Phòng khám có đội ngũ các bác sĩ tham gia công tác nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Bên cạnh đó, với phương pháp mỗi trường hợp được điều trị riêng bởi một bác sĩ nhằm đảm bảo theo sát và tập trung trong suốt quá trình điều trị.
Đội ngũ nhân viên tư vấn của phòng khám luôn hỗ trợ giúp bạn hiểu rõ hết các thắc mắc về bệnh, qua đó cân nhắc quyết định lựa chọn điều trị.
Toàn bộ quá trình điều trị của bạn được sự chăm sóc, hướng dẫn mọi lúc từ đội ngũ bác sĩ và y tá của phòng khám.
Những lưu ý khi đến khám tại Phòng khám Đa Khoa Nam Việt
Tại Đa Khoa Nam Việt, khi kiểm tra sức khỏe đối với nam và nữ, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, thực hiện một số xét nghiệm các chỉ tiêu cơ bản để phát hiện các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nội dung khám chi tiết của nam và nữ là khác nhau, cụ thể:
Đối với nam giới
- Thăm khám sơ bộ: Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sơ bộ, thăm hỏi về tình hình sức khỏe, thói quen sinh hoạt và những triệu chứng thường gặp.
- Khám bộ phận sinh dục: Khám cơ quan sinh dục để chẩn đoán một số bệnh thường gặp mà nam giới mắc phải
- Đưa ra phác đồ điều trị: Thông qua chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với nữ giới
- Khám phụ khoa lâm sàng: Đây là bước đầu tiên để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
- Khám cận lâm sàng: Qua việc khám lâm sàng, các chị em sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo để biết được chính xác các bệnh lý phụ khoa, bệnh truyền nhiễm, từ đó sẽ đưa ra lời khuyên, tư vấn hợp lý cho các chị em.
- Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ tiến hành siêu âm, chụp tử cung, cổ tử cung và buồng trứng để chẩn đoán những bất thường về những cơ quan sinh sản của nữ.
Sau cùng bác sĩ sẽ tổng hợp kết quả khám, đưa ra kết luận và chỉ định điều trị phù hợp với mức độ nặng nhẹ của từng bệnh lý.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần nắm rõ một số lưu ý khi đi khám để có được một kết quả khám chính xác nhất và không mất quá nhiều thời gian.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý (nếu có) trước đó, chu kỳ kinh nguyệt, xuất tinh…
- Không thăm khám trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Trước 24h kiểm tra sức khỏe, không nên quan hệ tình dục.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái khi đi khám.
- Nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm, chỉ uống nước lọc, tuyệt đối tránh xa các loại nước ngọt, nước hoa quả, nước có gas làm ảnh hưởng đến quá trình thăm khám.
- Đối với siêu âm ổ bụng, nên nhịn ăn ít nhất 4 tiếng, chỉ uống nước lọc và nhịn tiểu khoảng một tiếng.
Với những lưu ý trên, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để quá trình thăm khám tại Phòng khám Đa Khoa Nam Việt diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Mọi thông tin về Phòng Khám Đa Khoa Nam Việt tại TPHCM xin vui lòng liên hệ qua số: 028.6285.7525 hoặc truy cập website: https://dakhoanamviet.vn để được giải đáp.
" alt=""/>Những lưu ý khi đến khám tại Phòng khám Đa Khoa Nam ViệtHạt gạo chứa 75-80% tinh bột. Nước gạo là phần nước tinh bột còn lại sau khi ngâm gạo hoặc nấu cơm.
Nước gạo được cho là chứa nhiều vitamin và khoáng chất có trong gạo. Bao gồm:
• các axit amin
• vitamin B
• vitamin E
• khoáng chất
• các chất chống oxy hóa
Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ thời Heian (794 đến 1185 CE) ở Nhật Bản có mái tóc dài chấm gót. Họ giữ cho tóc khỏe mạnh bằng cách gội đầu bằng nước gạo.
Một phiên bản hiện đại của câu chuyện này có thể được tìm thấy ở Trung Quốc. Những phụ nữ người Yao, sống ở làng Huangluo, nổi tiếng vì có mái tóc dài trung bình tới gần 2m.
Ngoài chiều dài đáng kinh ngạc, mái tóc của phụ nữ Yao được cho là đen lâu hơn, vì phải đến khoảng 80 tuổi họ mới bắt đầu có tóc bạc.
Phụ nữ Yao tin rằng mái tóc dài và đen của họ là nhờ gội đầu bằng nước gạo.
Trong những năm gần đây, nhiều trang web tư vấn làm đẹp và các nhà phát triển sản phẩm đã bắt kịp truyền thống này. Hiện nay, xu hướng sử dụng nước gạo đang lan rộng.
Lợi ích
Những người ủng hộ việc sử dụng nước gạo cho tóc tin rằng nó:
• làm tóc hết xơ rối
• giúp tóc mượt mà hơn
• tăng độ bóng
• làm sợi tóc khỏe hơn
• giúp tóc mọc dài
Các nghiên cứu nói gì?
Vì nước gạo được sử dụng phổ biến cho tóc, ngày càng có nhiều bằng chứng về lợi ích của nó. Nhưng những tuyên bố nào đã được khoa học chứng minh?
Đầu tiên là một bài báo khoa học năm 2010 nhận xét rằng nước gạo có thể làm giảm ma sát bề mặt và tăng độ đàn hồi của tóc. Tuy nhiên, nghiên cứu dựa trên các ví dụ lịch sử để rút ra kết luận chưa được sự ủng hộ.
Tiếp đó, một cơ sở nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát triển một kỹ thuật hình ảnh quan sát tác dụng làm chắc khỏe của inositol trên tóc. Inositol có trong nước gạo.
Điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu này được công bố trực tiếp bởi một cơ sở có thể có lợi ích thương mại.
Cho đến nay, lợi ích của nước gạo cho tóc vẫn chưa được chứng minh. Cần nghiên cứu thêm để ủng hộ những bằng chứng theo kinh nghiệm về lợi ích của nước gạo đối với tóc.
Cách làm nước gạo
Có nhiều cách khác nhau để làm nước gạo, bao gồm
Ngâm
Ngâm là cách nhanh nhất để làm nước gạo.
• lấy một nửa bát gạo sống
• vo sạch
• cho gạo vào một tô lớn, đổ thêm 2-3 bát nước
• ngâm trong 30 phút
• gạn nước gạo vào một bát sạch
Lên men
Một số người ủng hộ việc dùng nước gạo cho rằng nước gạo lên men có nhiều lợi ích hơn so với nước gạo thường.
Theo một nghiên cứu năm 2012, các chất lên men có lượng chất chống oxy hóa cao hơn. Chất chống oxy hóa có thể chống lại tổn thương tế bào da và tóc, đó là lý do tại sao chúng là thành phần điển hình trong các sản phẩm làm đẹp.
Để lên men nước gạo, hãy làm theo các bước từ 1-4 trong phương pháp ngâm. Nhưng trước khi gạn, hãy để nguyên nước gạo ở nhiệt độ phòng trong tối đa 2 ngày để nó lên men. Chắt lấy nước gạo vào tô sạch trước khi sử dụng.
Luộc gạo
Một cách khác để làm cho nước gạo là luộc gạo.
Cho nửa bát gạo cùng với gấp đôi lượng nước thường dùng để nấu cơm. Đun gạo trong nước sôi và chắt lấy nước gạo vào một chiếc bát sạch trước khi sử dụng.
Cách sử dụng nước gạo
Nước gạo có thể được sử dụng thay cho dầu xả tóc bán sẵn. Để làm điều này, một người nên:
• gội đầu bằng dầu gội
• xả kỹ bằng nước từ vòi
• đổ nước gạo lên tóc
• Mát-xa để nước gạo thấm vào tóc và da đầu
• để nguyên trong tối đa 20 phút
• xả lại tóc thật kỹ bằng nước ấm
Lợi ích của nước gạo đối với da
Ngoài lợi ích làm đẹp cho tóc, nước gạo cũng có lợi cho da.
Một nghiên cứu năm 2002 cho thấy tinh bột trong nước gạo giúp da bị tổn thương lành lại ở người bị viêm da.
Tóm lại
Xả tóc bằng nước gạo là phương pháp điều trị làm đẹp truyền thống phổ biến ở nhiều vùng ở châu Á.
Với sự phát triển của mạng internet, phương pháp làm đẹp này hiện đã lan rộng ra toàn thế giới.
Nhiều người thấy nước gạo là một cách dưỡng tóc có lợi. Những ví dụ lịch sử và bằng chứng theo kinh nghiệm cho thấy nước gạo có thể cải thiện sức mạnh, kết cấu và sự phát triển của tóc.
Hầu hết các bằng chứng khoa học về cách điều trị này chưa đưa ra được kết luận, vì vậy cần nghiên cứu thêm để chứng minh lợi ích của việc sử dụng nước gạo.
Tuy lợi ích của nước gạo đối với tóc vẫn chưa được chứng minh, song dưỡng tóc bằng nước gạo là an toàn để thử ở nhà và cũng có thể được sử dụng trên da. Nước gạo đã được thấy là thúc đẩy sức khỏe da ở những người bị viêm da.
Cẩm Tú
Theo MNT
" alt=""/>Những công dụng của nước gạo với đối với tócThông thường, dạ dày có chức năng giữ thức ăn, khởi động quá trình tiêu hóa, nghiền nhỏ và trộn lẫn thức ăn với enzyme tiêu hóa và hấp thu một phần chất dinh dưỡng. Sau đó, thức ăn sẽ đi từ dạ dày đến tá tràng và tiếp tục quá trình tiêu hóa tiếp theo.
Khi cắt một phần hay toàn bộ dạ dày (thường bao gồm cả van môn vị hoặc tâm vị), sức chứa của dạ dày giảm hoặc mất hoàn toàn, làm giảm quá trình co bóp, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Thức ăn từ miệng qua thực quản đi qua dạ dày đi vào hệ thống ruột sẽ nhanh hơn. Điều này gây ra hàng loạt các triệu chứng như trào ngược thực quản, hội chứng dumping, co thắt dạ dày ruột, tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý thay đổi một số điểm sau đây trong quá trình ăn uống:
Lựa chọn thực phẩm
Thời gian đầu sau phẫu thuật, các nhóm thực phẩm nên chọn bao gồm: tinh bột phức (ngũ cốc xay sát rối, khoai củ), thịt nạc và cá nạc, rau mềm, các loại sữa gầy hoặc sữa thủy phân tốt, sữa chua (ít béo), dầu thực vật (dầu oliu)…
Khi cơ thể đã thích nghi với việc cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần dạ dày, thực phẩm và chế biến sẽ đa dạng hơn, ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Đặc biệt chú ý đến nhóm thực phẩm giàu sắt và vitamin B12.
Lựa chọn thực phẩm có hàm lượng calo cao, giàu chất dinh dưỡng và ít đường.
Uống nhiều nước, có thể thay nước lọc bằng sữa, nước ép trái cây… để tăng lượng calo nạp vào cơ thể.
Tránh rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, hạn chế cà phê, trà.
Không ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều chất xơ sợi để tránh gây cảm giác no lâu, khó tiêu và táo bón.
Thay đổi cách chế biến
Thời gian đầu sau phẫu thuật, thực phẩm cần được chế biến mềm, nhừ, cắt nhỏ. Cho đến khi cơ thể thích nghi được thì chuyển dần sang thực phẩm được chế biến theo cách hàng ngày cùng với bữa ăn gia đình. Ưu tiên luộc, hấp, hầm, xào, tránh chiên, nướng, rán hoặc ăn sống.
Thói quen ăn uống
Thay vì ăn ba bữa mỗi ngày, hãy chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn theo khung giờ cố định (6h30 - 9h - 11h30 -15h - 18h - 20h).
Người bệnh chú ý nhai kỹ thức ăn, ăn thật chậm từng miếng nhỏ một, ngồi nghiêng 60-75 độ ngửa về phía sau, tránh nằm ngửa hoặc ngồi lưng thẳng đứng. Giữ nguyên tư thế đó sau ăn 15-30 phút.
Không uống chất lỏng trước và sau khi ăn 30 phút nhằm tránh gây cảm giác no.
Ghi nhật ký ăn uống hàng ngày giúp đánh giá lượng thức ăn nạp vào đã đủ chưa, ăn loại thực phẩm nào, chế biến như thế nào, ăn ở thời điểm nào là phù hợp với tình trạng của bản thân để kịp thời điều chỉnh.
Ngoài ra, người bệnh cần gặp bác sĩ dinh dưỡng định kỳ nhằm đánh giá chế độ ăn hiện tại, từ đó điều chỉnh kịp thời những điểm không phù hợp. Bổ sung vitamin và vi chất tổng hợp, đặc biệt là vitamin B12, vitamin C, D, sắt, canxi theo chỉ định của bác sĩ.
" alt=""/>Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư dạ dày