Đến giữa những năm 90, Malaysia trải qua một thời kỳ đầy cột mốc đáng nhớ. Chỉ trong vài năm, Malaysia đã sản xuất được một vài mẫu xe thể thao “made in Malaysia” với tương lai đầy hứa hẹn, nhất là mẫu Delfino.
Delfino có nghĩa là “cá heo” trong tiếng Ý và được lấy để đặt tên cho mẫu xe thể thao đầu tiên của Malaysia. Tại triển lãm ô tô quốc tế Langkawi (LIMOS) năm 1996, chiếc xe mui trần thể thao màu ngọc lam đã thực sự gây chấn động. Mọi con mắt đều đổ dồn vào chiếc xe đang tiến vào bên trong triển lãm, với sự xuất hiện của giám đốc điều hành Arni Malaysia Sdn Bhd và vị Thủ tướng thứ 4 của Malaysia – ông Mahathir Mohamad.
Mặc dù được xem là mẫu xe thể thao đầu tiên của Malaysia nhưng Delfino lại sở hữu nhiều bộ phận “vay mượn” từ các hãng xe khác, đơn cử như đèn pha từ Mazda MX-3, kính chắn gió từ Citroen AX hay hệ thống treo, khung gầm và động cơ từ Alfa Romeo 33.
Delfino sử dụng động cơ boxer 1.7L với công suất 132 mã lực và mô-men xoắn 148 Nm. Khối động cơ này kết hợp với hộp số sàn 5 cấp và hệ dẫn động cầu trước. Vào thời điểm đó, Delfino được bán ra với mức giá khoảng 120.000 RM và có doanh số khá tiềm năng khi có tới 65 đơn đặt hàng.
Delfino từng có một khởi đầu khá triển vọng (Ảnh: Wapcar)
Thừa thắng xông lên, Arni Sdn Bhd đã bắt đầu triển khai những kế hoạch đầy tham vọng – mở một nhà máy sản xuất xe thể thao tại Port Klang vào năm 1997 và bán được khoảng 200 chiếc Delfino mỗi năm.
Khi đó, cái tên Delfino sẽ có chỗ đứng trên thị trường ô tô khắc nghiệt và mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho công ty.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại không hề dễ dàng như những gì mà Arni Sdn Bdh đề ra. Kế hoạch thâm nhập thị trường Mỹ của hãng đã thất bại sau khi ban tổ chức triển lãm ô tô Detroit từ chối Delfino vào năm 1997.
Trong khi đó, việc thành lập nhà máy sản xuất của hãng tại Malaysia cũng khá “lấp lửng” sau khi bị bộ Thương mại và Công nghiệp loại bỏ.
Giấc mơ xe thể thao “made in Malaysia” của Delfino kết thúc và mọi thứ cũng trở nên ảm đạm với công ty Arni Sdn Bdh khi phải dừng sản xuất và phá sản vào năm 2000.
Bên cạnh Delfino, Malaysia cũng từng có một mẫu ô tô thể thao khác với tên gọi Chimaera. Mẫu xe này được sản xuất bởi công ty TVR vào năm 1995.
Chimaera được sản xuất thủ công và là mẫu xe thể thao mạnh nhất và đắt nhất do Malaysia sản xuất. Chiếc xe thể thao này được bán ra với mức giá từ 238.000 RM vào thời điểm đó và thường xuyên được sử dụng trong nhiều cuộc đua tại Malaysia và các khu vực xung quanh.
Công ty TVR với mẫu xe thể thao Chimaera (Ảnh: Wapcar)
“Trái tim” của Chimaera là khối động cơ 4.0L với công suất 275 mã lực và mô-men xoắn 427 Nm hoặc động cơ 5.0L với công suất 340 mã lực và mô-men xoắn 490 Nm. Đi cùng với đó là hộp số tay 5 cấp.
Vào năm 2001, Chimaera có thêm bản cập nhật với nhiều cải tiến ấn tượng ở động cơ V8 cũng như đèn hậu, cốp, cụm đồng hồ. Tưởng chừng như Chimaera sẽ có một tương lai tươi sáng cho đến khi công ty TVR gặp nhiều vấn đề về tài chính.
Đến năm 2004, TVR bị tố nợ lương nhân viên và thậm chí vào danh sách đen của chính phủ Malaysia. TVR cuối cùng bị đóng cửa vào năm 2006, kéo theo sự lụi tàn của Chimaera.
Có thể thấy rằng thời kỳ đỉnh cao của nền công nghiệp ô tô, đặc biệt là sản xuất xe thể thao tại Malaysia khá ngắn ngủi và sụp đổ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Các dự án sản xuất ô tô thể thao “made in Malaysia” ngày nay gần như bị dập tắt hoàn toàn khi các hãng xe nội địa như Proton và Perodua chỉ tập trung vào sản xuất những dòng ô tô phổ thông.
Minh Nhật(Theo Wapcar)
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đẹp từng milimetlà cuộc thi tìm kiếm chuyên gia trang điểm và người mẫu đầu tiên tại Việt Nam. Đáng lưu ý bên cạnh huấn luyện viên và giám khảo chuyên môn, NSND Việt Anh lại được công bố là trưởng ban giám khảo.
NSND Việt Anh nói thêm việc giữ sự công bằng không hề dễ dàng nhưng ông sẽ cố hết sức để bảo đảm tính công tâm cho cuộc thi. Bên cạnh đó, ông sẽ truyền đạt tất cả kinh nghiệm, bài học nghề nghiệp lẫn cuộc sống, tâm hồn mình có cho các thí sinh. Ở bảng Model tại đêm casting chọn ra được nhiều gương mặt có tố chất. Ban tổ chức, ban giám khảo và mentor nhẹ nhàng chia sẻ với các bạn không chỉ cách đi như thế nào mà còn là thần thái, cách biểu diễn, cũng như nuôi dưỡng niềm đam mê rất quan trọng. Tương tự bảng Makeup cũng có một số nhân tố có khả năng. Tuy nhiên để đi được xa cùng chương trình các bạn cần tìm tòi học hỏi nhiều hơn.
NSND Việt Anh ngoài các vở diễn, phim ảnh thì ông còn là một người thầy nhiệt huyết. Ông liên tục động viên các thí sinh tự tin, chuẩn bị tốt hơn để lần casting sau chỉn chu hơn, xác định rõ hơn về cái gọi là yêu thích đam mê. "Các bạn có thể qua khỏi casting nhưng vòng thử thách các bạn sẽ bị loại ngay nếu bạn không nghiêm túc cho đam mê của mình", ông chia sẻ.
Cũng trong sự kiện, "Gái quê" Lê Phương rơi nước mắt ngày trở lại. Chị đã vắng bóng sàn diễn nhiều năm để tập trung phát triển kinh doanh, tạo cơ sở kinh tế vững chắc để quay lại với nghệ thuật. Là người mẫu bắt đầu sự nghiệp với hai bàn tay trắng, Lê Phương tin mình sẽ giúp đỡ được các thí sinh trong cuộc thi.
Hai bảng Model (người mẫu) và MakeUp Artist (chuyên gia trang điểm) sẽ tuyển sinh song song với hệ tiêu chí khác nhau. Đáng lưu ý, cuộc thi chào đón tất cả thí sinh, mở ra cơ hội cho người chuyển giới và người có khiếm khuyết hình thể, miễn họ có đủ tài năng và đam mê trang điểm, người mẫu.
Sau hai đợt casting, chương trình dự kiến kéo dài 13 tập phát sóng với những chủ đề truyền tải thông điệp về vẻ đẹp phương Đông và phương Tây, thông điệp về môi trường và các giá trị nghệ thuật truyền thống. Chung kết Đẹp từng milimetsẽ tìm ra 2 quán quân, á quân và các giải phụ cho 2 bảng Model và MakeUp Artist.
Thu Hà
Giải đáp vấn đề này, ông Phạm Minh Thuận - Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát hành sách TP.HCM khẳng định công ty vẫn hoạt động bình thường và tình hình kinh doanh những tháng đầu năm 2024 có xu hướng phát triển tốt. Ông Thuận nhận định các hành vi giả mạo, đăng tải thông tin sai sự thật là "không cố tình chống phá Fahasa" nhưng lợi dụng vào uy tín, chất lượng của doanh nghiệp để câu like, view, trục lợi vào các mục đích khác.
“Đây là hành vi tung tin lừa đảo với mục đích thu hút người xem trang để dẫn đến việc quảng cáo những hoạt động của cá nhân chủ tài khoản mạng xã hội này. Sự việc này là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty và chúng tôi đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của mình bao gồm báo cáo đến các cơ quan quản lý Nhà nước và Công an”, ông Phạm Minh Thuận cho biết.
Đại diện lãnh đạo công ty, ông Phạm Nam Thắng - Tổng Giám đốc Fahasa cũng khuyến cáo khách hàng, đối tác và nhà cung cấp cẩn trọng trước thông tin giả mạo, không bấm vào đường dẫn lạ và chỉ nhận thông tin từ kênh chính thức. Hiện các hệ thống nhà sách Fahasa toàn quốc và trang web/ứng dụng của doanh nghiệp liên tục phục vụ khách hàng.
Tại Việt Nam, Fahasa vẫn là chuỗi nhà sách lớn nhất với khoảng 120 đơn vị trên toàn quốc. Bên cạnh việc mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc tăng quy mô các nhà sách hiện hữu, Fahasa cũng đẩy mạnh thay đổi nhận diện các nhà sách để phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Không chỉ dẫn đầu về quy mô điểm bán, kết quả kinh doanh của Fahasa cũng vượt trội so với các chuỗi nhà sách khác trong nước. Năm 2023, toàn hệ thống thu về gần 4.000 tỷ đồng doanh thu thuần và báo lãi sau thuế gần 57 tỷ đồng. So với năm trước, mức lợi nhuận ròng công ty đạt được năm qua đã tăng hơn gấp rưỡi.
Phước Sáng - Yến Thơ