Mọi người quen đóng vai dịu dàng, nết na bỗng chuyển sang xấu xí, phản diện sẽ lo phải nhận những phản ứng trái chiều. Nhưng với tôi thì khác, nhiều năm qua, tôi đã hóa thân vào nhiều nhân vật đanh đá, chua ngoa. Tôi tự nhận mình là người phụ nữ xấu nhất màn ảnh. Khi đã xấu nhất rồi tôi không còn gì để sợ nữa.
Với những bạn diễn viên chỉ đóng vai chính diện hay một thể loại vai, tôi nghĩ các bạn nên thử nhiều thể loại vai để được trải nghiệm, thậm chí trái ngược hẳn để làm mới mình. Cảm giác khán giả ghét cay ghét đắng, chửi rủa cũng là một kiểu thử thách với nghề. Đóng vai ác khiến khán giả phản ứng gay gắt tức là bạn đã thành công.
![]() |
Vân Dung không sợ bình luận ném đá. |
- Chị đối mặt với những bình luận ném đá khi đóng vai phản diện ra sao?
Tôi chấp nhận tất cả mọi điều khán giả dành cho mình, miễn là tôi được cống hiến làm cho khán giả thỏa mãn. Tôi mong khán giả tò mò trong nhiều vai diễn, nhân vật mới, góc cạnh khác nhau. Vai diễn thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng tôi không thích sự an toàn khi làm nghệ thuật. Tôi phải thử mới biết mình có thể làm được hay không và mình sẽ nỗ lực làm được miễn là khán giả yêu và luôn đồng hành cùng.
Những người quan tâm mở tivi lên thấy tôi, ở lại theo dõi vai diễn của tôi, chưa cần biết họ sẽ nhận xét diễn hay hay dở, chỉ cần ở lại xem, tôi đã vui và hạnh phúc lắm rồi. Tôi diễn hay khán giả khen, tôi diễn dở khán giả chê, tôi đều chấp nhận hết. Vì khán giả có yêu và quan tâm tôi, họ mới nhận xét để mình tiến bộ. Yêu ghét nhân vật là một chuyện, yêu ghét diễn viên là chuyện khác, nên tôi không e dè hay sợ hãi.
- Có kỷ niệm nào chị bị khán giả phản ứng ngoài đời?
Một trong những khán giả phản ứng với những vai phản diện của tôi là mẹ chồng. Bà lo lắng và luôn có cái nhìn không thiện cảm mỗi khi xem tôi trên truyền hình. Tới khi tôi về làm dâu, mẹ tôi nhận ra truyền hình và ngoài đời thường là hai cuộc sống khác nhau, vì cách tôi yêu và trân trọng mẹ chồng tôi.
Từ đó, mẹ thường xuyên khoe với các bạn của bà mỗi khi tôi xuất hiện trên truyền hình: "Con dâu tôi đó, tôi thương nó lắm vì con bé thiệt thòi nhiều". Mẹ nghĩ tôi đóng vai phản diện nên không được khán giả yêu thương nhiều.
![]() |
Nghệ sĩ Vân Dung ngày càng vui tươi yêu đời. |
- Nhân vật chị sắp hóa thân trong dự án sắp tới có gì đặc biệt?
Tôi khá hào hứng với phim Hướng dương ngược nắng của đạo diễn Vũ Trường Khoa. Khi mới nhận được kịch bản, tôi dự định mỗi ngày đọc một tập để nghiên cứu nhân vật. Nhưng khi mở ra, kịch bản cuốn hút khiến tôi đọc một mạch từ đầu tới cuối. Từng nhân vật đều để lại ấn tượng, tính cách riêng biệt, sắc nét, không riêng vai diễn của tôi.
Vai của tôi khác hoàn toàn các vai diễn trước đây, hỉ nộ ái ố đều đủ. Tôi hóa thân thành một người mẹ vừa đáng thương, vừa đáng giận. Nội tâm nhân vật khá phức tạp. Bà chỉ hướng về tình yêu một cách mù quáng, hy sinh hết những gì mình có, tiền bạc tài sản cho người mình yêu.
Bà cũng thương con, lo cho con, coi con như những người bạn. Cũng là mẹ nhưng không giống như Diễm của Ghét thì yêu thôi, tôi cảm thấy vai diễn lần này khó hơn nhiều. Bộ phim sẽ quay trên Bắc Sơn, một vùng núi khá đẹp nên tôi rất háo hức mong chờ ngày ra mắt.
Tôi thích cách dạy con của Xuân Bắc
- Chị thân thiết với nghệ sĩ nào hay thích cách dạy con của đồng nghiệp nào nhất?
Tôi thích theo dõi trang cá nhân của Xuân Bắc. Cách bạn ấy dạy con, những cuộc hội thoại của Xuân Bắc với Bi hay Minh rất thú vị và đáng yêu. Bạn ấy yêu trẻ con và tôi nhìn thấy được sự nhẫn nại, yêu thương của Xuân Bắc khi chơi hay dạy dỗ các bé. Trẻ con rất thích chơi với Bắc nên bạn ấy diễn cùng thiếu nhi rất thành công.
Tôi cảm phục Xuân Bắc bởi những điều bạn ấy chia sẻ trên trang cá nhân không đơn thuần là những câu chuyện vui trong gia đình mà còn là bài học về cách dạy, trò chuyện, thấu hiểu con như những người bạn mà chúng ta nên tham khảo, học tập.
- Cuộc sống thường ngày của hai mẹ con chị ra sao?
Cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi cũng như các bà mẹ khác, đi làm, giục con học, nói chuyện và chia sẻ về nghề với con. Điều tôi hài lòng nhất ở con là sự yêu thương dành cho mẹ và tính tự lập.
- Chị hướng cho con trai theo nghệ thuật không?
Con tôi nói muốn theo nghệ thuật từ khi cháu học lớp 1. Tôi nói với cháu: "Nghề này nghèo lắm, con đừng nhìn những hào quang lấp lánh trên sân khấu hay truyền hình mà nghĩ nghệ sĩ giàu có hay nhiều tiền, một số ít thôi. Con nên nhìn vào thực tế khắc nghiệt để định hướng vì nghề này nếu không thật sự có tài sẽ bị đào thải sớm.
Con là đàn ông, nếu sau này không nuôi được bản thân hay vợ con, đó là sự thất bại. Làm nghệ thuật đòi hỏi năng khiếu rất nhiều, nếu con không có năng khiếu, mẹ không thể giúp được, con có làm 20-30 năm cũng không thể bật lên. Đã xác định theo nghề, con phải đủ đam mê, tâm huyết và cố gắng mới có thể thành công" là những gì tôi chia sẻ với con mình.
Chị chia sẻ điều thực tế về nghề với con trai khi còn khá nhỏ tuổi từ sự nhạy cảm của mẹ với khả năng nghệ thuật của con?
Với tôi, con thích và đam mê điều gì tôi sẽ ủng hộ, nhưng tôi sẽ nói với con tất cả những điều có thể xảy ra khi con làm nghề để con suy nghĩ và quyết định. Không có việc gì dễ dàng, làm nghề, giỏi nghề và kiếm tiền bằng nghề càng khó hơn. Tôi nói hết cho con những khó khăn vất vả để con không bị bất ngờ và nản chí khi bước chân vào thế giới đó. Đó là hành trang vào đời mà tôi chuẩn bị cho con.
![]() |
Vân Dung chia sẻ con trai thích theo nghệ thuật. |
- Con chị có nhận thức được hay bị ảnh hưởng bới hào quang của mẹ?
Con trai tôi khá độc lập. Con chia sẻ với tôi khi thi vào trường sân khấu điện ảnh hay tham gia bất kỳ một cuộc thi nghệ thuật nào, sẽ không nói mẹ mình là nghệ sĩ Vân Dung vì không muốn làm cái bóng của tôi.
Tôi cũng rất ít khi công khai ảnh con trên mạng xã hội. Đôi khi, tôi đăng lên những tấm hình hai mẹ con chụp ngày còn nhỏ. Đó là cách tôi bảo vệ con trước những ồn ào, hào quang sau ánh đèn sân khấu.
Con tôi coi mẹ như thần tượng để theo nghề làm giải trí. Đó là điều mà tôi rất tự hào nhưng như đã nói, tôi muốn con có một tuổi thơ bình yên. Việc con thần tượng và muốn theo nghề là lựa chọn của con và tôi luôn tôn trọng.
- Chị chia sẻ ngưỡng mộ cách dạy con của Xuân Bắc nhưng anh ấy chủ động để con xuất hiện nhiều chương trình truyền hình, mạng xã hội hay quay vlog, còn chị lại muốn giữ gìn hình ảnh cho con. Chị có nghĩ mình giữ con hơi quá khi bé cần khám phá cuộc sống?
Tôi để cho con tự khám phá cuộc sống, nỗ lực và hết lòng với đam mê khi không ở trong cái bóng của mẹ. Tôi cũng muốn con khi lớn sẽ không bị so sánh với mẹ, muốn con đi con đường riêng, có tư duy của bản thân về nghề.
Lớp trẻ bây giờ rất thông minh, các con có những sáng tạo, ý tưởng mới lạ, không giống chúng ta những năm làm nghề trước. Tôi tôn trọng điều con muốn và để con làm nghề theo hướng đi riêng, độc lập của con.
- Đã bao giờ chị chứng kiến trải nghiệm khi con trai thất bại hoặc thất vọng điều gì đó?
Có chứ, những lúc như vậy con hay chui vào chăn nằm một mình. Phải gặng hỏi, thủ thỉ tâm tình, con mới thổ lộ với tôi những khó khăn, bức xúc trong lòng. Nhìn con bỏ ăn, tôi cười và nói: "Dậy đi con trai, mình là đàn ông mà. Cuộc đời phía trước còn nhiều thứ khó khăn hơn thế nữa. Những việc nhỏ nhặt vậy con đã buồn, việc lớn hơn sao có thể gánh vác xử lý? Cố gắng lên con".
Sau đó, tôi cùng con tâm sự, bàn bạc để tìm ra hướng giải quyết khó khăn nhưng tuyệt đối, tôi không làm hộ hay chịu trách nhiệm giúo con. Tôi muốn con phải tự chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm để trưởng thành hơn.
Tiểu Ngọc – Khánh Linh
Video: Khánh Linh
"Bạn ấy cực kỳ yêu mẹ và mẹ luôn luôn là thần tượng" - diễn viên hài Vân Dung chia sẻ về con trai mình và cho biết, con đang theo học ngành diễn...
" alt=""/>Nghệ sĩ Vân Dung: 'Tôi là người phụ nữ xấu nhất màn ảnh'![]() |
Em Đỗ Tuấn Linh bị hơn 40 học sinh trong lớp tát vào mặt dưới sự cho phép của cô Đ.D.T, giáo viên Trường Tiểu học Ninh Sở, Hà Nội. |
Trao đổi với VietNamNetvề việc cô giáo Trường Tiểu học Ninh Sở cho 43 học sinh trong lớp tát bạn, ông Dũng cho biết, sau khi có báo cáo của nhà trường, Phòng GD-ĐT đã yêu cầu cô giáo làm giải trình, kiểm điểm. Cùng đó yêu cầu cô giáo có trao đổi, chia sẻ với gia đình học sinh để phụ huynh và học sinh yên tâm hơn.
“Phòng GD-ĐT huyện Thường Tín đã yêu cầu nhà trường có văn bản đề xuất kỷ luật. Thứ nhất sẽ đình chỉ việc đứng lớp của cô giáo Đ.D.T và bố trí giáo viên khác giảng dạy thay thế. Thứ hai trên cơ sở báo cáo của trường sẽ tổ chức hội đồng kỷ luật và thấp nhất là có hình thức cảnh cáo đối với giáo viên này”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, cụ thể, trước mắt sẽ đình chỉ cô giáo Đ.D.T một học kỳ (học kỳ 2 tới đây) và chuyển sang diện giáo viên dự trữ. Thời gian được quay trở lại vị trí của cô D.T sẽ tùy thuộc vào nhà trường đề xuất và nỗ lực của bản thân cô giáo.
Chiều 30/12, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết cũng đã nắm được thông tin về vụ việc do phòng GD-ĐT báo cáo. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu phòng GD-ĐT nhanh chóng thành lập hội đồng kỷ luật để đưa ra biện pháp chấn chỉnh giáo viên.
Trước đó, VietNamNettừng phản ánh việc cô giáo Đ.D.T (Trường Tiểu học Ninh Sở) đã cho 43 học sinh trong lớp tát vào mặt em Đỗ Tuấn Linh để xử lý kỷ luật vì cho rằng em này chửi bậy. Sự việc diễn ra ngày 26/12 tại lớp 4A Trường Tiểu học Ninh Sở do cô giáo Đ.D.T chủ nhiệm.
Em Tuấn Linh kể lại nguyên nhân dẫn đến sự việc: “Bọn cháu cãi nhau sau đó bạn lớp trưởng nói dối với cô là cháu chửi bạn ấy, cô giáo không hỏi rõ đầu đuôi và cho 43 bạn lên bảng vả vào mặt cháu. Bạn lớp trưởng còn cào vào mặt cháu. Cô giáo bảo là chửi bạn thì cô cho vả như thế nào cũng được”.
Theo Tuấn Linh, đây là lần thứ hai em bị như thế này. Lần đầu tiên diễn ra cách đây 2 tháng. Hiện, em học sinh này cho biết rất sợ đến lớp vì bị các bạn đánh.
Thanh Hùng
" alt=""/>Cô giáo cho hơn 40 học sinh tát bạn bị đình chỉ ít nhất một học kỳDeanna See, 17 tuổi là một trong hai người chiến thắng cuộc thi Brealthrough Junior Challenge nhờ sản phẩm mang tên “Superbugs! And Our Race Against Resistance".
Dự án của See được lựa chọn từ hơn 6.000 người dự thi tới từ 146 quốc gia.
Nam sinh người Peru Antonella Masini, 18 tuổi là người đồng chiến thắng giải thưởng này.
The Breakthrough Junior Challenge là một cuộc thi làm video trên toàn cầu, thách thức học sinh phải suy nghĩ sáng tạo và giải thích các khái niệm cơ bản về hiện tượng khoa học, vật lý, toán học trong đời sống.
Bên cạnh học bổng 250.000 USD còn có giải thưởng 50.000 USD dành cho giáo viên của những học sinh chiến thắng. Theo trang Geek Wire, giáo viên môn sinh học của See - cô Wong Seok Hui là một công chức nên cô sẽ không thể nhận giải thưởng này. Thay vào đó, số tiền chiến thắng sẽ được chuyển tới chương trình học bổng của RI.
Trường học của Deanna – Trường Nữ sinh Raffles cũng sẽ được cấp một phòng thí nghiệm trị giá 100.000 USD.
Đồng sáng lập giải thưởng Breakthrough – Priscilla Chan cho biết qua website chính thức của giải thưởng rằng Deanna và Antonella “đều có tương lai tươi sáng trong khoa học và tôi rất vui mừng được tôn vinh những công trình của họ”.
“Họ cũng là những người kể chuyện tuyệt vời, những người có khả năng nắm bắt những ý tưởng phức tạp một cách đầy cảm hứng. Tôi rất háo hức được nhìn xem họ sẽ thay đổi thế giới như thế nào” – bà nói thêm.
Giải thưởng The Breakthrough được sáng lập bởi Mark Zuckerberg, Priscilla Chan, Sergey Bri, Anne Wojcicki, Yuri Milner, Julia Milner, Jack Ma và Cathy Zhang vào năm 2012.