Diễn viên Thương Tín thắp hương, tưởng nhớ đàn anh.
Với giọng điệu buồn bã, nghệ sĩ Thương Tín kể lại ông hay tin đàn anh mất vào sáng 4/1. “Tôi được một người quen báo tin anh Chánh Tín mất mà không thể tin nổi, hụt hẫng vô cùng. Nếu anh ấy qua đời vì bệnh tật thì còn đỡ, đằng này đang khỏe mạnh bình thường. Nhưng thôi, anh ra đi thanh thản cũng là điều may mắn cho bản thân và gia đình”, nghệ sĩ chia sẻ.
Cũng theo lời kể của diễn viên Thương Tín, cách đây vài tuần, ông gặp đàn anh tại tiệc sinh nhật của ca sĩ Long Nhật. Khi đó, cố nghệ sĩ vẫn mạnh khỏe, nói cười vui vẻ và tham gia biểu diễn một số ca khúc trên sân khấu. Hai nghệ sĩ gạo cội thậm chí còn ngồi ôn lại những kỷ niệm lúc cùng nhau tham gia Ván bài lật ngửa vào những năm đầu thập niên 1980.
“Ván bài lật ngửa là bộ phim mà hai anh em tôi đóng cùng nhau. Có quá nhiều kỷ niệm không thể nào nhớ hết trong quá trình quay phim. Khổ cực, vất vả, nhưng vô cùng vui vẻ. Đó là thời tuổi trẻ hết mình vì nghệ thuật, chỉ nghĩ đến việc cống hiến cho khán giả những vai diễn hay mà không quan tâm nhiều về tiền bạc”, ông chia sẻ.
Trong phim, cố nghệ sĩ Chánh Tín vào vai Nguyễn Thành Luân - một điệp viên tình báo được cài vào hoạt động trong lòng địch ở Sài Gòn trước ngày đất nước thống nhất.
Còn Thương Tín đóng vai phụ - thiếu tá Lê Như Vọng. Sau khi Ván bài lật ngửa ra mắt khán giả, tên tuổi của hai nghệ sĩ Chánh Tín - Thương Tín trở nên vô cùng nổi tiếng.
“Anh Tín là người có tài năng diễn xuất hơn người, khó ai thay thế được. Trước đó, anh theo học tại Đại học Luật, không trải qua đào tạo bài bản tại trường Điện ảnh. Nhưng khả năng nhớ thoại, lột tả tâm lý nhân vật của anh khiến đàn em ngưỡng mộ. Chúng tôi tên giống nhau nên thường được khán giả so sánh. Tuy nhiên, về phong cách sống và diễn xuất, cả hai khác nhau hoàn toàn. Nếu anh Tín đào hoa, thì tôi lại phong trần, bụi bặm”, nghệ sĩ Thương Tín bộc bạch.
![]() |
Diễn viên Thương Tín chia buồn cùng ca sĩ Bích Trâm - vợ cố nghệ sĩ Chánh Tín. |
Nghệ sĩ gạo cội kể lại sau khi bộ phim kết thúc, ông và Chánh Tín không có cơ duyên hợp tác chung trong bộ phim nào nữa. Song, nghệ sĩ Thương Tín vẫn luôn theo dõi và ủng hộ đàn anh.
“Khi anh Tín mở quán nhậu, tôi thường xuyên đến ủng hộ. Anh ấy là người có chí và không ngại khó, ngại khổ, làm đủ nghề để nuôi sống gia đình. Trải qua nhiều biến cố, cuối cùng, anh đã ra đi nhẹ nhàng và thanh thản”, ông phát biểu.
Trước khi ra về, diễn viên Thương Tín còn nhiều lần ngoái lại nhìn di ảnh của đàn anh. Ông cũng dành những cái ôm động viên, chia sẻ tới bà Bích Trâm và con gái Bích Uyên của cố nghệ sĩ.
(Theo Zing)
– Trước khi mất, nam diễn viên có những chia sẻ xúc động về vợ - ca sĩ Bích Trâm trong một bài viết trên trang cá nhân. Suốt 46 năm qua, bà cũng là người đồng hành cùng ông ở những thời điểm thăng trầm cuộc sống.
" alt=""/>Nghệ sĩ Thương Tín: ‘Chánh Tín hào hoa, tôi phong trần, bụi bặm’Nhóm nghiên cứu đã nâng cấp headset Meta Quest 2 với một loạt các đầu dò siêu âm tập trung vào phần miệng của người dùng. Các đầu dò ngoài việc chỉ mô phỏng một cú chạm nhẹ nhàng, còn được sử dụng để mang lại những cảm giác như cảm thấy mạng nhện trên da, gió thổi qua mặt khi chạy bộ, hay thậm chí là trải nghiệm ăn uống ảo.
Hầu hết các thiết bị thực tế ảo trên thị trường hiện nay đều bỏ qua các trải nghiệm liên quan đến vị giác, khứu giác và xúc giác, thay vào đó tập trung vào hình ảnh và âm thanh. Tuy điều đó giúp trải nghiệm VR hấp dẫn hơn so với nhiều thập kỷ trước, nhưng không đủ đánh lừa bộ não để mang lại những cảm giác siêu chân thực. Trong năm năm trở lại đây đã có rất nhiều công nghệ VR được ra đời để đem lại những trải nghiệm mà người dùng trước đây nghĩ sẽ chỉ có trong phim.
Một phát minh khác từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo cho phép trải nghiệm nhai vật lý trong thực tế ảo. Dòng điện cực nhỏ từ thiết bị khiến cơ hàm co lại, cảm giác tương tự như khi nhai thức ăn đặc, hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm ăn uống ảo vô cùng thú vị trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Singapore tuyên bố họ sẽ sớm cung cấp cho những người đam mê ẩm thực ảo một công cụ cho phép nếm thử món ăn xuất hiện trên màn hình. Thiết bị này dựa trên sự thay đổi nhiệt độ trên đầu lưỡi, khôi phục lại hương vị của thức ăn ngọt. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nhờ phát minh của họ, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người hy vọng duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh vẫn có thể thưởng thức những món ăn ngọt.
Công ty khởi nghiệp OVR Technology cũng mang lại ý tưởng đột phá khi mang lại công nghệ mùi hương cho thực tế ảo. Một thiết bị có tên ION, chứa các lọ có mùi hương khác nhau, được gắn vào headset VR. Khi người dùng tương tác với một đối tượng trong thực tế ảo được kết nối với một trong những mùi hương đó - chẳng hạn như hoa hồng - một điện tích cực nhỏ sẽ giải phóng hương thơm phù hợp. Giám đốc điều hành OVR Aaron Wisniewski cho biết: “Mùi là yếu tố có thể tạo ra trải nghiệm thực sự của con người trong thực tế ảo”.
Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Thụy Sĩ Lausanne đã phát minh ra một loại thiết bị đeo da nhân tạo siêu mỏng, có độ dày dưới 500 mm, trang bị các thiết bị truyền động khí nén, có thể tự biến dạng và thích ứng với chuyển động cơ thể, cho phép người dùng chạm và cảm nhận mọi thứ trong thực tế ảo giống hệt như ngoài đời thật mà không cần chế độ rung điện tử.
Hương Dung(Tổng hợp)
" alt=""/>Công nghệ VR giúp các cặp tình nhân ‘hôn môi xa’Sống: 1162 - 1227
Nơi ở: Mông Cổ
Tài sản: Nhiều đất đai
Không nghi ngờ gì về việc Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà lãnh đạo quân sự thành công nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, theo các học giả, mặc dù rất quyền lực nhưng ông chưa bao giờ tích trữ của cải. Ngược lại, sự hào phóng lại là thứ làm nên tầm ảnh hưởng của ông. Ông chia sẻ chiến lợi phẩm cho các binh sĩ và tướng lĩnh.
Khi một khu vực bị chinh phục, các chiến lợi phẩm mang về được chia cho tướng lĩnh, binh sĩ và gia đình họ. Thành Cát Tư Hãn cũng nhận được một phần chiến lợi phẩm, nhưng hầu như số đó không giúp ông giàu có. Ông không xây dựng cung điện cho bản thân hay gia đình, không xây lăng tẩm, đền thờ, thậm chí là không xây cả một ngôi nhà. Ông sinh ra trong một cái lán làm bằng gỗ và cũng ra đi trong đó. Lúc chết, thi thể ông được bọc bằng vải dạ giống như những người bình thường thời kỳ đó, rồi chôn cất.
9. Bill Gates
![]() |
Sống: 1955 – bây giờ
Nơi ở: Mỹ
Tài sản: 78,9 tỷ USD
Là người giàu nhất mọi thời đại vẫn còn đang sống, tài sản của Bill Gates có thể dễ dàng định lượng. Tính tới năm 2015, Forbes ước tính tài sản ròng của người sáng lập Microsoft đạt mốc 78,9 tỷ USD – cao hơn người giàu thứ 2 thế giới hiện tại – Amancio Ortega khoảng 8 tỷ USD.
8. Alan Rufus
![]() |
Sống: 1040 – 1093
Nơi ở: Anh
Tài sản: 194 tỷ USD
Là cháu trai của William I, Rufus đã cùng bác chinh phục Norman. Ông qua đời để lại 11.000 bảng Anh – chiếm 7% GDP của Anh lúc bấy giờ. Tài sản này ước tính lên tới 194 tỷ USD vào năm 2014.
7. John D. Rockefeller
![]() |
Sống: 1839 – 1937
Nơi ở: Mỹ
Tài sản: 341 tỷ USD
Rockerfeller bắt đầu đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí vào năm 1863 và tới năm 1880 công ty dầu khó Standard Oil của ông kiểm soát 90% sản lượng dầu của nước Mỹ.
Cáo phó của ông trên tờ New York Times có viết, Rockerfeller sở hữu số tài sản lên tới 1,5 tỷ USD dựa vào tờ khai thuế liên bang năm 1918 và những ước tính toàn bộ tài sản – tương đương gần 2% sản lượng kinh tế của Mỹ vào năm đó – dữ liệu từ MeasuringWorth. (Mỹ không có số liệu chính thức về thu nhập quốc gia cho đến năm 1932).
Con số này tương đương với 341 tỷ USD vào năm 2014.
6. Andrew Carnegie
![]() |
Sống: 1835 – 1919
Nơi ở: Mỹ
Tài sản: 372 tỷ USD
Rockerfeller được báo chí nhắc đến nhiều, nhưng Andrew Carnegie có thể là người Mỹ giàu nhất mọi thời đại. Ông đã bán công ty của mình – U.S. Steel cho J.P. Morgan với giá 480 triệu USD vào năm 1901. Con số này tương đương với khoảng hơn 2,1% GDP của Mỹ cùng kỳ và tương đương 372 tỷ USD vào năm 2014.
5. Joseph Stalin
![]() |
Sống: 1878 – 1953
Nơi ở: Liên Xô
Tài sản: Kiểm soát hoàn toàn Liên Xô với 9,6% GDP toàn cầu
Stalin là một gương mặt không phổ biến trong lịch sử kinh tế hiện đại. Ông là một nhà độc tài với quyền lực tuyệt đối, kiểm soát một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo số liệu thống kê từ OECD, năm 1950 – 3 năm trước khi Stalin chết, Liên Xô chiếm gần 9,5% sản lượng kinh tế toàn cầu. Ở năm 2014, mức sản lượng này sẽ tương đương gần 7,5 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Mặc dù số tiền này không thuộc sở hữu trực tiếp của Stalin, nhưng ông có khả năng tận dụng sức mạnh kinh tế của Liên Xô cho bất cứ lý do gì mà ông muốn.
“Ông ấy có quyền lực khổng lồ và có thể có bất cứ thứ gì mà ông muốn” – George O. Liber, giáo sư lịch sử ở ĐH Alabama nhận định.
4. Akbar Đại đế
![]() |
Sống: 1542 – 1605
Nơi ở: Ấn Độ
Tài sản: cai trị đế chế chiếm 25% GDP toàn cầu
Là vị hoàng đế vĩ đại nhất triều đại Mughal của Ấn Độ, Akbar Đại đế kiểm soát một đế chế chiếm khoảng ¼ sản lượng kinh tế toàn cầu. Nghiên cứu của nhà kinh tế Branko Milanovic cho thấy triều đại Mughal là một trong những triều đại bòn rút của cải của người dân nhiều nhất trong mọi thời đại.
3. Tống Thần Tông
![]() |
Sống: 1048 – 1085
Nơi ở: Trung Quốc
Tài sản: cai trị đế chế chiếm 25-30% GDP toàn cầu
Triều Tống của Trung Quốc (960 – 1279) là một trong những triều đại hùng mạnh nhất về kinh tế trong mọi thời đại. Theo giáo sư Ronald A. Edwards, một sử gia kinh tế về triều Tống ở ĐH Tamkang cho biết, vào thời kỳ hưng thịnh nhất, triều đại này chiếm khoảng 25-30% sản lượng kinh tế của thế giới.
Tài sản của triều Tống có được là nhờ cả những đổi mới về công nghệ lẫn chính sách thu thuế xuất sắc – một điểm mà sử gia Edwards nhận định là đi trước các chính phủ châu Âu vài trăm năm.
2. Augustus Caesar
![]() |
Sống: 63 trước Công nguyện – 14 sau Công nguyên
Nơi ở: Rome
Tài sản: 4,6 nghìn tỷ USD
Augustus Caesar không chỉ trị vì một triều đại chiếm khoảng 25-30% sản lượng kinh tế thế giới, mà theo giáo sư lịch sử của Stanford – ông Ian Morris, có thời điểm Augustus còn sở hữu tài sản cá nhân lên tới 1/5 nền kinh tế của triều đại ông. Số tài sản này tương đương với khoảng 4,6 nghìn tỷ USD vào năm 2014. “Có thời điểm, ông còn sở hữu cả Ai Cập” – giáo sư Morris khẳng định.
1. Vua Musa
![]() |
Sống: 1280 – 1337
Nơi ở: Mali
Tài sản: giàu hơn bất cứ ai có thể tưởng tượng
Vua Musa – hoàng đế của đế quốc Mali – có thể coi là người giàu nhất trong lịch sử. Theo giáo sư lịch sử Richard Smith tới từ Ferrum College, vương quốc phía tây châu Phi của hoàng đế Musa có thể là nơi cung cấp vàng lớn nhất thế giới ở thời kỳ mà người dân có nhu cầu mua vàng cực kỳ cao.
Vậy Musa giàu tới mức nào? Thực sự không có cách nào để đưa ra một con số chính xác cho tài sản của ông. Số liệu về tài sản của Musa rất khan hiếm, nếu không muốn nói là không có. Tuy nhiên một số truyền thuyết về ông nói rằng, trong một chuyến hành hương nổi tiếng của ông tới Mecca, ông chi tiêu xa hoa đến mức gây ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Ai Cập. Ông mang theo hàng chục con lạc đà, mỗi con chở hàng trăm cân vàng. Mỗi năm, sản lượng vàng của Mali lên tới khoảng 1 tấn.
Quân đội của ông có 200.000 người, trong đó có 40.000 là các cung thủ - một con số mà cả các siêu cường quốc cũng phải kính nể.
Xem thêm:
10 bạn trẻ thế hệ 9X giàu nhất thế giới năm 2014" alt=""/>10 người giàu nhất mọi thời đại