
-Thị trường bất động sản TP.HCM những tháng gần đây có nhiều thông tin về tình trạng phân khúc căn hộ giảm nhiệt. Tuy nhiên, Savills mới đây đưa ra con số kỷ lục về lượng giao dịch căn hộ trong quý 2/2017 khiến giới bất động sản bất ngờ.Số liệu gây bất ngờ cho giới bất động sản
Theo Savills, trong quý 2/2017, lượng giao dịch căn hộ tăng 33% theo quý và 67% theo năm. Với gần 11.600 căn được tiêu thụ,lượng giao dịch của quý 2/2017 đã chạm đỉnh kể từ 2011 tới nay.
TS Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế, cho rằng, lượng giao dịch căn hộ kỷ lục trong quý 2/2017 của TP.HCM mà Savills cung cấp đã gây ra bất ngờ lớn cho rất nhiều người. Nguyên nhân là do con số này trái ngược với dự đoán của phần lớn giới nghiên cứu và báo cáo thị trường bất động sản. Đó là thị trường căn hộ trong quý 2/2017 sẽ xấu hơn đầu năm, nhưng thông tin này chứng minh được tình hình tiêu thụ căn hộ vẫn rất tốt.
 |
Thị trường bất động sản vẫn thiếu thông tin xác thực |
“Số liệu mà Savills cung cấp gây ra sự bất ngờ, ngạc nhiên cho những người dự đoán thị trường bất động sản TP.HCM. Sau ngạc nhiên thì trên thị trường sẽ xuất hiện 2 xu thế, đó là xu thế lạc quan và bi quan. Ở xu thế lạc quan, mặc dù thông tin nguồn cung căn hộ bị bội thực có thể gây bất lợi cho tăng trưởng bất động sản, nhưng qua số liệu này thì thị trường bất động sản TP.HCM vẫn rất khởi sắc.
Còn ở nhóm bi quan, nhiều người vẫn quan ngại về số liệu này. Trong đó, nhóm bi quan cực đoan sẽ cho rằng số liệu này không hợp lý, còn nhóm bi quan theo kinh tế vĩ mô nói rằng thị trường căn hộ sắp sửa đi đến giai đoạn đóng băng”, ông Hiển nhận định.
TS Đinh Thế Hiển nói rằng hồi đầu năm, khi thị trường đất nền vùng ven tăng giá rất mạnh, nhiều người nhận định thị trường căn hộ sẽ không còn đất sống, bởi vì nhà đầu tư và nhà đầu cơ thấy đất nền hấp dẫn hơn. Thế nhưng, qua số liệu này, có thể thấy căn hộ vẫn là phân khúc lớn và quan trọng của thị trường bất động sản TP.HCM. Do đó, con số này tạo ra sự lạc quan, bền vững cho thị trường căn hộ.
Trong khi đó, ông Phan Công Chánh – Chuyên gia bất động sản cá nhân nói rằng số liệu trên của Savills đã gợi lên nhiều câu hỏi cho giới chuyên gia.
“Thứ nhất, khi đưa ra con số này, Savills sẽ có trách nhiệm chứng minh con số đó là đúng và Savills phải chịu trách nhiệm trên con số đã công bố.
Thứ hai là phải xem xét phương pháp nghiên cứu thị trường của Savills, bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến số liệu và kết quả. Nếu họ phân tích các báo cáo tài chính, số liệu doanh nghiệp đưa thì sẽ khác với chuyện họ tự đi khảo sát và có mặt ở từng dự án lúc được mở bán, hoặc là có nguồn nào khác. Phương pháp nghiên cứu khác nhau thì số liệu dẫn đến kết quả cuối cùng sẽ khác nhau.
Thứ ba là góc độ quan sát thị trường. Chúng ta phải hiểu được định nghĩa con số 11.600 căn hộ được tiêu thụ ở đây là bán hàng đợt đầu hay số lượng căn hộ mà người dân đã nhận nhà rồi.
Nếu như thị trường căn hộ TP.HCM hấp thụ được con số khổng lồ như vậy thì thực sự rất lạc quan”, ông Chánh nhận định.
Giao dịch ảo chiếm đa số
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nói rằng, muốn biết con số báo cáo của Savills hay một công ty nghiên cứu nào khác có chính xác, thì phải biết đơn vị đó đánh giá một dự án căn hộ có chính xác hay không.
Bởi lẽ, theo ông Đực, một dự án căn hộ có rất nhiều số liệu mà ngay cả chủ đầu tư dự án cũng không biết chính xác họ bán được bao nhiêu căn. Một dự án bán ra có đến 2 - 3 sàn, có những trường hợp bán 7 - 8 sàn; mà mỗi sàn lại bán theo một kiểu khác nhau, thế nên con số báo cáo của từng sàn cũng chưa chắc chính xác.
“Chính trong sàn cũng không biết con số bán chính xác như thế nào, bao nhiêu căn đặt giữ chỗ, bao nhiêu căn đi tới hợp đồng… Hiện nay, các sàn giao dịch bất động sản tung hỏa mù rất ghê gớm. Thành thử không có một chủ dự án nào biết chính xác dự án mình bán được bao nhiêu căn, trong đó bao nhiêu người mua để ở, bao nhiêu người mua đầu tư, bao nhiêu người mua đầu cơ.
Cái nguy hiểm hiện nay của thị trường bất động sản rất giống với thời kỳ 2007-2008, đó là người mua lướt sóng nhiều quá. Có những người chỉ chờ đặt cọc vài ba trăm triệu rồi 2 - 3 tháng sau bán lại lấy lời 50 - 70 triệu, thậm chí cả 100 triệu. Khối lượng lướt sóng này rất lớn, làm méo mó thị trường. Nếu chính quyền không nhắc nhở thì dễ dàng bị sa vào trường hợp cách đây cả chục năm, tức là nhà nhà lướt sóng, nhà nhà đầu cơ. Do đó, tôi cho rằng số liệu của Savills là không chính xác”, ông Đực nhận định.
Đáng chú ý, ông Đực cho rằng trong 11.600 giao dịch thành công trong quý 2/2017, có rất ít là giao dịch thực, trong khi giao dịch ảo chiếm đa số. Giao dịch thực là những người mua để ở hoặc mua để cho thuê để đầu tư. Còn giao dịch ảo chính là những người đầu cơ lướt sóng.
“Hiện nay, có những cá nhân tạo thành một nhóm chuyên đi mua căn hộ của các dự án mới mở. Người ít thì mua một vài căn, người nhiều thì mua cả mấy chục căn, sau đó bán lại để lấy lời. Tình trạng những người mua lướt sóng như thế này hiện nay quá lớn. Thành thử 11.600 căn hộ giao dịch được mà Savills công là căn cứ trên số liệu của chủ đầu tư.
Thế nhưng, chính chủ đầu tư cũng không biết trong 11.600 căn này thì họ bán được bao nhiêu, bao nhiêu do sàn giữ lại. Nếu con số này là chính xác thì tôi nghĩ con số lướt sóng là 6.000 – 7.000 căn; còn mua để ở chỉ có hơn 4.000 căn. Do đó, số liệu công bố ra cần phải thận trọng để có thể khuyến cáo cho người mua. Số liệu này mà lớn lên thì rất nguy hiểm, nó làm cho thị trường bất động sản dễ bị vỡ trận, đóng băng. Chỉ cần có một biến động lớn về kinh tế - xã hội thì sẽ dễ dàng tác động tới thị trường bất động sản”, ông Đực phân tích.
Đồng quan điểm với ông Đực, Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng ngày càng có nhiều dự án căn hộ tại TP.HCM được đưa ra thị trường. Thế nên, khi công bố báo cáo, các công ty nghiên cứu cần xem xét dựa trên sự tăng trưởng của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp là chính người mua sử dụng căn hộ đó, còn thị trường thứ cấp là nhà đầu tư mua bán để kiếm lời. Nếu thị trường thứ cấp tăng mạnh, có nghĩa là giới đầu cơ đang hoạt động rất mạnh mẽ, nên dễ đưa thị trường bất động sản vào tình trạng bong bóng nếu không có biện pháp kiềm chế. Đây là rủi ro lớn cho thị trường.
Diệu Thủy
 Savills đưa ra con số khiến giới bất động sản sốc nặngSavills vừa đưa ra báo cáo thị trường ghi nhận con số kỷ lục về lượng giao dịch trong báo cáo thị trường TP.HCM quý 2/2017. " alt=""/>Thị trường BĐS Quý 2/2017: Đằng sau con số khiến giới BĐS sốc nặng
 Điểm chốt kiểm soát dịch tại khu dân cư thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành). Ảnh: Nguyễn Thu Hằng “Tuy nhiên, Hải Dương cần đánh giá kỹ các nguy cơ dịch bệnh theo từng địa bàn cấp huyện, thành phố, thị xã, thậm chí tới từng xã, phường để có quyết định hợp lý. Nơi nào có nguy cơ cao cần tiếp tục cách ly xã hội theo chỉ thị 16 hoặc giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 để đảm bảo mục tiêu kép”, PGS Phu nhấn mạnh. PGS Phu cũng khuyến cáo Hải Dương cần đẩy mạnh xét nghiệm tại các điểm có nguy cơ cơ, tăng cường giám sát để tiếp tục phát hiện được các ổ dịch mới có thể còn “lẩn khuất” và cần yêu cầu người dân thực hiện tốt thông điệp 5K. Việc phát hiện sớm các ca nhiễm trong động đồng sẽ phục vụ tốt việc truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, tránh lây lan rộng. Trong cuộc họp trực tuyến chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân cũng nhận định, đa số các ca bệnh mới phát hiện tại Hải Dương đều nằm trong số F1 đã được đưa đi cách ly tập trung. Do đó, ông đề nghị Hải Dương cần phải rà soát tất cả các khu cách ly tập trung, đặc biệt khu cách ly F1, tuân thủ nghiêm các quy định để tránh lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Với các trường hợp F2, Thứ trưởng Tuyên đề nghị, trường hợp nào không chấp hành đúng quy định, cần đưa đi cách ly tập trung và xử lý theo Nghị định 117 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Đồng thời, toàn tỉnh phải kiểm tra tất cả các nhà máy, công ty trên địa bàn kể cả các cơ sở nhỏ lẻ bên ngoài. Các doanh nghiệp phải có cam kết thực hiện đúng hướng dẫn Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid-19 tại nơi sản xuất. Người chịu trách nhiệm trước pháp luật của đơn vị phải ký cam kết với Ban quản lý khu công nghiệp và lãnh đạo địa phương. Kể từ ngày 27/1 đến nay, Hải Dương ghi nhận 684 ca mắc Covid-19 trên tổng số 868 ca mắc tại 13 tỉnh, thành phố. Thúy Hạnh  11 điều Hải Dương cần làm để chống dịch trong điều kiện bình thường mớiCác chuyên gia Bộ Y tế đề xuất 11 giải pháp cho Hải Dương để thực hiện tốt mục tiêu kép 'phòng chống dịch bệnh, phát triển kinh tế xã hội' khi kết thúc cách ly xã hội. " alt=""/>Vẫn xuất hiện ca bệnh mắc Covid
Trong danh sách 209 doanh nghiệp (DN) nợ thuế được Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh công bố, với số nợ hơn 2.118 tỷ đồng, DN bất động sản chiếm đa số. Đáng chú ý, có 2 DN bất động sản “đội sổ” với tổng nợ gần 260 tỷ đồng.Theo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, đây là những DN mà cơ quan thuế vẫn chưa thu được nợ thuế dù đã áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế như thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, đề nghị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh, cưỡng chế tài khoản ngân hàng...  | Nhiều DN kinh doanh BĐS nợ thuế được công bố công khai. Ảnh Vũ Lê |
Trong danh sách vừa công bố, số DN nợ thuế trên 10 tỷ đồng có tới 33. Đáng chú ý lần này có đến 12 DN lọt vào Top 10 phân hạng về số tiền nợ thuế “khủng”, với tổng nợ thuế gần 500 tỷ đồng tại quý II/2017 trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Đứng đầu danh sách là Công ty CP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (118 Huỳnh Tấn Phát, quận 7), với số nợ lên tới 159,5 tỷ đồng; kế đến là Công ty CP Xây dựng công trình và Đầu tư địa ốc Hồng Quang (007-008 Chung cư H1 Hoàng Diệu, quận 4) với số nợ 100,3 tỷ đồng. Cả hai công ty này đều bị Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đề nghị cơ quan chức năng thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh. Trong danh sách đề nghị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh, một số DN có tên tuổi trong kinh doanh bất động sản cũng được cơ quan thuế nêu tên do nợ thuế như: Công ty CP Tập đoàn Khang Thông (67 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), Công ty CP Địa ốc Đất Lành (3/16 Phổ Quang), Địa ốc Tân Vũ Minh (235 Điện Biên Phủ), Địa ốc Khang Gia (103 Sư Vạn Hạnh), Xây dựng Hưng Thịnh, Tân Hoàng Thắng (2A Nguyễn Sỹ Sách, Tân Bình)… Trước đó, vào cuối tháng 4/2017, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng đã công khai 182 DN nợ thuế và thực hiện biện pháp ngăn chặn là tạm dừng xuất cảnh với những đối tượng chây ỳ nợ, đồng thời tăng cường thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tính đến ngày 3/6, số nợ có khả năng thu là 9.979 tỷ đồng, giảm 959 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2016./. Theo Thời báo Tài chính Việt Nam  Hà Nội: Nhiều ‘đại gia’ bất động sản nợ thuế hàng chục tỷ đồngCông ty cổ Phần Đầu tư Xây dựng Bất động sản Lanmak đứng đầu danh sách nợ thuế vừa được Cục Thuế Hà Nội công bố đợt 9/2016. " alt=""/>TP.HCM: Nhiều doanh nghiệp bất động sản nợ thuế “khủng”
- Tin HOT Nhà Cái
-
-
Xem thêm lịch thi đấu vòng 7 v-league
-
|
|