Trước đó, thông tin ngôi sao hàng đầu đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy sớm chia tay CLB Kuzeyboru (Thổ Nhĩ Kỳ) gây chú ý đặc biệt với người hâm mộ.
Fanpage Trần Thị Thanh Thúy FC cũng đã đưa tin CLB Kuzeyboru muốn chấm dứt hợp đồng với Trần Thị Thanh Thúy. Thông báo của fanpage có nội dung: "Sau một khoảng thời gian tập luyện và thi đấu cùng CLB Kuzeyboru do không đạt được phong độ tốt sau chấn thương, Thanh Thúy và Kuzeyboru đã đi đến quyết định chấm dứt hợp đồng.
Cô gái của chúng ta sẽ trở về Việt Nam trong thời gian tới. Mỗi nấc thang, mỗi hành trình đều là những trải nghiệm quý giá. Không có gì khiến chúng ta phải nuối tiếc hết đúng không mọi người. Chỉ cần thấy Thúy luôn khỏe mạnh đã là niềm vui. Tất cả chúng ta sẽ luôn đồng hành và luôn ủng hộ Thúy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào - những người hâm mộ đúng nghĩa".
Ngày 9/11, Thanh Thúy không có tên trong danh sách đăng ký thi đấu của Kuzeyboru ở trận gặp Sariyer tại giải vô địch quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.
Cụ thể, CLB Kuzeyboru chỉ điền tên 13 trong số 14 VĐV tham dự trận đấu này. Động thái nói trên cho thấy việc Kuzeyboru chia tay Thanh Thúy chỉ là thời gian, và thực tế điều đó đã xảy ra trong ngày 13/11.
Thanh Thúy gia nhập CLB Kuzeyboru vào cuối tháng 8. Tay đập của Việt Nam mới có 2 lần được ra sân ở mùa giải này, trong đó có một trận ở CEV Cup và một trận tại giải vô địch quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.
Hợp đồng của Thanh Thúy với CLB Kuzeyboru của Thổ Nhĩ Kỳ có thời hạn 10 tháng, tuy nhiên do gặp vấn đề về chấn thương nên tuyển thủ Việt Nam không thể hiện được nhiều ở đội bóng châu Âu.
Sau khi về nước, Thanh Thúy không thể thi đấu cho đội chủ quản VTV Bình Điền Long An tại vòng 2 và vòng chung kết giải vô địch quốc gia 2024 do hết hạn đăng ký. Tay đập sinh năm 1997 sẽ tìm cơ hội được thi đấu ở các giải bóng chuyền khu vực và châu lục.
Theo giới chuyên môn, chấn thương dai dẳng cùng một số rào cản khác là nguyên nhân khiến chủ công đội tuyển Việt Nam không được thi đấu nhiều trong màu áo Kuzeyboru. Dấu ấn lớn nhất của Trần Thị Thanh Thúy trong chưa đầy 3 tháng chơi cho CLB Thổ Nhĩ Kỳ là được vào sân tại CEV Cup (Cúp C2 bóng chuyền nữ châu Âu).
Ở cuộc đọ sức với Dinamo Zagreb, Thanh Thúy góp mặt trong 2 hiệp đấu cuối và ghi được 4 điểm. Cô ghi điểm giúp ấn định chiến thắng 3-1 nghiêng về Kuzeyboru. Đây là những điểm số đầu tiên trong lịch sử mà một cầu thủ bóng chuyền nữ Việt Nam ghi được tại một giải đấu cúp châu Âu. Tiếc rằng, dấu ấn ấy chưa đủ để Thanh Thúy tiếp tục đồng hành cùng Kuzeyboru trong phần còn lại mùa giải.
" alt=""/>Trần Thị Thanh Thúy chia tay đội bóng Thổ Nhĩ KỳNam Định khởi đầu không tốt trong trận đấu với Tampines Rovers (Ảnh: Lâm Anh).
Hai bàn thua nói trên ngỡ như đã khiến đội đương kim vô địch V-League đón nhận thất bại. Tuy nhiên, Nam Định quyết không lùi bước. Đoàn quân của HLV Vũ Hồng Việt tấn công mạnh mẽ trong khoảng thời gian còn lại của trận đấu, trước khi họ liên tiếp ghi bàn.
Phút 58, Lý Công Hoàng Anh chuyền bóng cho Caio Cesar khống chế bóng bằng ngực. Caio Cesar sau đó xoay người đá vô lê hiểm hóc từ khoảng 18m, đánh bại thủ môn đối phương, ghi bàn thu ngắn cách biệt xuống còn 1-2 cho Nam Định.
Nam Định thắng ngược đối thủ đến từ Singapore (Ảnh: Lâm Anh).
Đến phút 80, cầu thủ ngoại Joseph Mpande nhận đường chuyền của Nguyễn Văn Vĩ từ cánh trái, rồi Mpande kết thúc chính xác, gỡ hòa 2-2 cho đội bóng thành Nam.
Chưa dừng lại tại đây, đến phút bù giờ thứ 6 của hiệp hai, Nam Định hoàn tất màn ngược dòng không tưởng của mình.
Đại diện của V-League hiện đứng nhì bảng G (Ảnh: Lâm Anh).
Hậu vệ Lucas Araujo trong pha lên tham gia tấn công, nhanh chân sút bóng sau pha lộn xộn trước khung thành Tampines Rovers, ấn định chiến thắng 3-2 cho Nam Định.
Chiến thắng này giúp đoàn quân của HLV Vũ Hồng Việt có 8 điểm, xếp thứ 2 tại bảng G thuộc AFC Champions League 2 (giải này trước đây mang tên cúp C2 châu Á). Dẫn đầu bảng đấu này đang là Bangkok United (Thái Lan) với 10 điểm. Tampines Rovers đứng thứ 3 trong bảng với 4 điểm.
" alt=""/>CLB Nam Định ngược dòng đánh bại đội bóng Singapore tại Cúp châu ÁKhoảng 5 năm trước, sau giờ làm, gần như anh đều "đóng khung" hình ảnh với các cuộc nhậu với đối tác, khách hàng, bạn bè... Những cuộc nhậu khiến anh thường xuyên cảm thấy "như bị ốm".
Dịch Covid-19 khiến anh quan tâm hơn đến sức khỏe và bắt đầu chạy bộ. Sau một thời gian, chạy bộ đã mang đến "phiên bản tốt hơn" cả sức khỏe lẫn tinh thần và trở thành thói quen thường ngày của anh. Tham gia cộng đồng và câu lạc bộ (CLB) công ty, gặp gỡ nhiều thành viên có thâm niên chơi thể thao qua các giải đấu, anh Phương được nghe và truyền cảm hứng về hành trình chơi nhiều môn phối hợp nên quyết định tập thêm bơi lội.
Anh Phương thường xuyên duy trì thói quen bơi - chạy (Ảnh: DNSE).
Sau 4 năm tập luyện, anh Phương giờ là vận động viên (VĐV) có tiếng trong nội bộ DNSE, từng góp mặt ở các giải đấu nhiều môn phối hợp khắp Việt Nam. Theo anh, sức hút của hai môn phối hợp nằm ở sự đa dạng. Chạy bộ giúp rèn luyện đôi chân khỏe, ý chí bền bỉ không bỏ cuộc; còn bơi lội giúp đôi tay, hông trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn. Hơn hết, việc duy trì thói quen thể thao giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, đủ duy trì hiệu suất công việc tốt trong môi trường tài chính cần sự chính xác, kỷ luật và tập trung cao độ.
"Thể thao dạy tôi sự kiên trì, kỷ luật, cũng là nền tảng giúp cho công việc tốt hơn", Trưởng phòng khách hàng cao cấp DNSE khẳng định.
Aquathlon trở thành trào lưu ở nhiều công sở (Ảnh: DNSE).
Từ những "hạt nhân" ban đầu như anh Phương, nhiều thành viên khác của DNSE cũng bắt đầu tìm đến aquathlon. Phần lớn họ là vận động viên chạy bộ (runner), muốn tìm kiếm thử thách mới, làm phong phú trải nghiệm bản thân.
Không chỉ tại DNSE, tập luyện hai môn phối hợp gần đây trở thành trào lưu tại nhiều công sở. Thanh Luật, 27 tuổi, nhân viên truyền thông tại TPHCM cũng bắt đầu chơi hai môn phối hợp khoảng nửa năm. Trước đây, anh chỉ duy trì chạy bộ khoảng 5-10 km mỗi ngày. Cuối 2023, anh thấy vài đồng nghiệp đăng ký tham gia bơi - chạy tại giải DNSE Aquaman Vietnam - Phan Thiết nên tò mò, tìm hiểu.
"Hầu hết đồng nghiệp đều nhận xét vừa bơi vừa chạy thú vị hơn, tạo cảm giác thách thức nhưng cũng sảng khoái khi chinh phục thành công. Thế là họ rủ tôi cùng tập", Luật nói.
Tuần hai ngày, Luật cùng đồng nghiệp đến bể bơi gần công ty sau giờ làm. Sáng sớm, anh tranh thủ chạy 30 phút - 1 tiếng. Nhân viên 27 tuổi cho rằng chơi nhiều môn giúp tránh cảm giác nhàm chán vì mỗi ngày đều có thách thức, mục tiêu mới. Sau nửa năm tập luyện, anh quyết định lần đầu tham gia cự ly bơi 500m, chạy 5km tại DNSE Aquaman Vietnam ngày 1/12 tới.
DNSE Aquaman Vietnam là sân chơi hàng đầu của bộ môn phối hợp bơi - chạy.
Aquathlon hay bơi - chạy trở nên phổ biến ở Việt Nam trong khoảng 3 năm qua. Số lượng người tham gia tăng đều theo từng năm vì nhiều lý do. Đầu tiên là bộ môn này giúp phát triển toàn diện các nhóm cơ, rèn luyện sức mạnh, tốc độ, vóc dáng. Thứ hai, chơi aquathlon đỡ tốn kém hơn triathlon vì người tham gia không cần mua xe đạp, cũng không gặp bất tiện khi phải mang xe đạp theo nhiều nơi mỗi lần thi đấu.
Với dân văn phòng, aquathlon cũng có nhiều sức hút. Theo các VĐV, bộ môn này dễ chơi vì chỉ cần đầu tư đôi giày chạy, đồ bơi, kính bơi. Thời gian tập luyện có thể ngay sau lúc tan ca hoặc đầu ngày. Với người ở trong các khu chung cư, việc chơi aquathlon thuận tiện hơn vì đa số các địa điểm này có sẵn đường chạy bộ và hồ bơi. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, aquathlon cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng sự tập trung, bền bỉ.
Cầu nối gắn kết văn hóa doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQT DNSE, cũng là một thành viên năng nổ của phong trào bơi - chạy, hoạt động trong lĩnh vực tài chính có đôi phần khô khan, nhưng đội ngũ nhân viên DNSE luôn duy trì tinh thần thoải mái, năng lượng, sự năng động, sáng tạo nhờ thể thao.
DNSE có phong trào thể thao sôi nổi.
Ông Giang chia sẻ: "Thể thao đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của DNSE để duy trì một môi trường làm việc trẻ trung, làm hết sức, chơi hết mình. DNSE Aquaman Vietnam hay các giải thể thao nội bộ đã giúp nhân viên gắn bó với công ty và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp một cách rất tự nhiên. Khi tham gia đồng tổ chức DNSE Aquaman Vietnam, lãnh đạo công ty mong muốn lan tỏa phong trào trong cộng đồng, thúc đẩy tinh thần nỗ lực, dám dấn thân trong thể thao cũng như mọi khía cạnh cuộc sống".
Tới đây, DNSE Aquaman Vietnam 2024 tổ chức tại Hồ Tràm ngày 1/12 dự kiến thu hút 2.000 người. Trong đó, rất nhiều hội, nhóm, người tham gia là dân văn phòng, nhiều người lần đầu thử sức hai môn phối hợp. Với sự phát triển của phong trào này, người yêu thể thao, các runner có thêm sân chơi thử thách bản thân, gắn kết và lan tỏa đam mê aquathlon với cộng đồng.
" alt=""/>Bộ môn phối hợp bơi