Ngoài ra, hình ảnh, các sản phẩm của HAGL không có sự xuất hiện cùng lúc với nhà tài trợ chính của V-League, được giới thiệu bên ngoài sân Pleiku hoặc ở một phòng riêng.
Với việc HAGL xuống nước, VPF cũng không muốn làm căng. Sau khi được nhà tài trợ chính Sâm Ngọc Linh Kon Tum đồng ý, VPF chấp thuận các đề xuất của HAGL liên quan tới vấn đề quảng bá thương hiệu nhà tài trợ.
Như vậy, cuộc chiến giữa VPF và HAGL coi như khép lại, dù vụ việc có thời điểm trở nên rất căng thẳng, có thể phải ra tòa để giải quyết.
Có thể hiểu vì sao bầu Đức và HAGL lại quyết định xuống nước vào phút chót, bởi nếu làm căng, họ sẽ mất rất nhiều. Cần biết rằng HAGL nhận được số tiền lớn từ đối tác. Đây cũng là lý do mà đội bóng phố Núi không ký tiếp hợp đồng với nhà tài trợ cũ, cũng là một thương hiệu nước tăng lực từ Thái Lan. Có thông tin cho biết, đội bóng phố Núi được tài trợ khoảng 40 tỷ đồng từ nhà tài trợ mới. Con số này vô cùng quý trong thời điểm kinh tế khó khăn, HAGL và nhiều đội bóng phải vật lộn với bài toán tài chính.
Trong khi đó, trường hợpHAGLkhông được quảng bá hình ảnh của nhà tài trợ hoặc bỏ giải, đội bóng này vi phạm hợp đồng. Ngoài việc HAGL không được nhận tài trợ số tiền rất lớn trên, mà còn phải đền bù thiệt hại cho đối tác. Đó là chưa kể số "tiền hụt" sau khi chia tay nhà tài trợ cũ, vì thực tế đội bóng phố Núi đã nhận được đề nghị tiếp tục hợp tác trước khi chuyển sang đối tác mới.
Tóm lại, nếu cứ tiếp tục đấu với VPF, HAGL có thể thua và sau đó mất rất nhiều, không chỉ là tiền bạc mà còn là uy tín với đối tác. Ngoài ra, với hơn 20 năm gắn bóng với bóng đá Việt Nam, giá trị của bầu Đức và HAGL nằm ở sự bền bỉ, đeo đuổi với bóng đá, bất chấp vất vả, khó khăn tài chính.
Vì vậy nếu tiếp tục căng thẳng với VPF và xấu nhất là bỏ giải, đó là viễn cảnh mà một người say bóng đá như bầu Đức không bao giờ muốn vấp phải.
Khi tài chính và rắc rối ngoài sân cỏ đã ổn thoả, giờ là lúc HAGL phải chứng mình bằng thành tích sân cỏ chứ không phải là câu chuyện "đá cho vui" như bao mùa bóng qua.
" alt=""/>Vì sao bầu Đức và HAGL xuống nước vụ 'đụng' tài trợ VPF?Nhằm bảo đảm thuận lợi nhất cho học sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn giữ ổn định các quy định tuyển sinh vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng như năm học 2021-2022.
Cụ thể, đối tượng dự tuyển là học sinh đã tốt nghiệp THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn TP Hà Nội năm học 2022-2023.
Điều kiện dự tuyển là học sinh hoặc cha (mẹ) học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; đúng độ tuổi; đã tốt nghiệp THCS; có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn Toán, Vật lý, Hóa học từ 8 trở lên; điểm trung bình cả năm lớp 9 môn tiếng Anh từ 8,5 trở lên; điểm trung bình cả năm lớp 9 môn Ngữ văn từ 6,5 trở lên.
Phương thức tuyển sinh cũng được giữ ổn định như năm học 2021-2022, học sinh dự thi đủ các bài thi của 2 vòng thi.
Vòng 1, học sinh dự thi các bài thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2022-2023 (diễn ra vào ngày 18 và 19/6/2022). Riêng học sinh thuộc diện tuyển thẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 3/5/2019 của Bộ GD-ĐT không phải dự thi vòng 1.
Vòng 2 (dự kiến diễn ra vào ngày 29 và 30/6/2022), học sinh thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc. Theo đó, học sinh thi 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học bằng Tiếng Anh; viết luận môn Tiếng Anh; thi nói môn Tiếng Anh.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, các mốc thời gian học sinh xác nhận nhập học, nộp hồ sơ nhập học của học sinh trúng tuyển chương trình đào tạo song bằng tú tài được thực hiện như với các học sinh trúng tuyển vào các trường THPT công lập không chuyên năm học 2022-2023.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, học sinh và phụ huynh cũng hoàn toàn yên tâm vì nguyện vọng của học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài là nguyện vọng độc lập, không ảnh hưởng đến nguyện vọng đăng ký tuyển sinh vào các trường THPT chuyên và THPT không chuyên.
Thanh Hùng
Politico lưu ý, các quan chức cấp cao của Mỹ nhận định sẽ không có bất kỳ thay đổi chính sách đáng kể nào từ Tehran. Tuy nhiên, khi tin tức về vụ rơi trực thăng chở tổng thống, ngoại trưởng và một số quan chức khác của Iran khác được loan báo, họ “đã dành cả ngày hồi hộp chờ đợi thông tin cập nhật” về sự cố và xem liệu Tehran có cáo buộc Israel hay Mỹ phá hoại máy bay hay không.
Một quan chức giấu tên tiết lộ, “trong một khoảng thời gian, việc đặt câu hỏi 'Đây có phải cách Thế chiến thứ ba bắt đầu không?’ thậm chí không phải là điều điên rồ”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tuyên bố đất nước của ông không liên quan gì đến tai nạn ở tây bắc Iran. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh, bất chấp mối quan hệ cực kỳ căng thẳng với quốc gia Hồi giáo, Washington đã gửi lời chia buồn chính thức đến Tehran.
"Chính phủ Iran đã yêu cầu chúng tôi hỗ trợ. Chúng tôi nói sẵn sàng làm như vậy, như cách Mỹ đáp lại bất kỳ chính phủ nào trong tình huống này. Tuy nhiên, chủ yếu vì lí do hậu cần, chúng tôi đã không thể cung cấp sự hỗ trợ đó", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết thêm hôm 20/5.
Một quan chức Israel giấu tên cũng quả quyết với hãng tin Reuters rằng nước này không dính líu đến vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran. Song, Avigdor Liberman, Chủ tịch đảng đối lập Israel Yisrael Beytenu, tuyên bố Tel Aviv “sẽ không rơi nước mắt” trước cái chết của ông Raisi.
Căng thẳng giữa Israel và Iran, hai nước “không đội trời chung” suốt nhiều thập kỷ, đã leo thang vào tháng trước khi Tehran cáo buộc Tel Aviv sát hại một số tướng lính cấp cao của quân đội Iran trong một cuộc tấn công vào đại sứ quán nước này ở Syria. Đêm 13/4, Iran đã tiến hành một cuộc tấn công trả đũa quy mô lớn vào Israel với sự tham gia của hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) cảm tử.
Chỉ vài ngày sau, vào sáng sớm 19/4, Israel đã phóng một số lượng nhỏ tên lửa và UAV vào lãnh thổ Iran. Tuy nhiên, Tehran đã hạ thấp vụ việc và không phản ứng nhanh chóng, mạnh mẽ như cảnh báo trước đó.