TIN BÀI LIÊN QUAN:
TP.HCM kiến nghị thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị trực thuộc thành phố. (Ảnh: Lương Ý)
Theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 8799/VPCP-CN ngày 29/11 về việc có ý kiến phục vụ cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035. TP.HCM đã có ý kiến về vấn đề này.
Theo đó, UBND TP.HCM thống nhất các nội dung cơ bản tại Tờ trình số 12798/TT-BGTVT ngày 25/11 của Bộ Giao thông Vận tải.
Về công nghiệp đường sắt, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chủ trì xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt gắn với công nghiệp phụ trợ sớm trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt để chuẩn bị cho đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, đường sắt đô thị của 2 thành phố và các tuyến đường sắt trong tương lai trong và ngoài nước.
Trường hợp giao TP.HCM nghiên cứu phát triển công nghiệp đường sắt, kiến nghị Thủ tướng thống nhất chủ trương để TP.HCM nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, mô hình một số thành phố của các nước có hệ thống đường sắt đô thị phát triển trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản... xây dựng Đề án thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị (doanh nghiệp sử dụng 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND thành phố) đồng thời với quá trình chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt đô thị trong Đề án.
Trong đó, nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù để Tập đoàn đường sắt đô thị được phép huy động vốn, được Nhà nước giao tổ chức thực hiện hoặc tự thực hiện các công tác thiết kế, quản lý dự án, đầu tư xây dựng; vận hành, khai thác; kinh doanh bất động sản khu vực vùng phụ cận nhà ga và depot theo mô hình TOD (phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm); kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.
TP.HCM sẽ từng bước phát triển tập đoàn này lớn mạnh, đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp để vươn mình phát triển công nghiệp đường sắt phục vụ cho sự phát triển đường sắt đô thị của thành phố, của vùng, cho cả nước và tiến tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng như thế giới.
ĐẠI VIỆT" alt=""/>TP.HCM kiến nghị thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị“Gia đình bên ngoại của tôi là gốc Công giáo nên nhân dịp Giáng sinh, tôi muốn dành tặng mẹ và cô giáo Mai Anh dạy tôi môn Lịch sử âm nhạc thế giới ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam một món quà đặc biệt. Cô giáo Mai Anh cũng là người cùng Cha tại Giáo xứ chính toà Hà Nội mời tôi tham gia đêm nhạc Giáng sinh tới đây. Tôi hy vọng, 3 bản single này sẽ mang đến những phút giây thật ấm áp và an lành cho mọi người”, Phạm Thu Hà bày tỏ.
Nữ ca sĩ cho biết, sở dĩ tự “làm khó” mình với 3 bản nhạc kinh điển từng được nhiều danh ca trên thế giới thể hiện thành công là bởi đây là 3 bản nhạc thuộc thể loại Semi Classic (bán cổ điển) mà Thu Hà đang theo đuổi. Đặc biệt, 3 bản nhạc được nhạc sĩ Lưu Hà An phối mới theo phong cách riêng mà mới nghe cô đã mê đắm.
“Sau khi tập bản phối mới của nhạc sĩ Lưu Hà An, tôi không dứt ra được. Tất cả những người nghe tôi hát đều bảo nếu không thu âm để phát hành ra đại chúng sẽ rất phí. Tôi chọn chủ đề Peace - Bình yênvới mong muốn nhân loại luôn bình an và được chữa lành bởi âm nhạc”, Phạm Thu Hà chia sẻ.
Theo Phạm Thu Hà, Ave Maria từng được cho là của Giulio Caccini nhưng bản nhạc này thực chất do nhà soạn nhạc người Liên Xô ít tên tuổi Vladimir Vavilov viết. Tuy vậy, trong phần lớn ghi chú credit của bản nhạc luôn ghi song hành cả Caccini và Vavilov. Kể từ sau bản chuyển soạn ấn tượng cho đàn ống cùng giọng hát và hợp xướng của nghệ sĩ đàn ống Oleg Yanchenko với sự thể hiện của chính Yanchenko và giọng mezzo – soprano huyền thoại Irina Arkhimova năm 1987, giai điệu đẹp đầy chất tôn nghiêm của bảnAve Marianhanh chóng nổi tiếng và trở thành một trong những bản Thánh ca được yêu thích nhất.
Silent nightgắn với câu chuyện về sự ra đời của bản Thánh ca Stille Nacht Heilige Nachtbắt đầu vào một ngày mùa đông trước lễ Giáng sinh năm 1818 tại nhà thờ St. Nicholas thuộc Oberndorf (Áo), Joseph Mohr - một linh mục trẻ đang tận tâm chuẩn bị cho buổi lễ đêm Giáng sinh phát hiện ra chiếc đàn ống của nhà thờ bị chuột cắn hỏng nặng, không thể sử dụng. Quá chán chường, Mohr bỏ ra ngoài đi dạo, khung cảnh thanh bình và tĩnh lặng của thị trấn ngày đông giá đã gợi cho vị linh mục trẻ những tứ thơ…
Mohr chợt nảy ra một ý tưởng rằng - tại sao không đệm hát lễ thánh thay thế bằng đàn guitar? Vị linh mục vội tìm gặp Franz Gruber - người chỉ huy hợp xướng của nhà thờ nhờ phổ nhạc cho bài thơ mới viết. Chỉ vài giờ sau, với cây đàn guitar cùng dàn hợp xướng nhỏ do Gruber điều khiển, Mohr đã biểu diễn thánh ca này trong đêm Giáng sinh năm ấy.
Giai điệu trong sáng với lời thơ giản dị, đầy chất dân gian khiến ca khúc nhanh chóng phổ biến, lan ra toàn thế giới và được dịch ra hàng trăm thứ tiếng khác nhau. Đến nay, Stille Nachthay phiên bản phổ thông hơn Silent nighđã trở thành một trong những bản nhạc hát mừng Giáng sinh không thể thiếu.
Oholy night lại gắn với sự kiện cuối năm 1843, nhân cây đàn ống của nhà thờ Roquemaure được khôi phục lại, cha sứ thuyết phục Placide Cappeau - một nhà thơ cũng là thương gia ở miền Nam nước Pháp viết một bài thơ mừng lễ Giáng sinh và Cantique de Noëlđã ra đời. Sau khi bài thơ được A. Adam phổ nhạc, Cantique de Noëlcó sức lan tỏa mạnh mẽ, dịch ra tiếng Anh thành Oholy night. Đây cũng là một trong những bản nhạc mừng Giáng sinh được biểu diễn thường xuyên nhất.
Phạm Thu Hà cho biết, cô thu âm 3 single này rất nhanh. Vô tình, trong phòng thu có cả hình Đức mẹ Maria nên cô càng có nhiều cảm hứng để phiêu theo từng giai điệu.
“Khi thu âm 3 bản nhạc tôi đã nhìn sâu vào hình Đức mẹ Maria để cảm nhận rõ nhất lòng biết ơn và sự bình an. Tôi biết rằng, hạnh phúc không đến từ việc sở hữu một ai đó hay bất cứ thứ gì, mà hạnh phúc đến từ sự tử tế, giúp người bớt khổ, bao dung hơn trong cuộc sống hằng ngày. Những bài hát Thánh ca tôi hát là món quà chân thành nhất gửi đến những người yêu thương và khán giả của mình. Lúc nào trong tôi cũng là biết ơn và biết ơn”, Phạm Thu Hà bày tỏ.
Nữ ca sĩ tiết lộ thêm, trong thời gian tới, cô cùng nhạc sĩ Trần Thanh Phương, Lưu Hà An và Huyền Trung sẽ ra mắt đĩa than. Đối với cô, nhạc sĩ Lưu Hà An là một người anh lớn, đáng trọng. Anh là người phối khí thành công ca khúc Chào anh giải phóng quân mừng mùa xuân đại thắngcủa nhạc sĩ Hoàng Vân đưa tên tuổi Phạm Thu Hà gần hơn với công chúng, cũng là người nâng đỡ cô rất nhiều trong sự nghiệp.
Phạm Thu Hà hát "Ave Maria" trong Live concert do Giáo xứ Chính toà Hà Nội tổ chức năm 2018: