Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM quá tải và xuống cấp. Ảnh: Chí Hùng
Dù di chuyển khó khăn, dễ va chạm nhưng người bệnh bó bột, đi nạng, xe lăn hay băng ca không còn lựa chọn khác. Quá tải nghiêm trọng nhất là khu vực khám bệnh, đóng viện phí và lấy thuốc, đặc biệt nặng nề vào những ngày đầu tuần.
“Trải nghiệm kinh khủng, tôi chưa thấy một bệnh viện nào quá tải và cũ kỹ như vậy. Lúc nộp tiền tôi còn bị móc túi”, bà Trần Nguyệt Anh (Đồng Nai) chia sẻ sau một lần khám ngoại trú.
Sự quá tải hiện diện từ bãi gửi xe đến khu khám bệnh. Nhà xe quá nhỏ nên kín chỗ từ 8h sáng. Người bệnh phải gửi xe bên ngoài nhưng có tìm được chỗ hay không cũng là chuyện “hên xui”.
Không chỉ người bệnh, chính nhân viên y tế cũng đau đầu vì nhu cầu rất cơ bản này. Bệnh viện phải mượn một phần diện tích của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP sát bên cạnh làm nơi để xe máy cho nhân viên.
Trên thực tế, bệnh viện này do người Hoa xây dựng vào năm 1968 dành cho người nghèo, ban đầu lấy tên là Sùng Chính. Đến nay, bệnh viện xuống cấp thuộc "top đầu" ở TP.HCM. Sát bên cạnh là ký túc xá Cao đẳng Cao Thắng, xây dựng từ những năm 1960.
Ký túc xá từng xảy ra các vụ cháy nổ khiến hàng trăm bệnh nhân phải sơ tán. Trước năm 2000, một tấm đan bê tông từ lầu 5 ký túc xá rơi xuống làm thiệt mạng một người xe ôm. Năm 2015, đoạn ống nước bằng sắt rơi xuyên qua mái tôn, rớt xuống phòng mổ của bệnh viện.
Năm 2019, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản đề nghị tháo dỡ công trình trên vì không đảm bảo an toàn trong kết cấu xây dựng, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường. Cách đây ít ngày, các sở ngành tại TP.HCM lại tiếp tục họp và khảo sát ký túc xá để có phương án giải quyết vấn đề nhức nhối trên.
Dự án 13 năm "bất động", mòn mỏi chờ điều chuyển
Thực tế, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án theo văn bản số 543/TTg-KTN ngày 2/4 về xây mới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM tại huyện Bình Chánh. Dự án nhiều năm không có tiến triển.
Sau đó, Sở Y tế TP.HCM đã kiến nghị thành phố ngưng triển khai dự án theo hình thức BT (dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao theo quy định của pháp luật), cho phép chuyển địa điểm dự án xây mới về thị trấn Tân Túc, Bình Chánh, nguồn vốn ngân sách thành phố. Tuy nhiên, trong 13 năm qua, dự án xây mới chỉ ở trên giấy.
Đến cuối năm 2022, Sở Y tế TP.HCM đề xuất giao nhà đất số 201 Phạm Viết Chánh (cơ sở cũ của Bệnh viện Truyền máu Huyết học) tạm thời làm cơ sở 2 của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình để phục vụ khám chữa bệnh. Khu đất này (đang bỏ trống) được xem là tia hy vọng để giải quyết tình thế hiện tại.
Ngày 21/9, đại diện Sở Tài chính TP.HCM cho biết đã thẩm định hoàn tất, thống nhất với đề nghị của Sở Y tế và đang dự thảo văn bản trình UBND TP theo hướng chấp thuận điều chuyển tài sản (bao gồm nhà đất và tài sản gắn liền với đất). Đồng thời, đề xuất giao Sở Y tế chỉ đạo hai bệnh viện tổ chức bàn giao, tiếp nhận và quản lý, sử dụng tài sản theo quy định.
Tuy nhiên, ngày 12/10, Sở Tài chính lại có văn bản khẩn đến Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Y tế, Bệnh viện Truyền máu Huyết học đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến nguồn gốc khu đất 201 Phạm Viết Chánh. Từ đó, có cơ sở để báo cáo UBND TP.HCM.
Văn bản này đồng nghĩa với việc chưa thể chuyển giao khu đất nói trên cho Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình như mong đợi.
Mới đây, trong hội nghị sơ kết y tế 9 tháng năm 2023, Sở Y tế TP cho biết đã có phương án đăng ký công trình cấp bách để Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình xây dựng tại chỗ với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, thời gian từ 2023 - 2028. Sở Y tế hỗ trợ khoảng 2 tỷ đồng cho bệnh viện về phòng cháy chữa cháy.
Người bệnh, nhân viên y tế lại tiếp tục đặt hy vọng như hơn 13 năm qua.
Ca phẫu thuật thay van tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Từ năm 2019, Bệnh viện Bãi Cháy đã vận hành hiệu quả hệ thống phòng mổ thông minh tích hợp hệ thống định vị Navigation và CT di động phòng mổ trong các ca phẫu thuật cột sống phức tạp… Đặc biệt, Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Bãi Cháy không ngừng cập nhật các kỹ thuật hiện đại, điều trị ung thư theo xu hướng đa mô thức (kết hợp phẫu thuật - xạ trị - hóa chất). Nhiều nhiệm vụ KHCN ứng dụng kỹ thuật mới được đề xuất triển khai: Ứng dụng phương pháp nút mạch kết hợp phá hủy u bằng đốt vi sóng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan; Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật vi sóng trong điều trị bệnh lý u gan và u tuyến giáp... Những nhiệm vụ KHCN này khi được triển khai giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị.
Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, nhiều công nghệ mới trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã được nghiên cứu, ứng dụng thành công, điển hình là công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Bằng phương pháp này, hơn 2.000 cháu bé đã được chào đời tại bệnh viện, mang đến niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình hiếm muộn ở Quảng Ninh và các địa phương lân cận. Đáng chú ý, bệnh viện đã ứng dụng có hiệu quả nhiều kỹ thuật cao, như: Kỹ thuật tách tiểu cầu từ máu toàn phần; Các kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản (phôi thoát màng, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), chọc hút mào tinh hoàn lấy tinh trùng qua da (PESA), đông phôi và chuyển phôi đông lạnh)...
Ở tuyến huyện, Trung tâm y tế huyện Hải Hà là đơn vị thực hiện được nhiều nhất kỹ thuật tương đương tuyến tỉnh, với 847/1.305 (64,9%) danh mục kỹ thuật vượt tuyến. Tháng 2/2023 Trung tâm hoàn thiện hệ thống bệnh án điện tử, là đơn vị y tế tuyến huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thiện sử dụng bệnh án điện tử.
Phục vụ người bệnh tốt hơn
Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào khám chữa bệnh, chất lượng hoạt động chuyên môn không ngừng được tăng lên. Từ dữ liệu, hình ảnh rõ nét, nhanh chóng, các bác sĩ và nhân viên y tế cóthể đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân chính xác hơn, từ đó tăng khả năng phát hiện sớm các bệnh lý và cung cấp liệu pháp phù hợp. Mặt khác, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp điều trị mới, hiệu quả hơn, giúp cải thiện khả năng điều trị các bệnh phức tạp và giảm đau cho người bệnh.
Đồng thời, công nghệ thông tin cũng mang đến nhiều tiện ích, người dân có thể đặt lịch hẹn và xem kết quả thông qua ứng dụng di động hoặc qua gọi điện, nhắn tin; xem và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử; thanh toán không tiền mặt, giúp tiết kiệm thời gian, tăng tính tiện lợi cho người dân…
Để chủ động kiểm soát tốt bệnh tật và cung ứng các dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh trình độ cao, chất lượng cao, ngành y tế Quảng Ninh tiếp tục khuyến khích đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ tích cực tìm tòi, sáng tạo nhiều sáng kiến cải tiến; nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu KHCN. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở y tế tập trung đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chuyên môn có chất lượng; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ưu tiên và tạo đột phá một số kỹ thuật chuyên sâu thuộc các lĩnh vực mũi nhọn, cần thiết. Từng bước thực hiện dịch vụ kỹ thuật cao ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và hướng tới tiêu chuẩn quốc tế.
"Định hướng trong tương lai, với mục tiêu cao nhất là chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành Y tế tỉnh tiếp tục thúc đẩy ứng dụng các giải pháp số hóa và khai thác trí tuệ nhân tạo hỗ trợ để nâng cao hiệu quả chẩn đoán và xây dựng chiến lược chăm sóc, điều trị cho người bệnh", ThS. BSCKII Trịnh Văn Mạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh cho biết.
Mẫn Chi
" alt=""/>Quảng Ninh ứng dụng khoa học công nghệ vì sức khoẻ người dânChỉ đạo đôn đốc triển khai kế hoạch thực hiện chương trình đảm bảo đạt các chỉ tiêu cụ thể. Trước mắt đến năm 2025, cần chú trọng đạt được các chỉ tiêu tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 50%.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc ít nhất 5 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70%; Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 70%; Tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên đủ năng lực cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 70%.
Để bảo đảm các đối tượng thuộc diện ưu tiên quy định tại Quyết định 1999 được sử dụng miễn phí gói dịch vụ cơ bản, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố đảm bảo nguồn lực cả về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn để sàng lọc trước sinh 4 bệnh, tật bẩm sinh (hội chứng Edward, hội chứng Down, hội chứng Patau, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia) và sàng lọc sơ sinh 5 bệnh, tật bẩm sinh (bệnh suy giáp trạng bẩm sinh, bệnh thiếu men G6PD, bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh, khiếm thỉnh bẩm sinh và bệnh tim bẩm sinh) thuộc gói dịch vụ cơ bản.
Trong Hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện nội dung 2 thuộc Dự án 7 Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, một trong những nhiệm vụ, hoạt động chủ yếu là phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị triển khai đồng bộ các hoạt động của Chương trình Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1999 của Thủ tướng Chính phủ.