Trong thông tin trao đổi với đoàn công tác vào chiều ngày 6/12/2017, ông Nguyễn Văn Yên cũng cho biết, triển khai các nội dung công việc trong kế hoạch, lộ trình chuyển đổi IPv4/IPv6 đã được Bộ TT&TT đề ra, VNPT đã có Quyết định về nguyên tắc và kế hoạch triển khai IPv6 giai đoạn 2016 - 2020.
Đến nay, một khối lượng công việc đáng kể phục vụ cho triển khai IPv6 đã được VNPT hoàn thành, đó là: triển khai dual stack (hỗ trợ song song IPv4/IPv6 - PV) trên các kết nối quốc tế và trên các kết nối trong nước; cấu hình truyền tải dual stack trên mạng backbone; quảng bá IPv6 route trên các routing database quốc tế (dải địa chỉ 2001:0EE0::/32); phân bổ địa chỉ IPv6 cho các hệ thống truyền tải và cung cấp dịch vụ Internet theo mô hình dual stack; và hoàn thành cấu hình Google, Facebook Cache hỗ trợ IPv6.
“Như vậy, toàn bộ hạ tầng mạng IP, kết nối trong nước, kết nối quốc tế CDN (Google cache, Facebook cache…) của VNPT đều đã sẵn sàng phục vụ lưu lượng IPv6. Tất cả các kết nối 10GE, 100GE Internet trong nước, quốc tế và tất cả các hệ thống CDN như Google cache, Facebook cache đã được kích hoạt IPv6”, ông Yên cho hay.
Đối với việc triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 cho người dùng, theo đại diện VNPT, từ cuối năm 2016 cho đến nay, tập đoàn đã cung cấp dịch vụ IPv6 cho thuê bao FTTH, hiện đã cung cấp IPv6 cho khoảng 673.000 thuê bao tại 43 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cùng với đó, VNPT cũng đã sẵn sàng hạ tầng cung cấp dịch vụ IPv6 cho khách hàng Internet leasedline và IP transit trên toàn quốc, với tổng số khoảng 30 khách hàng.
" alt=""/>VNPT sẽ chính thức cung cấp IPv6 cho thuê bao di động 4G trong năm 2018Mới đây, Thứ trưởng Bộ TT&TT Pham Hồng Hải cùng Ban Công tác thúc đẩy IPv6 đã có buổi làm việc với Tập đoàn Viettel. Tại buổi làm việc này, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết, với số lượng hiện nay địa chỉ Internet IPv4 đã không còn nên bắt buộc triển khai IPV6 mới đủ địa chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển của Internet. Theo thống kê của APNIC, VNNIC, tỷ lệ sử dụng IPv6 đang tăng trưởng tốt tại Việt Nam. Chỉ số phát triển IPv6 của Việt Nam nằm trong tốp 5 châu Á và tốp 3 Đông Nam Á với 4,4 triệu người sử dụng, đạt 9%. Con số này so với Đông Nam Á và châu Á là tương đối tốt nhưng vẫn còn thấp so với mức trung bình của thế giới là 22%.
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết, Bộ TT&TT đưa ra mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia phát triển IPv6 và thúc đẩy ứng dụng Internet phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai IPv6 của các doanh nghiệp Internet không đồng đều, trong đó Viettel triển khai tương đối chậm so với các doanh nghiệp khác như FPT Telecom và VNPT. Vì vậy, Viettel cần đề xuất kế hoạch tốt hơn so với kế hoạch đưa ra hôm nay.
Tại buổi làm việc này, phía Viettel cũng cho biết, Viettel đang triển khai IPV6 bị chậm. Tuy nhiên, với xu hướng hiện nay như dữ liệu lớn, Internet vạn vật… thì IPv4 sẽ không làm được nên bắt buộc phải chuyển đổi sang IPv6. Vì vậy, Viettel chuẩn bị hạ tầng mạng lưới để chuyển đổi và bắt đầu thực hiện từ quý 4/2017.
Ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, việc triển khai chậm IPv6 không phải do nhận thức bởi những gì có lợi cho đất nước Viettel làm rất quyết liệt. “Hiện Viettel có đủ nguồn lực để triển khai IPv6 mạnh mẽ và thực tế chúng tôi đã làm nhiều ứng dụng cũng như sản xuất cả thiết bị IPv6. Viettel sẽ chuyển đổi mạng cố định băng rộng và di động 4G sang IPv6 trong năm 2018. Trong quá trình làm Viettel sẽ tham vấn các đơn vị trong Bộ TT&TT. Viettel sẽ lên kế hoạch cụ thể báo cáo cho Bộ TT&TT cho việc triển khai này” ông Tào Đức Thắng nói.
" alt=""/>Bộ TT&TT hối Viettel triển khai IPv6 để thúc đẩy Internet phát triểnNếu PPAP gây ấn tượng nhờ vào ca từ đơn giản, dễ nhớ, giai điệu vui tai thì bài hát Chicken Attack lại có phần nhạc và lời khá phức tạp. Đặc biệt, MV của nó cũng được đầu tư công phu.
Nội dung ca khúc là hành trình hành hiệp trượng nghĩa của chiến binh được hóa thân từ một chú gà.
Ở đâu có bất công, chủ gà (đồng thời là "người có khả năng điều khiển muôn thú") sẽ hát để chú gà biến hình, thực thi công lý. Toàn bộ nội dung được gói gọn theo cách hài hước và độc đáo.
![]() |
Mỗi lần người điều khiển muôn thú hô: "Go, Chicken Go!" là chiến binh gà sẽ thực thi nhiệm vụ. Ảnh cắt từ clip. |
Tuy nhiên, điều khiến Chicken Attack thu hút hơn một triệu lượt xem, 50.000 like (thích), 9.000 bình luận và 30.000 chia sẻ trên diễn đàn là nhờ phần giai điệu ấn tượng.
Đoạn điệp khúc ám ảnh và gây nghiện, vừa vui tai, vừa có tiết tấu "dồn dập", phù hợp với không khí tấn công trong bài hát.
Thế nhưng, dù nghe đi nghe lại nhiều lần, không ít người vẫn không thể hát theo ca khúc này.
Bài hát được trình bày bằng kỹ thuật Yodeling khá khó. Đây là lối hát chuyển từ giọng trầm sang giọng cao, luyến láy liên tục, tạo nên những âm thanh trầm bổng bất ngờ chỉ trong thời gian ngắn.
Người thể hiện Chicken Attack là Takeo Ischi - ca sĩ nổi tiếng ở Nhật Bản với kỹ thuật hát Yodeling. Năm 2011, nam nghệ sĩ cho ra mắt một ca khúc đình đám với lối hát này và nội dung cũng nói về những chú gà, có tên New Bibi Hendl (Chicken Yodeling).
Emily
" alt=""/>Chicken Attack