Vậy Chatbot là gì mà sức hút của nó lại lớn đến như vậy?
Chatbot có thể "thay thế" tất cả ứng dụng khác trên thiết bị
Chatbot là một trợ lý ảo kết nối với các ứng dụng trên thiết bị điện tử để thực hiện những yêu cầu của người sử dụng qua ngôn ngữ tự nhiên. Ví dụ khi bạn yêu cầu gọi xe taxi, Chatbot tự sử dụng ứng dụng Uber để đặt xe giúp bạn.
Chatbot cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng với vai trò của nhân viên chăm sóc khách hàng. Không chỉ trả lời yêu cầu của khách hàng một cách đơn giản, các Chatbot thông minh còn chủ động cung cấp thêm cả các thông tin liên quan, lựa chọn thay thế.
"Trí tuệ" của Chatbot có thể khiến nhiều người kinh ngạc.
Hãy thử gửi yêu cầu “Tôi muốn gọi pizza pepperoni cỡ lớn” cho Chatbot của Skype nhưng đừng quá ngạc nhiên khi bạn nhận được phản hồi: "Bạn muốn đế dày hay mỏng?"
Một trong các yếu tố quan trọng tạo ra sự khác biệt của Chatbot là chúng cho bạn cảm giác đang giao tiếp với một con người có tư duy chứ không phải một phần mềm lập trình sẵn. Không chỉ vậy, Chatbot còn có khả năng tự học hỏi, bổ sung “kiến thức” và không ngừng tự hoàn thiện qua các lần tương tác với người dùng.
Đánh giá về tiềm năng của Chatbot, người sáng lập Evernote, Phil Libin đã cho rằng: Chatbot là điều thú vị nhất ông thấy từ sau iPhone đến nay. Do đó không có gì lạ khi nhiều người cho rằng cuộc đua về Chatbot sẽ vẽ lại bản đồ làng công nghệ tương lai.
" alt=""/>Chatbot, cuộc đua khốc liệt năm 2017 của giới công nghệMột mình sang Singapore, thỉnh thoảng tự nấu ăn và vài lần bấm nhầm nút bếp từ
Chúng tôi gặp Giang tại Singapore khi cậu đang làm lập trình viên thiết kế app cho người khiếm thị của Grab. Công việc của Giang là phát triển app cho người khiếm thị. Dựa trên trải nghiệm của bản thân, Giang và các đồng nghiệp phát triển app đặc biệt này. Từ app này, người khiếm thị có thể tự đặt xe được mà không cần trợ giúp.
Sau khi nộp đơn qua mạng và vượt qua nhiều vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh, cậu thanh niên sinh năm 1994 đã một mình bay sang Singapore. Với đôi mắt không còn thấy ánh sáng, Giang tự thuê phòng, tự tìm đường tới công ty và thỉnh thoảng tự nấu ăn.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Giang tại Singapore.
- Chào Giang, cuộc sống của Giang bên này ra sao và việc tiếp cận giao thông khó khăn như thế nào?
- Em ở đây một mình, đi xe bus, tàu điện, hoặc bắt xe qua app. Em thường ăn sáng và đi luôn tới công ty. Thỉnh thoảng có ai đó dựng lều hay có sự kiện gì mà em không biết thì em né thôi, còn em quen rồi.
- Giang đi sang Sing, có người nhà theo không?
- Em đi một mình. Đi với người nhà không có tự do (cười).
- Công việc của Giang ban đầu như thế nào?
- Em mới làm nên kinh nghiệm còn kém, còn mọi thứ bình thường. Mọi thứ cũng như ở Việt Nam thôi. Mới đầu qua, em chưa nhớ tên đường nhưng đi càng nhiều, em cũng quen. Em cũng gọi tạm là thích nghi.
- Việc ăn uống thì sao, có bao giờ Giang bỏ mắm nhầm với tương ớt?
- Thỉnh thoảng em cũng tự nấu. Không bỏ nhầm mắm muối với tương ớt đâu chị, chỉ thỉnh thoảng bấm nhầm bếp từ và cháy đồ ăn thôi (cười).
- Bố mẹ em nói sao khi em sang Singapore một mình?
- Hồi ở Việt Nam, em cũng đi nhiều và từng làm việc bán thời gian. Bố mẹ không muốn cho em đi nhưng vẫn để em đi, để có cơ hội học hỏi.
- Điều gì khó nhất đối với em hiện tại?
- Em vừa làm vừa học nên em không biết cái gì là khó nhất. Ngày xưa, em làm bán thời gian lập trình nhưng không khó như bên này.
Alex “chibsquad” Garfield tiết lộ thông tin này trên trang Twitter cá nhân của anh.
While Garfield chưa bao giờ trở thành tâm điểm, nhưng vẫn được coi là một trong những người có tầm ảnh hưởng nhất trong làng thể thao điện tử trong suốt một thập kỷ vừa qua. Năm 2004, anh quyết định giúp một đội Counter-Strike gồm toàn các tuyển thủ bản địa người Canada tìm nhà tài trợ để họ có thể tham dự các giải đấu. Đội tuyển đó là Evil Geniuses.
Garfield đã gây dựng EG trở thành một đế chế, một trong những thương hiệu lớn và thành công bậc nhất trong ngành eSports với một loạt các danh hiệu vĩ đại. Đỉnh cao nhất, có lẽ là chức vô địch The International 2015 của bộ môn Dota 2.
Garfield cũng là người tạo ra thương hiệu GoodGame, một tổ chức quản lý hàng chục tuyển thủ eSports tài năng, cá tính bao gồm hai đội tuyển nổi tiếng là EG cùng Alliance.
Năm 2014, Twtich mua lại GoodGame, nói rằng làm như vậy để hỗ trợ người chơi tốt hơn và sáng tạo ra các nội dung liên quan tới họ để thể hiện sự hợp tác. Hai năm sau, Garfield chia tay.
Hiện vẫn chưa rõ kế hoạch trong tương lai của Garfield. Nhưng anh luôn thành công với mọi thứ mình làm trong eSports, và nó có thể sẽ không thay đổi khi Garfield bắt tay vào công việc mới.
June_6th(Theo Daily Dot)
" alt=""/>“Cha đẻ” của Evil Geniuses cùng thương hiệu GoodGame rời Twitch