Theo đơn thư phản ánh thì 185 giáo viên khi nhậnquyết định nhận vào các trường mầm non trong huyện dạy học theo quyết định củaỦy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn vào ngày 01/9/2012 có điều khoản: "Cácgiáo viên phải tham gia một kỳ thi tuyển gần nhất tại đơn vị có chỉ tiêu tuyểndụng, nếu tham gia kỳ thi mà không đỗ hoặc không tham gia kỳ thi đó sẽ bị cắthợp đồng".
Tới năm 2013-2014, huyện có tổ chức một kỳ thiviên chức dành cho các giáo viên có bằng tốt nghiệp khá, giỏi tham gia.Đáng chú ý là có một số giáo viên trong số 185 giáo viên gửi đơn kêu cứu cũngtham gia kỳ thi đó nhưng không đỗ mà vẫn tiếp tục được giảng dạy tại trường.
![]() |
Các giáo viên mầm non ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội trao đổi với PV. |
Năm học 2013-2014 toàn bộ giáo viên không tham giakỳ thi tuyển viên chức cũng vẫn được giữ lại tại trường mầm non để tiếp tụcchương trình dạy học của mình. Công việc lên lớp của những giáo viên này đượcduy trì đến năm học 2014-2015 vì huyện thiếu giáo viên.
Đến cuối năm 2014 huyện lại tiếp tục có một kỳ thiviên chức nữa và 185 giáo viên đã tham gia thi nhưng không đỗ và lại tiếp tụcđược giữ lại công tác cho đến hết năm học 2014-2015.
Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2014, tất cả các giáoviên trên đều nhận được thông báo của phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn đưa về cáctrường với nội dung như sau: UBND huyện và phòng Nội vụ giao cho hiệu trưởng cáctrường ký thanh lý hợp đồng với các giáo viên đang làm hợp đồng, tiếp tục giahạn đối với các giáo viên đó và ký thêm hợp đồng làm việc 6 tháng kể từ ngày01/01/2015 đến hết ngày 30/06/2015.
Đến ngày 01/7/2015, 185 giáo viên mầm non ký hợpđồng dạy học nhận được thông báo của phòng Nội vụ Sóc Sơn gửi về trường với nộidung: "Yêu cầu kế toán các trường không đưa danh sách các giáo viên hợp đồng vàobảng lương quý 3".
Ngày 13/7/2015 tất cả các giáo viên mầm non đangký hợp đồng và các hiệu trưởng các trường mầm non trong huyện được mời đến Hộitrường UBND huyện nghe thông báo cắt toàn bộ hợp đồng đối với 185 giáo viên đãđược ký hợp đồng dạy học trước đó.
Cũng trong đơn thư phản ánh của các giáo viên, qua34 tháng công tác tại các trường của 185 giáo viên, mỗi trường lại có những cáchký hợp đồng khác nhau, có trường chỉ ký duy nhất 1 lần, có trường trong vòng 34tháng lại ký 3 lần hợp đồng. Và đến thời điểm này thì toàn bộ 185 giáo viên chưanhận được bản thanh lý hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng lao động nào từ UBND hayphòng Nội vụ.
Chính vì vậy, 185 giáo viên này đang rơi vào tìnhtrạng hết sức khó khăn, lo lắng vì chưa biết cụ thể nội dung công việc tiếp theocủa mình sẽ như thế nào?
Lãnh đạo huyện Sóc Sơn 'lấy làm tiếc'
Chiều 30/7, trao đổi với VietNamNet, ôngNguyễn Văn Xuất- Chủ tịch Công đoàn giáo dục huyện Sóc Sơn cho rằng, công đoànngành không thể có tiếng nói gì bảo vệ giáo viên khi tất cả các cô kí hợp đồngvới nhà trường. Điều khoản cũng nêu về trường hợp giáo viên bị cắt hợp đồng nếukhông đáp ứng được điều kiện.
Trong khi đó, tại buổi thông báo với 185 giáo viên cùng lãnh đạo các trườngmầm non ngày 13/7, ông Hồ Việt Hùng, Trưởng phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn cho biết,việc cắt hợp đồng với các giáo viên thực hiện theo công văn số 5686/UBND-NC ngày31/7/2014 của UBND TP Hà Nội về việc chấn chỉnh công tác quản lý biên chế, tiềnlương CBCC các sở, ban, ngành. Theo đó, TP Hà Nội yêu cầu các quận huyện tránhsử dụng hợp đồng lao động thay thế cho các công chức viên chức. Để giáo viên cóthời gian chuẩn bị, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo các trường kí tiếp hợp đồngvới các giáo viên cho đến hết năm học (tháng 6/2015).
Phó Chủ tịch Lê Hữu Mạnh cho biết: "Chúng tôi lấy làm tiếc phải thực hiệnviệc này" nhưng quyết định trước đó của UBND TP nêu rõ.
Trước băn khoăn của giáo viên quyết định của họ ghi không thời hạn, ông Mạnhcho biết nội dung cũng ghi rõ nếu trường các cô đang công tác còn chỉ tiêu, cáccô đăng ký thi và không vượt qua kỳ tuyển dụng thì phải cắt hợp đồng.
"Đáng lẽ chúng tôi phải làm cương quyết từ năm 2013 khi thi tuyển xong,trường hợp nào không đỗ phải cắt ngay hợp đồng" - lời Phó Chủ tịch Lê Hữu Mạnh.
Về việc nhiều giáo viên đã gần đủ 36 tháng để đủ điều kiện xét đặc cách, ôngMạnh cho biết: "2 năm qua việc xét đặc cách qua thi tuyển và xét tuyển về cơ bảnđã giải quyết hết cho các giáo viên mầm non có thời gian công tác ở trường từ ítnhất 3 năm trở lên. Kỳ thi vừa qua cũng là lần cuối huyện xét đặc cách đối vớicác giáo viên này. Nếu chúng tôi kéo dài việc này trong năm tới thì huyện sai.Việc các cô nói huyện không tính toán đến quyền lợi các hợp đồng của giáo viênlà không đúng. Chuyện rất khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải quyết định."
Văn Chung
" alt=""/>Hà Nội bất ngờ cắt hợp đồng 185 giáo viênNhưng khi bước chân vào hôn nhân, cuộc sống của tôi hoàn toàn thay đổi. Anh bận bịu công việc tối ngày, không còn dành thời gian cho tôi như trước. Khi tôi buồn, anh bận đi công tác. Khi tôi mệt mỏi, anh bận họp hành. Mỗi ngày trôi qua tôi chỉ thấy anh xoay chong chóng với công việc, còn tôi là người vợ cô đơn trong chính căn nhà của mình.
Chỉ hơn 1 năm sau kết hôn, anh đã trở thành một con người hoàn toàn khác với trước đó. Những lời hứa hẹn "đưa em đi bất cứ nơi đâu em thích", "chỉ cần em gọi là anh có mặt" như gió thoảng qua tai. Trong đầu anh khi đó chỉ có 2 chữ "bận" và "tiền".
Khi tôi thông báo mình có bầu đứa con đầu tiên, anh cũng chỉ kịp vui vài phút rồi lập tức lên đường đi công tác hai tuần.
9 tháng vợ mang bầu, cứ đến ngày đi khám là anh kêu bận để trốn việc đưa vợ đi. Khi tôi ý kiến, anh lại đưa tiền cho vợ bắt taxi. Hỏi lý do thì anh thú nhận ngại đi đến chỗ toàn các bà bầu. Một vài lần như vậy, tôi thấy chán nản, không còn muốn nói với chồng về lịch trình khám thai của mình nữa.
Sinh bé đầu tiên, chỉ có mẹ đẻ bên cạnh tôi. Anh đi công tác chưa về, mẹ chồng thì ở quê chưa lên kịp. Biết vợ sinh, anh gọi điện hỏi han, nói vài câu dặn dò giữ sức khỏe rồi cúp máy.
Nửa tháng sau anh về. Việc đầu tiên anh làm là ngó vào nhìn con một cái, hỏi tôi có ổn không rồi lại đi ra ngoài ngồi, gọi điện nói chuyện với bố mẹ anh. Hai tối đầu, anh ngồi bế con được vài phút thì kêu mỏi tay và bận.
Đến tối thứ ba, anh không ngủ chung phòng với tôi nữa. Lý do là con khóc, mùi sữa, anh không chịu nổi. Có nhiều đêm, tôi thức trắng bế con, mệt nhọc đến phờ phạc người, anh cũng không đỡ đần. Sự tủi thân trong tôi dâng trào.
Thiết nghĩ, đứa con đầu anh còn hờ hững như vậy thì đứa thứ hai sẽ ra sao?
Tôi không hiểu lý do vì sao anh lại như thế. Người đàn ông mà tôi biết không như vậy. Anh từng rất biết quan tâm người khác. Có lúc tôi nghĩ, hay tại mình sinh con gái, không sinh được cho anh "thằng cu" nối dõi tông đường nên anh mới thái độ? Hay tại anh có người đàn bà khác? Bao nhiêu suy nghĩ cứ ngổn ngang trong đầu tôi.
Hai năm sau tôi lại sinh một cô công chúa. Vừa sinh xong, mẹ chồng đã nói “thế này thì phải đẻ tiếp rồi”. Tôi khựng lại. Không hiểu sao thời đại này mà gia đình chồng vẫn còn tư tưởng "trọng nam khinh nữ".
Hai lần mang nặng đẻ đau, tôi không dám kêu ca, việc gì cũng tự mình làm. Tôi còn đi làm ở văn phòng đến gần ngày sinh.
Đến khi tôi có bầu đứa con gái thứ 3, chồng không hỏi một câu chứ đừng nói chuyện đưa đi khám. Ba lần mang thai là những ngày tháng tôi phải khóc nghẹn mỗi lần đến phòng khám. Nhìn những bà bầu khác được chồng cưng nựng, đỡ đần, tôi lại tủi thân, chỉ biết trốn vào một chỗ khóc.
Ngày đó, tôi đã nói "hết nước hết cái" với anh để vợ chồng hiểu nhau hơn, tôi cũng được sống thoải mái hơn. Nhưng đáp lại lời trách móc của vợ, anh chỉ trừng mắt nói: “Tôi đi làm kiếm tiền cả ngày vất vả, công tác liên miên để lo cho cái nhà này. Cô chỉ có việc ăn với đẻ, nhà lại có giúp việc mà đi khám thai cũng không xong à, cứ phải chồng đưa đi là sao? Lên taxi còn không phải trả tiền, không nhàn hơn à?”.
Những lời anh nói gieo vào đầu tôi nỗi ám ảnh đến mãi sau này tôi cũng không thể nào quên được. Bao năm nay, từ khi con còn bé xíu đến khi lớn, đi học, anh cũng không bao giờ chăm bẵm một ngày. Anh coi mọi việc trong nhà, chăm sóc con cái là của tôi.
Nhiều năm qua, tôi đã đóng góp cho nhà này biết bao nhiêu, đã hy sinh vì gia đình này thế nào, anh có vẻ không hiểu. Anh chỉ "găm" trong lòng chuyện tôi không sinh được con trai để thờ ơ, hờ hững, vác khuôn mặt của người có tiền về nhà.
Tôi từng nghĩ phải nhịn để sống vì con và cũng nhịn từ khi mang bầu đến giờ. Nhưng cuộc sống không có niềm vui như hiện tại khiến tôi cảm thấy ngột ngạt, muốn ly hôn.
Tôi đang làm thủ tục để từ bỏ cuộc hôn nhân này nhưng nhiều người lại khuyên nên suy nghĩ lại vì 3 đứa con. Ly hôn con cái chia cắt, một mình tôi cũng không thể gánh vác hết trách nhiệm.
Bao đêm tôi khóc vì thương con nhưng cũng thương chính bản thân mình. Không ly hôn, tôi phải sống sao đây? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Độc giả An Nhiên
Tim Cook nói với CNBC: “Chúng tôi đã đạt được mức kỷ lục về số lượng người dùng nâng cấp trong quý và lượng người dùng chuyển đổi cũng tăng mạnh”.
Nhìn chung, theo báo cáo của Apple, các sản phẩm đều có mức tăng trưởng, chỉ trừ iPad, Cook cho biết dòng sản phẩm này phải đối mặt với những hạn chế về nguồn cung và điều đó đã ảnh hưởng đến doanh thu:
(Theo Pháp luật và Bạn đọc: iMore)
Mới đây, Apple đã đưa ra thông báo nhiều mẫu iPhone cũ có thể gặp khó trong việc sửa chữa khi hãng này ngừng hỗ trợ mọi dịch vụ liên quan đến phần cứng.
" alt=""/>Tim Cook: nhiều người dùng Android chuyển sang mua iPhone