Mới đây, cuốn sách Tôi và nỗi buồn không muốn làm khổ nhau nữachính thức ra mắt độc giả, đánh dấu vai trò mới của nam nghệ sĩ.
Trò chuyện với VietNamNet, diễn viên sinh năm 1995 tiết lộ, những video podcast được đăng tải trên TikTok, vô tình “dẫn lối” anh đến với nghiệp viết lách.
“Duyên viết sách của tôi xuất phát từ những trăn trở, suy nghĩ được viết dưới dạng nhật ký; sau đó từ một trong những kỹ năng của người diễn viên là truyền tải bằng giọng nói, kết hợp sở thích quay phim ngắn, tôi đã xây dựng một kênh podcast trên nền tảng TikTok. Mới đầu, tôi nghĩ chỉ đăng để được giải tỏa nỗi lòng, cũng như ghi lại hành trình thay đổi của bản thân, một thời gian sau nhìn lại xem đã tiến được bao xa so với chính mình trước đó”, Hồng Phúc bày tỏ.
May mắn được đông đảo khán giả ủng hộ, hiện kênh của Hồng Phúc đã sở hữu gần 228.000 người theo dõi và hơn 2,9 triệu lượt thích. Đọc các bình luận hưởng ứng tích cực, nam diễn viên cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn và quen dần với việc làm nội dung trên mạng xã hội.
“Sau khi đăng tải lên Tik Tok, nhiều người đồng cảm với những dòng tâm sự của tôi. Từ đó, mình thấy không đơn độc và các bức thư dần dần không chỉ còn dành riêng cho cá nhân mà thông qua đó, tôi muốn chia sẻ tới khán giả một số góc nhìn riêng, quan điểm về cuộc sống, trải nghiệm tự thân mà mình nghĩ giúp ích được cho các bạn trẻ đang hoang mang trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Liên tục ra mắt nhiều video nên kỹ năng viết của tôi được cải thiện. Thật may mắn, đơn vị phát hành đã liên hệ và chúng tôi cùng biến những dòng note ấy thành hình tác phẩm hoàn chỉnh”, anh nói.
Tuy nhiên, Hồng Phúc thừa nhận bản thân là một “tay ngang” dẫn đến việc “chật vật” soát lỗi chính tả và chuyển thể ngôn ngữ nói thành văn viết. “Vốn là diễn viên, tôi chưa từng nghĩ đến một ngày sẽ viết sách. Đến công đoạn soạn bản thảo, tôi cần chuyển toàn bộ ngôn ngữ nói thành văn viết, xây dựng bố cục, căn chỉnh từng dấu chấm, dấu phẩy… Quá trình tổng hợp và biên tập kéo dài hơn 2 tháng, đầy khó khăn nhưng tôi thật vui và hạnh phúc khi giờ đây được cầm trên tay cuốn sách do chính mình viết”, Hồng Phúc bày tỏ.
Nỗi buồn - người bạn đồng hành của nghệ sĩ
Tôi và nỗi buồn không muốn làm khổ nhau nữa ghi lại tâm sự cuộc sống, hành trình trải nghiệm giàu cảm xúc của một người trẻ trước những chông gai, chướng ngại trên con đường hoàn thiện bản thân.
“Xuyên suốt những bức thư này là thông điệp mình muốn truyền tải: Trên con đường hoàn thiện bản thân, chúng ta không thể tránh việc vấp ngã và bị bủa vây bởi những khó khăn, nhưng chính hành động dám đối diện và vượt qua mới giúp ta trưởng thành rồi mở ra con đường để thấu hiểu chính mình và tìm ra hạnh phúc thật sự.
Tôi mong rằng sau khi đọc cuốn sách, những người trẻ có thể nhận thức được điều đó từ sớm, tránh hoang mang, mông lung giữa những ngã rẽ của cuộc đời khi bước chân ra khỏi sự bao bọc, vùng an toàn", tác giả 9x trải lòng.
Bằng lối quan sát và nắm bắt tinh tế, phản ánh cuộc sống khá nhanh nhạy, nhân sinh quan tích cực, một số bức thư trong cuốn sách được viết già dặn với tư duy sâu sắc. Tuy nhiên, không vì thế mà làm mất đi “chất trẻ” vốn có của người viết nhờ cập nhật ngôn từ gần gũi, bắt kịp xu hướng thời đại.
Qua những bức thư đầu tay, độc giả bắt gặp hình ảnh một cậu thanh niên đã lâu ngày vùi mình vào công việc, chạy đua với nhịp sống hối hả mà dường như đã bỏ lỡ nhiều điều.
Vào một sáng sớm sau đêm mất ngủ, cậu một lần nữa được nhìn lại những cảnh vật thân quen, yên bình mà đã rất lâu cậu không bắt gặp và mơ hồ dự cảm rằng điều gì đó sắp thay đổi cuộc đời...
Với Phiêu (bút danh của Hồng Phúc), nỗi buồn được ví như “một người bạn đồng hành”, vì trong những thời khắc cô đơn nhất, thứ cảm xúc này đã đồng hành cùng người diễn viên trẻ và góp phần hoàn thiện anh.
Đồng thời, đó cũng là động lực và nguồn cảm hứng cho tiêu đề cuốn sách. “Từ xưa đến nay, nỗi buồn cũng như những trạng thái cảm xúc khác: niềm vui, hạnh phúc... luôn tồn tại với chúng ta nhưng ít khi được tách ra khỏi bản thân để nhìn ngắm. Rất nhiều nghệ sĩ đã sử dụng nỗi buồn để thăng hoa thành tác phẩm, vì vậy tôi cũng muốn nỗi buồn ở đây không mang tính tiêu cực, chìm đắm mà thay vào đó nó như người bạn ở bên trò chuyện, đối thoại và dạy ta cách trở nên mạnh mẽ.
Nỗi buồn như những ngày mưa dầm ẩm ướt, ban đầu ta thấy khó chịu vì bất tiện nhưng ở khía cạnh nào đó nó vẫn mang trong mình vẻ đẹp, ta không ra khỏi nhà được để đi chơi nhưng lại có thời gian cho bản thân thả lỏng. Nếu như không có những ngày như vậy thì một buổi sáng đầy nắng đâu còn nhiều giá trị”, nam diễn viên nói.
Xuôi dòng thời gian, hội ngộ Hồng Phúc ở những bức thư cuối, độc giả nhận ra rằng người viết đã có sự chuyển mình, trưởng thành về mặt nhận thức để sẵn sàng đón nhận yêu thương.
Không còn sự “ngây ngô” thuở ghi những dòng nhật ký đầu tiên, dấn thân vào văn chương, tác giả đã dũng cảm chọn nỗi buồn làm người bạn đồng hành. Bởi nếu thiếu đi “người bạn đặc biệt” ấy, hành trình thay đổi đầy ý nghĩa của "Phiêu nói nhiều" sẽ giống như chưa từng được bắt đầu.
Thương anh, bà đến đút cơm, thay tã cho anh. Sau những lần tình nguyện chăm sóc, bà Thử biết rằng anh Hóa gặp tai nạn trong lần trèo lên cây để chặt cành. Lần ấy, nhánh cây anh đang trèo bất ngờ gãy đôi khiến anh rơi xuống đất dẫn đến dập tủy.
Sau cơn thập tử nhất sinh tại bệnh viện, anh tỉnh lại trong tình trạng liệt tứ chi. Trở về nhà với cái đầu tỉnh táo, minh mẫn nhưng không thể điều khiển tay chân, anh đau khổ, tuyệt vọng đến cùng cực.
Tại nhà, do chỉ nằm một chỗ, sau một thời gian ngắn, phần lưng, mông của anh hoại tử, lở loét, đau đớn vô cùng. Cùng lúc hứng chịu nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, anh quyết định chọn cái chết để kết thúc nỗi khổ đau không thể giải tỏa của mình.
Tuy vậy, ý định ấy của anh bị người hàng xóm phát hiện, ngăn cản. Sau đó, gia đình anh gom góp tiền, đưa anh vào bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp điều trị.
Dẫu vậy, vì nhiều nỗi khổ, chị gái của anh sau đó cũng không thể ở lại chăm nuôi đứa em trai bất hạnh. Ở lại bệnh viện một mình, không có tiền đóng viện phí, thuê người chăm sóc, anh Hóa định sẽ xuất viện về nhà rồi “ra sao thì ra”.
Đúng lúc ấy, anh gặp bà Thử và được bà tình nguyện chăm sóc không công. Bà Thử kể: “Lần đầu thấy Hóa ở bệnh viện, tôi thương lắm. Không chỉ gầy ốm, xanh xao mà cơ thể nó còn lở loét, bốc mùi khó chịu.
Khi biết hoàn cảnh của nó, tôi càng thương. Tôi đã khổ rồi mà nó còn khổ hơn. Thế nên khi biết nó không có người thân chăm sóc, tôi tình nguyện chăm nuôi”.
Chăm sóc bệnh nhân liệt tứ chi, bà Thử như nuôi đứa trẻ lên 3. Mỗi ngày, bà hỗ trợ, cùng y tá thay tã, rửa vết thương, vệ sinh thân thể cho anh Hóa. Sau đó, bà đút ăn rồi đưa anh đi phơi nắng…
Sau một năm điều trị, vết thương ở vùng da bị hoại tử của anh mới lành lặn, phục hồi. Tuy vậy, bà Thử vẫn phải đút ăn, tắm rửa, vệ sinh cho anh mỗi ngày.
Xem như con ruột
Tại bệnh viện, bà Thử tìm đủ cách hỗ trợ nam thanh niên không máu mủ ruột rà. Biết anh Hóa gặp khó khăn trong việc đóng tiền viện phí, bà xin cơm từ thiện cho anh ăn, bỏ tiền túi chăm lo mà không hẹn ngày được đền đáp.
Lúc ban đầu, bà Thử nghĩ mình sẽ chỉ chăm sóc anh Hóa trong thời gian 1-2 năm. Sau khi anh khỏe lại, bà sẽ về nhà. Do đó, bà chăm sóc anh tận tình mà không nghĩ đến việc "vừa tốn sức, lại mất thêm tiền".
Nào ngờ, điều bà mong chờ không xảy ra. Tứ chi anh Hóa không thể trở lại như bình thường. Mọi hoạt động dù là nhỏ nhất, anh đều phải trông chờ vào sự hỗ trợ của bà Thử.
Đáng buồn hơn, sau một thời gian chăm sóc anh Hóa, bà Thử biết tin cha mẹ anh đều đã qua đời. Các chị gái của anh đã lập gia đình nhưng hoàn cảnh khó khăn, không thể đỡ đần, nuôi em trai bệnh tật.
Trước hoàn cảnh ấy, bà nhận ra rằng, nếu không có mình, anh Hóa sẽ không biết phải nương tựa vào ai. Cuối cùng, bà quyết định sẽ tiếp tục chăm nuôi anh không công, giống như những ngày trước đó.
Để bớt chi phí nằm viện, bà đưa anh Hóa về nhà mình ở Trà Vinh để tiện bề chăm sóc. Rất may, việc làm của bà đều được các con ủng hộ. Thậm chí, 5 người con của bà dù hoàn cảnh cũng khó khăn vẫn tình nguyện chung tay, hỗ trợ chi phí cho mẹ nuôi anh Hóa.
Bà chia sẻ: “Tôi chăm nuôi Hóa 2 năm ở bệnh viện, hiểu hoàn cảnh của nó nên mến tay mến chân rồi thương cho số phận nó nên không bỏ được đã đành. Vậy nhưng các con tôi, khi thấy tôi đút cháo cho Hóa cũng xót xa, động viên tôi chăm Hóa.
Có đứa còn nói: “Mẹ ơi, mẹ đi chùa cũng để làm việc thiện. Nhưng chùa thì mẹ không đi vẫn có người khác đến thắp hương. Còn anh Hóa giờ không có ai nuôi, nếu không có mẹ giúp sẽ khó khăn gấp trăm lần. Vậy thôi mẹ nuôi anh ấy đi, chúng con ủng hộ, chung tay giúp mẹ”.
Được các con thấu hiểu, đồng hành, bà Thử như gỡ được nút thắt trong lòng. Bà đưa anh Hóa về nhà, cho anh nằm trên chiếc giường giữa căn nhà cấp 4 của mình. Hằng ngày, bà bón nước, bón cơm, vệ sinh cho anh như khi còn ở bệnh viện.
Ngoài chăm sóc sức khỏe, mỗi ngày, bà còn trò chuyện để anh khuây khỏa nỗi đau chất chứa trong lòng. Các con của bà Thử làm ăn, sinh sống xa mẹ nhưng mỗi khi có thời gian đều về thăm bà, góp cả sức lực lẫn tiền bạc giúp mẹ.
Sau hơn 6 năm chung tay chăm nuôi người dưng, 5 người con của bà Thử đều xem anh Hóa như anh em trong nhà. Mỗi khi nghe tin anh đau bệnh, cả 5 người lo lắng như chính con, em mình bị đau.
Ơn nghĩa và tấm lòng nhân hậu của bà Thử khiến anh Hóa như được tái sinh. Anh quên đi nỗi đau, sự bất hạnh của mình để vui sống. Anh chia sẻ mình thấy hạnh phúc vì dù gặp bất hạnh, nhưng cuộc đời đã cho anh gặp được người mẹ thứ hai.
Bà Thử tâm sự: “Nó vẫn nói với tôi rằng kiếp này, nó không được làm con ruột của tôi nên nếu có kiếp sau, nó sẽ làm tất cả để trở thành con của tôi. Được như thế, nó sẽ báo đáp những tháng năm tôi chăm sóc nó.
Mỗi lần nghe nó nói như thế, tôi hạnh phúc lắm. Tôi đã hứa với bản thân mình rằng sẽ cưu mang, chăm sóc nó như con ruột của mình cho đến khi tôi khuất bóng”.
Bỏ qua những ánh mắt hoài nghi của người đời họ đã không ngại ngần giúp đỡ, cưu mang những con người cô đơn, bất hạnh khác dù cuộc sống của chính họ cũng còn rất nhiều khó khăn.
" alt=""/>Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưngKim Soo Hyeon là shipper thuộc hãng sở hữu ứng dụng giao hàng Coupang. Hãng duy trì chính sách giao hàng 24 giờ cho mọi khách hàng, kể cả những khách hàng ở vùng xa xôi như hòn đảo Ulleung.
Do vậy, ưu tiên hàng đầu của anh Kim là tuân thủ chính sách đó, theo Korea Times.
Một ngày làm việc của anh bắt đầu từ sáng sớm, khi chuyến phà hàng ngày từ đất liền ra đảo bắt đầu. Sau khi xe chở hàng đến, anh tiến hành phân loại hàng và chất chúng lên xe tải để đưa đến tay khách hàng.
Việc giao hàng không dễ dàng do địa hình trên đảo. "Hầu như không có khu đất nào bằng phẳng ở trên đảo. Phần lớn nhà dân đều ở nơi xe tải không thể tiếp cận. Nhiều khi, tôi phải tự vác một chiếc tủ lạnh lên tận nhà khách".
Tìm chỗ đỗ xe cũng là một thách thức lớn. Có khi, anh phải dừng xe giữa đường dù biết có xe phía sau. "Không còn lựa chọn nào khác. Tôi không thể đỗ quá xa điểm trả hàng, nhưng ở gần cũng chẳng có chỗ nào để đỗ", anh nói.
Vấn đề đỗ xe khi giao hàng càng trở nên khó khăn hơn khi lượng khách du lịch đến đảo tăng lên. "Tôi nghe nói có gần 400.000 du khách đến đây mỗi năm, nhiều người trong số họ còn mang theo cả xe riêng", anh nói.
Không chỉ vậy, giờ làm việc của anh cũng thay đổi theo ngày. Hôm nào may mắn, anh hoàn thành công việc vào lúc 14h. Nhưng nếu có nhiều đơn hàng hoặc xe tải đến muộn, anh có thể phải làm việc đến gần nửa đêm.
"Nếu thời tiết xấu hoặc phà gặp sự cố, ngày hôm đó sẽ không có chuyến giao hàng nào. Tôi sẽ được nghỉ 1 ngày. Nhưng sau đó, việc dồn lại còn nhiều hơn", anh kể.
Đảo Ulleung cách bờ biển phía đông của Hàn Quốc khoảng 120km. Cách duy nhất để đến đảo là đi qua phà.
Do vị trí địa lý xa xôi, mọi thứ trên đảo từ nhiên liệu đến đồ gia dụng đều đắt hơn so với trên đất liền. Người dân ở đây phụ thuộc rất nhiều vào việc đặt đồ và giao hàng.
Kim sinh ra, lớn lên trên đảo nên anh hiểu, cảm thông nhiều với cuộc sống và người dân ở nơi đây. Đó cũng là lợi thế của anh khi làm công việc này. Anh quen thuộc với địa hình và quen biết với nhiều cư dân.
Anh cho biết dù có nhiều vất vả, nhưng anh vẫn hài lòng với công việc của mình. "Khối lượng công việc rất nhiều và nặng nhọc nhưng tôi vui với hiện tại. Tôi có thể kiếm được khoảng 7 triệu won/tháng (hơn 123 triệu đồng)", anh nói.
Sau khi video chia sẻ, anh được nhiều người biết đến, ca ngợi và cổ vũ.
"Tôi từng giao hàng đến nhiều nơi khác nhau và thậm chí nhận được giải thưởng trong công việc. Nhưng tôi không đủ can đảm để thử giao hàng ở đảo Ulleung"; "Điều kiện lao động khắc nghiệt, chỉ nhìn thôi cũng khiến bạn nghẹt thở",...