nhấn mạnh học sinh, sinh viên là một trong những đối tượng hết sức quan trọng trong kỷ nguyên viễn thông, CNTT - kỷ nguyên số, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng mong muốn thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ TT&TT để làm thế nào một mặt tăng cường nhận thức nhưng mặt khác cũng tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các chuyên gia, các cán bộ giỏi về CNTT và ATTT cho đất nước trong thời gian tới.
" alt=""/>Bộ GD&ĐT: Học sinh, sinh viên còn mơ hồ về an toàn thông tin