Trong tập phát sóng “Vua tiếng Việt” hôm 22/3 có chủ đề “Cháy”, anh Tạ Văn Quân (32 tuổi, Hải Dương, giáo viên) đã xuất sắc vượt qua ba đối thủ - một mình tiến vào vòng cuối Soán ngôi.
Tại vòng này, người chơi Tạ Văn Quân có 60 giây thực hiện thử thách giải nghĩa trò chơi ô chữ để tìm từ hàng dọc có nghĩa. Phía “Vua tiếng Việt” đưa ra sáu chữ cái có sẵn và bốn câu hỏi tương ứng với bốn cột ô chữ.
Anh Quân có vẻ khá lung túng ở phần thi này, nên đã không trả lời hết được các dãy từ.
Ở ô đầu tiên, gợi ý từ chương trình gồm hai chữ “E”, “Ò”, từ cần tìm mang phương ngữ, khẩu ngữ ô tô ca. Người chơi đưa ra đáp án “Xe bò”. Tuy nhiên câu trả lời đúng chương trình đưa ra là “Xe đò”.
Ở ô số hai, gợi ý từ chương trình gồm chữ “M”, từ cần tìm mang nghĩa nơi tập trung khoáng sản với trữ lượng lớn. Người đưa ra đáp án “Mỏ” - đúng với đáp án của chương trình đưa ra.
Tuy nhiên, ở ô số ba và bốn, người chơi không trả lời được câu hỏi và từ khóa chương trình đưa ra nên phải ra về.
MC Xuân Bắc chia sẻ rằng, từ khi phát sóng mùa 3, “Vua tiếng Việt” chưa tìm ra chủ nhân ngai vàng nên anh cũng như chương trình vẫn đang rất mong tìm được chủ nhân Soán ngôi.
Trong tập 5 lên sóng hôm nay, MC Xuân Bắc tiết lộ 4 người chơi rất tự tin với 4 tính cách khác nhau nhưng đều có khả năng “ho ra thơ, thở ra văn” - không khiến khán giả thất vọng, xứng đáng là “kỳ phùng địch thủ của nhau”.
Chủ đề đưa ra trong tập này cũng như trong mùa 3 luôn gần gũi đối với đời sống của người Việt. Các chủ đề không khó nhưng yêu cầu người chơi phải nhạy bén, linh hoạt, đặc biệt phải đưa ra đáp án chính xác trong thời gian ngắn.
Tại vòng 1, “Vua tiếng Việt” hé lộ một từ khóa dài “m/m/i/à/r/T/C/h” khiến người chơi “đau đầu” để đưa ra đáp án đúng.
Sự đối đầu giữa các người chơi tại các vòng thi khiến họ khá căng thẳng nhưng không vì thế làm giảm đi sự kịch tính, họ không chỉ khiến khán giả say mê mà ngay cả đến MC Xuân Bắc cũng phải nể phục bởi sự nhanh nhạy này.
“Vua tiếng Việt” mùa 3 có những đổi mới về luật chơi nhưng chương trình không làm giảm đi sự kịch tính mà còn thể hiện được sự thú vị, cho thấy sự sáng tạo của các thí sinh. Sự bỡ ngỡ ban đầu đã được thay thế bằng sự quyết tâm, đem tới những cuộc đối đầu hấp dẫn.
MC Xuân Bắc mách nhỏ người chơi một mẹo rằng: “Cứ hồn nhiên mà chơi thôi, lên đây không cần tinh thần thắng thua gì cả. Bởi vì càng với tinh thần thắng thua thì càng tạo sức ép chính mình. Hãy vui lên, hãy thoải mái coi như đây là một cuộc trao đổi, một cuộc nói chuyện, một cuộc thử sức về vốn tiếng Việt, về cách sử dụng tiếng Việt”.
Đón xem chi tiết chương trình “Vua tiếng Việt”, được phát sóng lúc 20h30 tối thứ Sáu hàng tuần trên kênh VTV3.
Mọi thông tin chi tiết tham khảo thêm tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/TVAd01
"Vua tiếng Việt" mùa 3 có thay đổi về Luật chơi. Cụ thể, một cuộc thi có 4 vòng, có 4 người chơi. Mỗi một cuộc có một chủ đề khác nhau. - Vòng 1: 4 người chơi, mỗi người có 1 gói câu hỏi và 90 giây. Đến lượt ai, 90 giây đếm ngược, người chơi lần lượt trả lời các câu hỏi trong gói của mình. Trả lời xong câu nào thì hiện đáp án câu đó. Sau vòng này sẽ có 1 người bị loại, 3 người lọt vào vòng 2. - Vòng 2: 3 người chơi, mỗi người có 2 từ, mỗi từ có 60 giây để giải nghĩa. Hai người chơi còn lại bấm chuông để giành quyền trả lời. Trả lời đúng trong 15 giây đầu tiên được 4 điểm, cứ mỗi 15 giây số điểm giảm bớt 1. Sau vòng này, một người bị loại, 2 người sẽ lọt và vòng trong. Vòng 3: Gồm 2 người chơi. Có 9 câu hỏi là 9 chuỗi từ, mỗi chuỗi có 30 giây để bấm chuông giành quyền trả lời. Trả lời đúng thì hiện đáp án. Sau vòng này, 1 người bị loại, 1 người cuối cùng lọt vào vòng cuối. Vòng 4: Có 3 câu hỏi Câu hỏi 1: bảng 4x4, 60 giây Câu hỏi 2: bảng 5x5, 75 giây Câu hỏi 3: bảng 6x6, 90 giây Nếu người chơi thắng vòng 4, lên ngôi Vua. Nhưng nếu muốn giữ vững ngôi Vua của mình, người chơi này cần thách đấu những người thắng cuộc các tập tiếp theo. Người chiến thắng và giữ ngôi Vua liên tiếp trong vòng 4 số liền sẽ có thể nhận tiền thưởng lên đến 320 triệu đồng. |
Bích Đào
" alt=""/>Vua tiếng Việt tập 5: Người chơi khiến khán giả bất ngờĐại biểu Bùi Ngọc Chương (đoàn Cà Mau) hiểu rằng việc điều chỉnh này nhằm mục đích tránh sử dụng lãng phí ngân sách nhà nước và điều tiết hiện trạng nhiều học sinh, sinh viên vào trường sư phạm dẫn đến tình trạng thừa cục bộ giáo viên.
Nhưng hệ lụy sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm thì xử lý như thế nào về việc trả khoản vay này? Nhất là những trường hợp gia cảnh đã khó khăn rồi lại vay tiền để đi học, học xong không tìm được việc làm thì gánh lại càng nặng thêm.
Đại biểu Bùi Ngọc Chương. Ảnh: Minh Đạt |
Đại biểu Hứa Thị Hà (đoàn Tuyên Quang) nói rằng, một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp sư phạm nhưng không có cơ hội được tuyển dụng vào ngành giáo dục chứ không phải họ không có nguyện vọng. Vì vậy, điều quan trọng là cần tổ chức công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ. Hơn nữa, thay đổi này có thể làm giảm sức hấp dẫn, khó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục trong thời gian tới.
Thống nhất quan điểm tiếp tục ưu đãi và hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên ngành sư phạm và đồng ý lập luận chuyển hình thức miễn học phí sang cấp tín dụng để tránh lãng phí ngân sách, đại biểu Nguyễn Kim Tuyến (đoàn Tiền Giang) còn khá băn khoăn về tính công bằng của chính sách tín dụng này.
"Xin làm phép so sánh, có 2 sinh viên cùng vay vốn,một em sau khi tốt nghiệp xin được việc làm trong ngành, phục vụ cho ngành đủ thời gian theo quy định và không phải hoàn trả khoản vay này. Còn em còn lại không xin được việc làm trong ngành giáo dục, buộc lòng phải làm các việc khá... mà không thể phục vụ đủ thời gian trong ngành theo quy định thì cuộc sống lại khó khăn và phải chật vật kiếm tiền để trả khoản vay tín dụng này. Vô hình trung, việc trả khoản vay này như một chế tài đối với người không làm việc trong ngành giáo dục hoặc làm không đủ thời gian”.
Do đó, đại biểu Hà đề nghị ban soạn thảo cũng cần cân nhắc lại hình thức hỗ trợ bằng tín dụng sư phạm, nhất là khi hiện nay chưa thể đảm bảo được tốt nhất việc làm cho sinh viên của sư phạm. Việc không thể làm trong ngành giáo dục cũng là vấn đề khách quan, nằm ngoài mong muốn của sinh viên tốt nghiệp.
Đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) thẳng thắn: "Ưu tiên sinh viên sư phạm bằng cách miễn học phí không phải là bản chất của vấn đề. Còn dự kiến như trong dự thảo là công bằng".
“Tỷ lệ sinh viên học chính các trường ĐH sư phạm ra trường chưa có việc làm còn rất lớn. Bây giờ nếu đặt vấn đề vay tín dụng nhưng ra không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập và không thể trả khoản vay tín dụng. Không trả khoản vay tín dụng thì nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao; như vậy ai xử lý trả khoản tiền này cho các ngân hàng? Thứ hai, số sinh viên ra trường có việc làm, có thu nhập lại được miễn giảm. Như thế hết sức mâu thuẫn”. Do đó, vị này đề nghị việc vay tín dụng này cần xem lại, thay vào đó là chính sách học bổng, thắt chặt chất lượng đầu ra của sinh viên, tạo việc làm cho sinh viên sư phạm.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) đồng ý miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm bằng chính sách tín dụng và đề nghị Ban soạn thảo "phải tính toán chặt chẽ chỉ tiêu đào tạo mới, ưu tiên ngân sách cho những trường sư phạm có chất lượng đào tạo tốt, uy tín và tạo cơ chế để bố trí việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường".
Theo dõi các thảo luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Chúng tôi cũng đã chỉ đạo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm theo hướng tập trung vào một số trường có điều kiện tốt để nâng cao chất lượng đào tạo, còn sinh viên vào thì theo hướng là xác định nhu cầu sử dụng ở các địa phương theo chương trình sách giáo khoa mới và gắn với đào tạo để từng bước đào tạo gắn với sử dụng. Chỉ khi nào học sinh vào trường sư phạm đã biết được ra trường có việc làm, lúc đó sức thu hút học sinh giỏi mới cao".
Ông Nhạ cũng nói thêm rằng, tín dụng sư phạm là một giải pháp tài chính, chứ không phải yếu tố quyết định để thu hút người giỏi vào học sư phạm.
"Tôi thấy có ý kiến của đại biểu nói rằng phải có một quỹ học bổng mà cấp học bổng cho những sinh viên giỏi vào sư phạm và đảm bảo đầu ra, đấy mới là căn cơ về tài chính. Chúng tôi tiếp thu việc này tham mưu tiếp" - người đứng đầu ngành giáo dục cho hay.
Thanh Hùng
" alt=""/>Học xong sư phạm không tìm được việc, lấy tiền đâu để trả?Năm 2015
Xem chi tiết đề thi (mã đề 159) tại đây.
Xem chi tiết đáp án tất cả các mã đề tại đây.
Năm 2016
Xem chi tiết đề thi (mã đề 147) tại đây.
Xem chi tiết đáp án tất cả các mã đề tại đây.
Năm 2017
Xem chi tiết đề thi (mã đề 201) tại đây.
Xem chi tiết đáp án tất cả các mã đề tại đây.
Năm 2018
Xem chi tiết đề thi (mã đề 201) tại đây.
Xem chi tiết đáp án tất cả các mã đề tại đây.
Năm 2019
Xem chi tiết đề thi (mã đề 218) tại đây.
Xem chi tiết đáp án tất cả các mã đề tại đây.
Ngân Anh (tổng hợp)
- Chiều 7/5, Bộ GD-ĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Dưới đây là đề thi tham khảo môn Ngữ văn.
" alt=""/>Chi tiết đề thi, đáp án môn Sinh học thi THPT quốc gia từ năm 2015