
Theo thông tin từ khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
Rối loạn cươngrất thường gặp, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như sự tự tin của cánh mày râu. Trên thực tế, khả năng cương cứng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố ngoại cảnh và thường ít liên quan đến tổn thương thực thể.
Những thời điểm đàn ông dễ bị rối loạn cương dương
- Sau cuộc nhậu: Nghiên cứu chỉ ra rằng, rối loạn cương thường xảy ra sau khi tiêu thụ lượng lớn đồ uống có cồn. Đặc biệt các rối loạn hoạt động tình dục dạng này thường xảy ra ở những nam giới uống nhiều hơn 3 lần/tuần.
- Trước các sự kiện quan trọng: Tình trạng stress kéo dài gây ra bởi áp lực công việc có thể dẫn đến hoạt động quá mức hệ thần kinh giao cảm, giải phóng các chất ức chế hormone dẫn đến rối loạn cương.
- Chuẩn bị sinh con: Tỷ lệ rối loạn cương thường tăng rất cao ở những cặp đôi vô sinh. Áp lực có con dẫn đến giảm xúc cảm, tạo ra sự nhàm chán khi quan hệ tình dục và là nguyên nhân chính dẫn tới rối loạn cương dương.
- Lần đầu có con: Rối loạn giấc ngủ dẫn đến sự kiệt quệ cả về mặt thể chất cũng như tinh thần trong quá trình nuôi dậy trẻ là nguyên nhân chính dẫn tới rối loạn cương trong giai đoạn này.
- Khi bắt đầu mối quan hệ mới: Phần lớn rối loạn cương ở người trẻ thường diễn ra sau khi bắt đầu có đối tác mới. Mong muốn thể hiện tốt trước mặt đối tác dẫn đến lo lắng quá mức và có thể trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn cương.
Trong những hoàn cảnh trên, đàn ông thường bị rối loạn cương dương, nhưng đây chỉ là những rối loạn tạm thời chứ không phải do một bệnh lý gây tổn thương thực sự. Khi các hoàn cảnh đó không còn tồn tại, thì vấn đề rối loạn cương cơ bản được giải quyết. Vì vậy, các quý ông cần biết những kiến thức này để không hoang mang và suy sụp nếu ở trong các hoàn cảnh như trên.
Theo PGS Doanh, ung thư dalà loại ung thư thường gặp, có 3 loại thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư hắc tố.
Một nghiên cứu của bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương trong 6 năm (từ 2017-2022) cho thấy có 1.133 bệnh nhân ung thư da điều trị nội trú tại cơ sở y tế này. Gần 70% trong số đó là bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy (riêng 3 năm 2020-2022 có 407 ca). Theo các bác sĩ, loại ung thư này có xu hướng trẻ hóa.
Đáng nói, theo ông Doanh, hơn 50% bệnh nhân ung thư da khi được chẩn đoán, phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn. Trong khi đó, ung thư da được phát hiện sớm thường lành tính, nếu điều trị kịp thời, khả năng khỏi rất cao kể cả với ung thư tế bào hắc tố, loại rất ác tính, khả năng sống trên 5 năm sau điều trị là trên 80%.
Vì sao ung thư da thường được phát hiện muộn?
Về vấn đề này, theo ông Doanh có 3 điểm quan trọng:
Thứ nhất, không ít người có tổn thương mãn tính kéo dài rồi mới đi khám. Các thầy thuốc từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân ung thư tế bào đáy hay tế bào vảy, tổn thương đã phá vỡ vùng da, xâm lấn sâu vào bờ mi, tai, môi, mũi, thậm chí vào gần xương, xương sọ, màng não...
"Bệnh nhân buộc phải phẫu thuật cắt tổ chức ung thư trên toàn bộ môi, khoét bên cánh mũi... và phục hồi chức năng, tạo hình thẩm mỹ. Có bệnh nhân ung thư dương vật phải cắt cụt", ông Doanh nói.
Thứ hai, nhiều bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu bất thường trên da, thay vì đến viện chuyên khoa da liễu/ung thư khám, lại nghe mách nhau bôi thuốc lá, khiến tổn thương biến dạng, loét, chảy dịch…
Thứ ba, tổn thương và tiến triển ung thư da âm thầm, kéo dài có khi vài năm, khiến bệnh nhân chủ quan vì không thấy bệnh ảnh hưởng sức khỏe.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay không chỉ bệnh nhân vùng sâu, vùng xa mà cả bệnh nhân ở Hà Nội cũng rất chủ quan.
"Điều này thường xảy ra ở tổn thương trước đây lành tính, đến khi tiến triển, bệnh nhân không nhận biết dấu hiệu ung thư hóa, cho rằng đó là tổn thương từ lâu nên đến viện muộn", bác sĩ Sơn cho biết.
Ngoài ra, gần đây, bác sĩ Sơn tiếp nhận bệnh nhân dù đã đi khám sớm nhưng vẫn phát hiện ung thư da giai đoạn muộn do "đi vòng" quá nhiều nơi. "Bệnh nhân không có triệu chứng điển hình của ung thư da, dẫn tới chẩn đoán nhầm, phác đồ điều trị không đúng", ông nói.
Tổn thương ung thư da thường xuất hiện ở đâu?
Ung thư da phát triển chủ yếu trên các vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gồm da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay, chân. Tổn thương cũng có thể hình thành trên lòng bàn tay, bên dưới móng tay/móng chân, vùng sinh dục.
Với ung thư tế bào đáy, loại hay gặp nhất, dấu hiệu gồm:
- Tổn thương tăng sắc tố, bóng ở trung tâm, lõm ở giữa, bờ có thể có sẩn ngọc màu trong mờ
- Tổn thương giống như vết sẹo phẳng, giống màu da hoặc màu nâu hoặc các đốm sắc tố
- Tổn thướng giống vết loét chảy máu hoặc đóng vảy, có thể tái diễn nhiều lần.
Dấu hiệu ung thư hắc tố, loại ác tính nhất:
- Mảng màu nâu lớn với các đốm sẫm màu hơn
- Dạng nốt ruồi thay đổi về màu sắc, kích thước hoặc cảm giác hoặc chảy máu
- Tổn thương nhỏ với đường viền không đều và xuất hiện màu đỏ, hồng, trắng, xanh lam hoặc xanh đen
- Tổn thương tăng sắc tố có cảm giác đau ngứa
- Các tổn thương sẫm màu trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay hoặc ngón chân.