Trước đêm chung kết, Trần Mạnh Kiên chia sẻ các đối thủ của anh ở cuộc thi năm nay đều mạnh. Điều này có thể thấy rõ ở top 5 chung cuộc, đều là những gương mặt nổi bật và xứng đáng. Việc đại diện Việt Nam Trần Mạnh Kiên đoạt á vương 3 đã tiếp tục đóng góp vào bảng vàng thành tích của Việt Nam trên đấu trường các cuộc thi quốc tế dành cho nam giới.
Trần Mạnh Kiên cho biết, dù có tiếc nuối khi không đăng quang ở ngôi vị cao nhất nhưng anh hài lòng với kết quả. Trần Mạnh Kiên tiết lộ, thời khắc tên mình được xướng lên ở vị trí á vương 3, anh đã rơm rớm nước mắt vì xúc động.
![]() | ![]() |
"Ngay sau khi rời sân khấu, tôi lập tức gọi điện về cho bố mẹ và… khóc như mưa. Tôi rất ngại khi nói ra điều này vì là đàn ông phải hạn chế khóc. Nhưng tôi thật sự hạnh phúc bởi đó là thành quả của chuỗi ngày tập luyện vất vả và căng thẳng để chuẩn bị cho cuộc thi khiến mình sụt mất 6kg", anh chia sẻ.
Đêm chung kết Manhunt International 2022 được diễn ra tại sân khấu ngoài trời tại Manila, Philippines. Các thí sinh lần lượt trải qua các vòng thi trang phục dân tộc, đồ bơi, trang phục vest…, Trần Mạnh Kiên luôn giữ phong độ trong từng phần thi, đặc biệt màn biểu diễn trang phục dân tộc với đôi cánh đại bàng uy dũng của anh nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt từ khán giả.
Thiết kế của NTK Lê Long Dũng giúp Trần Mạnh Kiên vừa khoe được vẻ đẹp hình thể, vừa khắc hoạ phong thái uy dũng của người đàn ông. Trước cuộc thi, Trần Mạnh Kiên luôn được đánh giá là gương mặt sáng giá của ngôi vị nam vương. Anh cũng là người được chính ông Rosko Dickinson - Chủ tịch Manhunt International tuyển chọn qua casting của đơn vị nắm giữ bản quyền cuộc thi Manhunt International tại Việt Nam.
Trần Mạnh Kiên sở hữu gương mặt nam tính, cao 1,85 m, hình thể săn chắc với số đo ba vòng 108-79-100. Anh sinh ra và lớn lên tại Vĩnh Phúc, hiện sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Anh tốt nghiệp chuyên ngành kế toán Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc, Cử nhân Quản trị kinh doanh Đại học Thương Mại 2017, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Ngoại Thương 2019.
![]() |
Một cặp đôi lớn tuổi đi trên một con phố tại Asakusa, Tokyo. Ảnh: EPA |
Số liệu thống kê và xu hướng tội phạm được Bộ Tư pháp công bố trong Sách trắng hàng năm ngày 24/11 chỉ ra mặc dù số vụ bắt giữ ở Nhật Bản đã giảm đều trong 17 năm qua nhưng xu hướng người già phạm pháp lại gia tăng một cách đáng kể.
Năm ngoái, Nhật Bản ghi nhận tổng cộng 748.559 trường hợp phạm tội, thấp nhất kể từ năm 1945. Trong số đó gần một nửa là các vụ trộm cắp và 70% người bị bắt giữ là những cụ ông, cụ bà trên 70 tuổi. Trong số 42.463 người cao tuổi bị bắt giữ, 1/3 là các cụ bà trên 65, và cứ 10 người thì có 9 người bị bắt vì tội trộm cắp.
Shinichi Ishizuka - Giáo sư luật kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học tại Đại học Ryukoku ở Kyoto – chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến số lượng tội phạm ngày càng tăng tại những người về hưu.
“Nhiều trường hợp là người già, vợ hoặc chồng mất nên họ sống một mình trong khi con cái dọn ra ở riêng, lập gia đình, sinh con và xây dựng cuộc sống nên ít gặp gỡ. Vì vậy, nói một cách khác, họ từng có cuộc sống bận rộn và mãn nguyện, nhưng đột nhiên họ không còn gì để khiến họ bận rộn nữa. Họ bị cô lập, trầm cảm và đối với một số người, việc phạm tội là một cách để thu hút sự chú ý”, Giáo sư Shinichi giải thích.
Câu trả lời này dường như cũng là lời lý giải hợp lý cho số liệu 48,8% số người bị bắt giữ là đối tượng tái phạm thường xuyên.
Bên cạnh đó, một động cơ khác khiến những người cao tuổi phải phạm tội là do họ muốn có tiền hoặc thức ăn để sống sót qua ngày. Đại dịch COVID-19 kéo dài đã khiến cho nhiều người nghỉ hưu – những đối tượng hay làm các công việc bán thời gian để kiếm thêm chút tiền sinh hoạt – nhận ra cơ hội làm việc ngày càng ít.
Theo Báo Tin tức
Triều Tiên từng "chào đón" hai vị Tổng thống Mỹ gần đây nhất bằng các vụ thử tên lửa hoặc bom hạt nhân chỉ ít tuần sau khi họ nhậm chức. Các chuyên gia cho rằng điều tương tự cũng sẽ diễn ra khi ông Joe Biden vào Nhà Trắng.
" alt=""/>Đằng sau làn sóng ‘tội phạm tóc bạc’ tại Nhật Bản