Sabo là con trai của Outlook III, cũng bạn thời thơ ấu của Luffy và Ace. Tương tự 2 người anh em, từ nhỏ Sabo đã ước mơ trở thành một hải tặc vĩ đại. Ban đầu, 3 người dự định sẽ cùng giăng buồm ra khơi vào năm 18 tuổi. Tuy nhiên, do 18 tuổi Sabo sẽ buộc phải trở thành quý tộc thực thụ – điều mà anh chán ghét nhất trên đời – nên Sabo đã quyết định lên đường sớm – từ năm 10 tuổi, để rồi gia nhập Quân Cách mạng sau khi thuyền bị Long Tinh phá hủy.
Dù xuất thân trong gia đình danh giá, nhưng Sabo chưa bao giờ coi mình như một quý tộc mà xem thường những người có địa vị thấp. Sabo luôn quý trọng tình thân. Anh yêu thương bao bọc, chấp nhận những yếu điểm của Luffy và không ngừng khuyến khích cậu nỗ lực.
Anh cũng là người “dĩ hòa vi quý” cho những xung đột nảy lửa giữa Luffy và Ace. Anh sẵn sàng làm theo yêu cầu của cha mình, chấp nhận nỗi cô đơn để cứu những người anh em như Luffy và Ace.
Vẫn còn nhiều bí ẩn và hoài nghi về quãng thời gian Sabo biến mất, nhưng anh vẫn nhận được nhiều thiện cảm từ các fan One Piece mỗi khi xuất hiện.
Sanji là đầu bếp trong băng hải Mũ Rơm, cũng là 1 trong 3 người mạnh nhất – chỉ sau Zoro và Luffy. Với biệt hiệu Hắc cước, Sanji sở hữu một đôi chân đầy sức mạnh và có tốc độ siêu phàm – có thể đá bay một quái vật 300 kg chỉ với một cước. Những phần cơ thể còn lại của anh cũng sở hữu sự dẻo dai và linh hoạt đáng kinh ngạc. Kết hợp giữa sức mạnh thể chất và những mưu mẹo khôn khéo, Sanji xứng đáng là một thành viên quan trọng trong băng Mũ Rơm.
Sanji tạo ấn tượng khó quên với các tín đồ One Piece bởi tình yêu vô bờ bến của anh với phụ nữ. Sanji luôn ga lăng và tôn sùng những người thuộc nửa còn lại của thế giới, sẵn sàng bảo vệ họ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Anh cũng không ngần ngại thể hiện sự hào hoa, đa tình, thậm chí cả những cảm xúc thái quá đến không kiềm chế trước những người phụ nữ hấp dẫn. Bởi quan niệm không đánh phụ nữ, Sanjigặp không ít rắc rối khi chiến đấu, nhưng điều đó lại càng khiến người đọc, người xem yêu mến và thích thú hơn với anh.
3. Roronoa Zoro
“Thợ săn hải tặc” Roronoa Zoro là thành viên đầu tiên của băng hải tặc Mũ Rơm. Vì lời hứa cùng người bạn thời thơ ấu đã qua đời Kuina, Zoro đã quyết tâm trở thành kiếm sĩ giỏi nhất thế giới, và thực tế anh hiện là bậc thầy về kiếm thuật với khả năng sử dụng thuần thục 3 thanh kiếm cùng lúc.
Sức mạnh khủng khiếp và ngày một nhân thêm của Zoro khiến nhiều người nhầm tưởng anh mới là thuyền trưởng băng Mũ Rơm, và trong các trận chiến Zoro thường “xử lý” đối thủ mạnh thứ 2, còn Luffy chiến đấu với kẻ mạnh nhất.
Zoro là nhân vật đông fan thứ 3 trong One Piece bởi hình tượng kiếm sĩ trượng nghĩa, sự can đảm và ý chí sắt đá. Anh cũng khiến các fan thích thú bởi những nét đáng yêu trong tính cách, như mê uống rượu, có thể ngủ ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, cùng tật mù hướng siêu cấp kể cả đi đường thẳng,…
Bề ngoài lạnh lùng bất cần, nhưng thực chất Zoro là người luôn hết lòng vì bạn bè. Anh không tinRobin khi cô mới gia nhập, nhưng vẫn hết lòng bảo vệ cô. Anh không thích bị ra lệnh, nhưng vẫn lắng nghe và làm theo những yêu cầu của Nami và Luffy.
Sự quan tâm không nói nên lời, mà lặng lẽ dõi theo và sẵn sàng hứng chịu tổn thương thay cho những người đồng đội.
“Bác sĩ Tử thần” Trafalgar Law là thuyền của băng hải tặc Heart và là đối thủ xứng tầm của Luffy. Anh từng là 1 trong 11 Siêu Tân Tinh, cũng từng gửi 100 quả tim hải tặc tới cho Tổng bộ Hải quân để đổi lấy chức Thất Vũ Hải. Law đặc trưng với nụ cười thản nhiên thường trực trên môi – nụ cười đôi khi khiêu khích đầy thách thức, đôi khi lại là hài lòng khi kế hoạch tiến triển thuận lợi.
Law gây ấn tượng với tính cách bí ẩn mà liều lĩnh, cách nói chuyện lịch thiệp mà đầy mỉa mai. Đối với bạn bè và đồng minh, Law là kẻ trọng danh dự, thẳng thắn. Đối với những đối thủ đáng gờm, Law thể hiện sự tôn trọng và sẵn sàng ra tay cứu thoát kẻ ấy, bởi không muốn mất một đối thủ thú vị trong tương lai.
Một con người khác trong Law lại thể hiện sự khôn ngoan, mưu mẹo và tàn nhẫn, như khi yêu cầu bỏ mặc lũ trẻ lại Punk Hazard, hay tấn công Tashigi sau khi đã cắt đôi người cô.
Tuy nhiên, thực chất Law rất giàu lòng trắc ẩn, như những lần chữa trị cho những đứa trẻ bị Ceasar đầu độc, hay cảnh báo mọi người về những nguy hiểm trước mắt. Đôi khi anh cũng bộc lộ những nét đáng yêu như hay cau mày, ngám ngẩm trước những hành động ngốc nghếch của Luffy.
Chính sự bí ẩn, nửa chính nửa tà này khiến Law tạo sức hút khổng lồ, vượt qua cả các thành viên khác trong băng Mũ Rơm để chiếm vị trí thứ 2 trong lòng người hâm mộ One Piece.
“Mũ Rơm” Monkey D. Luffy là nhân vật chính trong One Piece – người sáng lập, thuyền trưởng và là người mạnh nhất của băng hải tặc Mũ Rơm.
Luffy sở hữu sức mạnh không tưởng. Ngay từ năm 7 tuổi, nắm đấm của cậu đã mang sức sát thương ngang ngửa một khẩu súng ngắn. Cậu có thể dùng tay không dễ dàng nghiền nát những tảng đá, phiến thép, phá tan một tòa nhà cao tầng, hay chịu được những đòn tấn công chết người mà vẫn tiếp tục chiến đấu và hạ gục những đối thủ mạnh nhất.
Sức mạnh đáng sợ ấy không chỉ đến từ ý chí sắt đá vượt qua mọi giới hạn và nỗ lực không ngừng của Luffy, mà còn xuất phát từ sự huấn luyện hà khắc của ông nội Luffy ngay từ nhỏ – khi cậu từng bị bỏ rơi trong rừng hay ném xuống vực thẳm,….
Ông nội mong muốn cậu trở thành một hải quân xuất sắc, nhưng lớn lên Luffy lại ước mơ trở thành Vua Hải Tặc và tìm ra kho báu huyền thoại của Gold D. Roger.
Trái ngược với hoài bão lớn và sự kiên cường khi chiến đấu, thường ngày Luffy là một cậu nhóc vô ưu và rất ngốc nghếch. Ít có nhân vật chính nào lại có nhiều tật xấu như Luffy: ham vui, tham ăn, ngông nghênh nhưng dễ bị lừa, không biết giữ bí mật,… Tuy nhiên, những nhược điểm ấy lại càng khiến các tín đồ One Piece ấn tượng sâu sắc và không thể nhầm lẫn Luffy với bất cứ ai.
Sự thẳng thắn, chân thành của Luffy từng cảm hóa cả kẻ thù. Không bao giờ từ bỏ ước mơ, nhưng cậu sẵn sàng trì hoãn khao khát lớn nhất cuộc đời để bảo vệ cho đồng đội. Chính sự đơn giản mà đầy lạc quan của Luffy đã khiến cậu trở thành thần tượng lớn nhất trong One Piece và thu thập lượng fan khổng lồ khắp thế giới.
Theo thegioigame
" alt=""/>Những nhân vật được yêu thích nhất trong manga One Piece (Phần 2)Có thể nói, với việc là đối thủ trực diện của Apple Watch, Gear S2 có cả cơ hội lẫn thách thức trước mắt. Sự thành công hay thất bại của nó đều sẽ có tác động lâu dài đến triển vọng tương lai của Samsung tại thị trường mới mẻ này. Smartwatch nói riêng và wearable nói chung là một thị trường mà Samsung từng hy vọng sẽ thống trị ngay khi còn trong trứng nước, nhưng giờ đây, hãng lại thấy mình trong tình thế ngược lại: Bị bủa vây bởi Apple.
Còn nhớ, khi Samsung giới thiệu mẫu smartwatch đầu tiên của hãng vào tháng 9/2013, hãng gần như là một mình một ngựa độc chiếm cuộc chơi. Cũng có một vài thương hiệu khác như Pebble hay Sony, nhưng chưa có hãng nào thực sự tạo được dấu ấn sâu đậm. Rất nhanh, Samsung liên tiếp tung ra nhiều model khác nhau, cố gắng hình dung công thức hấp dẫn người dùng trước khi Apple trình làng smartwatch đầu tay. Chính vì chiến thuật này, Samsung trở thành hãng smartwatch lớn nhất thế giới trong năm 2014, bất chấp những lời chỉ trích rằng các sản phẩm của hãng không khác nhau là mấy và gây nhầm lẫn cho người dùng.
Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi rõ rệt từ sau khi Apple Watch xuất hiện. Thị phần smartwatch của Samsung sụt một phát từ 74% trong Q2/2014 xuống chỉ còn 7,5% vào cùng kỳ năm nay, số liệu của Strategy Analytics tiết lộ. Ở thái cực đối lập, Apple nhanh chóng kiểm soát tới 76% thị trường ngay trong quý đầu tiên mở bán. Gear S, mẫu smartwatch ra mắt gần nhất của Samsung (tháng 11/2014) có kết nối 3G không dây nhưng không thể cạnh tranh nổi với đối thủ đến từ Táo khuyết và bị đè bẹp tuyệt đối.
Vẫn còn cơ hội
Dù vậy, ngay cả Apple cũng có những rắc rối riêng và đó chính là cơ hội của Samsung. Apple Watch hiện là smartwatch bán chạy nhất, nhưng nó còn xa mới đạt đến vị thế của một sản phẩm đại chúng. Hầu hết những người mua chiếc đồng hồ này vẫn là các tín đồ của Apple - những người sẵn sàng mua bất cứ thứ gì Apple chế tạo ra. Cơ hội thực sự dành cho Apple, Samsung và các hãng còn lại chính là khi người dùng phổ thông quyết định: Họ không thể sống thiếu smartwatch. Nhưng cho tới nay, chưa một hãng nào, bao gồm cả Apple, tìm ra được công thức "thần thánh" chinh phục số đông người dùng.
"Apple Watch thành công hơn mọi đối thủ khác, nhưng nó cũng chưa phải là một sản phẩm đột phá hay bùng nổ. Nhờ vậy mà Samsung vẫn còn chỗ để xoay xở", nhà phân tích Avi Greengart nhận định.
Với Gear S2, Samsung đã có gần một năm để rút kinh nghiệm từ những lần thử trước đây, cũng như hoàn thiện, trau chuốt sản phẩm mới nhất của mình. Hãng cũng nắm được điều gì ghi điểm, điều gì mất điểm với Apple Watch, dù Justin Denison, Phó Chủ tịch phụ trách chiến lược sản phẩm của Samsung Electronics Mỹ phủ nhận tin đồn Samsung đợi Apple Watch ra mắt rồi mới tính toán bước đi tiếp theo.
"Bạn sẽ không bao giờ thấy cảnh Samsung ngồi yên, chờ đợi và quan sát", ông này khẳng định trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 8.
Tất nhiên, Samsung vẫn còn vô số rào cản lớn cần phải vượt qua, như chưa có đủ ứng dụng hay và thú vị để hỗ trợ thiết bị, cũng như có sẵn sàng cho phép Gear 2 tương thích với các smartphone không-phải-do-Samsung-sản-xuất hay không. Samsung cũng phải đảm bảo rằng toàn bộ trải nghiệm của thiết bị thật nuột nà, và S2 phải sở hữu một thiết kế mà người dùng muốn đeo trên tay.
Đương đầu thách thức
Một trong những ưu thế lớn nhất của Apple Watch so với Samsung Gear là kho ứng dụng phong phú, đa dạng hơn. Người dùng có thể làm được mọi việc, từ mở cửa garage cho đến thanh toán bằng đồng hồ nhờ hệ thống Apple Pay.
Samsung đã tài trợ cho nhiều cuộc thi cũng như hỗ trợ giới lập trình phát triển ứng dụng cho Tizen, nhưng rõ ràng, sự quan tâm dành cho nền tảng này còn rất thấp nếu so sánh với iOS. Hầu hết các nhà phát triển ứng dụng đều chọn iOS và Android đầu tiên, rồi mới nghĩ đến Windows Phone hay Tizen. Nói chung, phần mềm là lĩnh vực mà Samsung "vật vã" từ lâu. Nhiều ứng dụng do hãng tự phát triển bị gọi là "bloatware", thuật ngữ chỉ những phần mềm mà người dùng không mong muốn. Hãng thậm chí đã phải lên kế hoạch khai tử những ứng dụng như Media Hub.
Tại thời điểm Apple Watch lên kệ hồi tháng 4, chỉ mới có khoảng 3000 ứng dụng dành cho Gear, trong khi số lượng ứng dụng hỗ trợ Watch là 3500. Đến tháng 7, con số ứng dụng của Apple Watch đã tăng lên 8500.
Với việc mặt đồng hồ S2 có hình tròn, các nhà lập trình sẽ phải điều chỉnh lại thiết kế giao diện ứng dụng. Samsung đã cho họ vài tháng khi cung cấp bộ công cụ phát triển từ tháng 4, nhưng điều đó không có nghĩa là đang có vài ngàn ứng dụng đợi sẵn S2 khi nó ra mắt. Với nhiều nhà lập trình, đơn giản là Tizen không đáng để họ bỏ công tốn sức. Một thiết bị cần phải bán tốt thì mới khuyến khích được giới lập trình viết ứng dụng phục vụ nó, nhưng cũng cần phải có ứng dụng hay thì mới lôi kéo được người dùng mua thiết bị. Đó thực sự là một vòng luẩn quẩn. Giải pháp duy nhất là Samsung cần tạo ra lượt ứng dụng hữu ích đầu tiên cho S2, sau đó mới mở rộng dần ra cộng đồng lập trình.
Cách tiếp cận thứ hai là cho phép Gear S2 hoạt động tương thích với nhiều smartphone Android khác, thậm chí là cả iPhone. Bằng cách này, Samsung sẽ thu hút được nhiều người mua hơn và một cách gián tiếp, cả các nhà phát triển ứng dụng nữa. Dù người dùng iOS luôn trung thành với các sản phẩm của Apple thì người dùng Android không được như vậy. Họ có thể xài tablet Samsung nhưng lại mua smartphone của LG. Do đó, trên lý thuyết, Samsung có thể tiếp cận nền tảng người dùng rộng lớn hơn nếu như theo đuổi toàn bộ người dùng smartphone Android hiện hành.
Một rào cản lớn nữa là thiết kế. Một số mẫu smartwatch đầu tiên của Samsung bị chỉ trích vì màn hình quá cồng kềnh và thô kệch, nhưng Gear Fit trông đã tinh tế hơn một chút. Moto 360 của Motorola nhanh chóng được ưa chuộng là vì nó sở hữu mặt tròn giống như đồng hồ truyền thống và không cần phải nghi ngờ về việc Samsung đã nhận ra điều này. Bằng chứng là S2 cũng có mặt tròn, với những đường nét được trau chuốt mềm mại hơn.
Nhưng kể cả khi Samsung có khắc phục được hết những vấn đề kể trên, thì rào cản lớn nhất cho hãng cũng như mọi nhà sản xuất smartwatch chính là cho người dùng thấy vì sao họ cần phải mua đồng hồ thông minh. "Đơn giản là người dùng chưa thấy không thể sống thiếu sản phẩm này được", Greengart kết luận.
" alt=""/>Samsung nhọc nhằn chia sẻ thị trường smartwatch cùng đại địch Apple